4 Giai Đoạn Cuộc Sống Ai Cũng Cần Biết
Các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, những giai đoạn này được đồng bộ với các chu kỳ mặt trời, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 12 năm và 1 quý. Theo mỗi chu kỳ mặt trời thì chu kỳ sống của bạn cũng nên thay đổi. Nếu bạn đưa nhận thức này vào con cái của mình, thì chúng sẽ ứng phó với việc này một cách khôn ngoan hơn rất nhiều.
Người hỏi: Namaskaram Sadhguru, tôi có con nhỏ tròn một tuổi. Nhưng trong vòng 20 năm dưới ghế trường học, chưa điều gì dạy tôi trở thành một người mẹ. Liệu kỹ năng làm cha mẹ có đến một cách tự nhiên không?
Sadhguru : Bạn biết nó không đến một cách tự nhiên, Đó không phải là một lựa chọn (cười).
Cho đến.. chỉ một thế hệ trước, rất nhiều điều đã được dạy cho bạn, về hôn nhân, về con cái, mọi thứ.. Giờ thì, hệ thống giáo dục của chúng ta lại chỉ ở đây để phục vụ cho nền công nghiệp và kinh doanh, chứ không phải để phục vụ con người.
Hệ giáo dục của chúng ta không phải là để sản sinh ra những con người vĩ đại. Nó chỉ là về việc sản xuất ra các nhà quản lý, giám sát viên, bác sĩ, kỹ sư. Bạn chỉ là một chiếc răng cưa trong cái cỗ máy kinh tế đang hoạt động.
Vì vậy.. thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục này trong một sớm một chiều là điều không thể. Nhưng bạn có thể thay đổi nó cho chính bạn và con cái của bạn, nếu bạn sẵn lòng.
Có một pháp được gọi là Pháp Vanashrama (Vanashrama Drahma), thứ là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống mà một con người cần phải được chuẩn bị.
Từ 0 đến 12 tuổi được gọi là Balavastha. Vào thời gian này, một đứa trẻ không nên làm gì cả, bé chỉ phải được ăn, chơi, ngủ. Không có ACB, 123, không có gì cả. Bởi vì trước khi bộ não phát triển đến một kích thước nhất định, thì việc cung cấp cho nó thông tin hoặc bất kỳ loại mục đích nào cho nó.. sẽ phá hủy khả năng nó phát triển đến kích thước tối đa.
Ở Ấn Độ, có thể là ở khắp mọi nơi, người nông dân trồng xoài có một quy trình nhất định. Nếu bạn trồng cây xoài giống, thì thực tế là vào năm thứ hai, những cây xoài sẽ bắt đầu ra hoa. Bạn có để ý điều này không? Năm thứ 2 hoặc thứ 3, chắc chắn là đầy hoa. Vì vậy, người nông dân trồng xoài có tâm, sẽ đi và nhổ hết mọi bông hoa vào tháng Giêng, tháng Hai để chúng không trổ quả. Nhưng nếu bạn thuộc người “tính toán chi li”, bạn sẽ đếm những bông hoa và nói: “Được rồi, đây, tôi thấy 150 quả xoài, 150 trái xoài với giá 10 rupee. 1500 cho một cây, tôi có 10.000 cây”. Bạn sẽ cho phép chúng kết trái. Dù có thể chúng không kết trái tốt lắm, nhưng vẫn có thể kết trái. Nhưng nếu bạn làm điều này, thì cây đó sẽ không bao giờ phát triển hết cỡ. Nó sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng của nó.
Vì vậy, ngay cả với thực vật, chúng ta cũng biết được điều đó, tại sao chúng ta lại không biết đối với trẻ em? Chúng ta biết điều này, nhưng chúng ta lại muốn con mình tốt hơn trẻ con nhà hàng xóm một chút. Đó là căn bệnh nghiêm trọng mà chúng ta mắc phải.
Vâng, vấn đề của chúng ta là, những đứa trẻ hàng xóm của chúng ta đã nói, câu nói của đứa trẻ 3 tuổi “Con muốn trở thành bác sĩ.” Nếu bạn vui với câu đó, điều đó có nghĩa là bạn muốn cả thế giới bị bệnh. (cười). “Ồ, đứa trẻ nhà hàng xóm của tôi, nó muốn trở thành bác sĩ.”, và bạn hỏi con: “Này, con muốn trở thành cái gì?” – “Con không biết”. Bạn hối, “Chà, này, ít nhất nói điều gì đó đi chớ.” (cười – vỗ tay)
Đây không phải là căn bệnh của hệ thống giáo dục, đây là căn bệnh của xã hội, hệ thống giáo dục chỉ đang cố gắng đáp ứng điều đó.
Một lần nọ, tôi đang thực hiện chương trình ở Chennai, và có điều gì đó xảy tới; chúng tôi đề nghị mọi người chia sẻ những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Một người đàn ông, với khuôn mặt thật nghiêm trang, thật buồn, nói rằng: “Con gái của tôi, nó không làm bài tập về nhà. Tôi thực sự lo lắng cho tương lai của nó. Điều gì sẽ xảy ra với nó? Làm thế nào để tôi.. “ Anh ấy đã tâm sự rất nhiều điều. Tôi nghĩ có lẽ, đứa con gái chắc đang học đại học của anh ta đang có rắc rối gì đó. Rồi tôi chỉ hỏi: “Cô bé bao nhiêu tuổi?”. Anh ấy nói “4 tuổi rưỡi”. Thế là tôi “Đồ ngốc!” (Sadhguru cười) Trước hết, cô bé thậm chí không nên đi học. Và bây giờ anh lại đang lo lắng rằng nó không làm bài tập về nhà, và anh lo lắng về tương lai của nó: việc nó sẽ tìm được công việc gì, ai sẽ cưới nó..!!!
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi xu hướng này trong xã hội. Ít nhất là trong cuộc sống của bạn, rằng con của bạn không phải là những sản phẩm. “Khi nào thì chúng mới tạo ra một thứ gì đó?” Không. Trước hết, bạn phải hiểu rằng: Con cái của bạn chỉ đến thông qua bạn, chúng không đến từ bạn. Chúng không phải là của bạn. Chúng đang thông qua bạn. Bạn phải, bạn biết đấy.. trân trọng đặc quyền rằng, chúng đã đến thông qua bạn, thế thôi.
Đừng tin rằng chúng đến từ bạn. Bạn không có quyền sở hữu đối với chúng. Công việc của bạn là bảo vệ chúng, nuôi dưỡng chúng, cho đến khi chúng đạt đến một vị trí nhất định, cho đến khi chúng biết cách tự làm điều đó, vậy thôi. Công việc của bạn không phải để xem xem bạn có thể vắt kiệt ra bao nhiêu từ chúng, liệu chúng có thể tiếp tục công việc của bạn vào ngày mai hay không, liệu chúng có làm được những gì mà bạn không có khả năng làm được hay không. Không, nó không phải là như vậy.
Vì vậy, Pháp Vanashrama này là như thế này: lúc 12 tuổi, Balavastha của bạn kết thúc. Giờ thì, Brahmacharya của bạn bắt đầu, từ 12 đến 24 tuổi, 12 năm kỷ luật và học tập. Brahma có nghĩa là thực tế tối thượng, charya có nghĩa là con đường. Bạn đang trên con đường của điều tối thượng. Điều đó có nghĩa là bạn không đi trên con đường của sự phân chia, của sự “tôi đối đầu với anh”. Bạn đang trên con đường của sự bao dung hợp nhất tuyệt đối.
Nếu không xem tất cả mọi thứ như chính mình, thì bạn không nên được trao quyền bằng giáo dục. Bạn cần phải tiếp tục mù chữ, tốt nhất là như thế. Bởi vì giáo dục đã được coi như một sự trao quyền. Nếu bạn được trao quyền theo một cách đầy phân chia, đó chính là những gì chúng ta đã làm với thế giới hiện tại. Mọi kiến thức khoa học và công nghệ xuất hiện, điều đầu tiên là sử dụng cho quân sự. Tại sao? “Quốc gia của tôi đối đầu với quốc gia của bạn, bố của tôi tốt hơn của bạn, (cười) Thượng Đế của tôi tốt hơn của bạn…”
Bởi vì một khi có sự chia rẻ này và bạn lại được trao quyền , thì tất cả những gì sẽ xảy ra là, sự xấu xí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Vì vậy, trước giáo dục, điều đầu tiên là Brahmacharya. Thế nên, trong vòng 12 năm, 12 năm và 1 quý, thứ đã được đồng bộ với các chu kỳ mặt trời, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 12 năm và 1 quý. Vì vậy, theo mỗi chu kỳ mặt trời, thì chu kỳ sống của bạn cũng nên thay đổi.
12 năm và 1 quý đầu tiên, là Balavastha. Một khi bạn qua chu kỳ đầu tiên đó, chu kỳ thứ hai là dành cho học tập và kỷ luật. Rồi khi bạn qua chu kỳ đó, ở tuổi 24, bạn quyết định, liệu bạn muốn đi vào cuộc sống gia đình, hay là bạn muốn phát triển trên con đường tâm linh. Theo lựa chọn của riêng mình chứ không phải bởi sự thúc ép của xã hội. Mỗi cá nhân tùy theo đặc điểm riêng của bản thân.
Giờ thì nếu bạn được tạo ra theo một cách mà.. những thứ đối lập còn đang lôi cuốn bạn, thì bạn sẽ xử lý điều đó theo một cách có tổ chức. Bạn kết hôn, và những đứa con, điều này, điều kia.. sẽ xảy ra. Trong 24 năm kế tiếp, bạn ở trong giai đoạn Grihasthashrama. Nếu không thì, ở tuổi 24, bạn chọn để trở thành một Sanyasi (tu sĩ). Điều đó được xác định. Đã có lúc khoảng 30% dân số Ấn Độ chọn trở thành Sanyasi, 70% chọn trở thành Grihasthas, tự bản thân điều này đã là một cách kiểm soát dân số tốt rồi.
Vì vậy, ở tuổi 48, bạn gỡ bỏ Grihasthashrama. Nó đã qua rồi, phải không? Bạn có thể gỡ bỏ nó không? Nếu bạn gỡ bỏ nó, sẽ là trong tình trạng ly hôn, và ngay lập tức bạn lại bám vào một người khác, một cái khác.. Chỉ chuyển nhà, nhưng không từ bỏ cấu trúc đó.
Thế nên ở tuổi 48, bạn tiến vào Sanyas trong 12 năm, để gỡ bỏ cấu trúc gia đình. Bởi vì nếu bạn kết hôn ở năm 24 tuổi, vào thời điểm bạn 48 tuổi, con cái bạn đã trên 20 tuổi. Chúng có thể không nói điều đó một cách dông dài, nhưng chúng muốn bạn đi. Hoặc là chúng muốn đi ra ngoài, hoặc là bạn phải đi.
Ngày nay, bạn chọn rằng chúng phải đi ra ngoài, theo cách của người Mỹ. Nhưng ở Ấn Độ, các bậc cha mẹ đã chọn ra đi. Khi con cái bước qua tuổi 20-21, cha mẹ chuyển ra ngoài. Đó là một việc làm hợp lý.
Vậy thì, vợ chồng đã chung sống 24 năm, họ tự nguyện tách rời nhau. Tách ra một cách tỉnh thức, chứ không vì họ cãi nhau. Và có các tổ chức, nơi họ có thể theo đuổi quá trình tâm linh của mình.
Trong 12 năm tiếp theo, ở tuổi 60, giờ thì sau 12 năm sadhana (tu tập tâm linh), sau khi thấy được trải nghiệm của sự sống, giờ họ một lần nữa trở lại. Lần đầu tiên họ kết hôn là vì khao khát thể chất và tình cảm. Lần này, họ một lần nữa kết hôn vì một lí do hoàn toàn khác.
Ngày nay, ở tuổi 60, có một cuộc hôn nhân, một điều mà vẫn còn rất nhiều người đang giữ. Bạn biết đấy, họ đang sống cùng nhau và kết hôn lại. Chỉ khi bạn đi xa trong 12 năm, và một lần nữa quay lại, một cách tỉnh thức.. Lần đầu tiên khi kết hôn, bạn không tỉnh thức, những thôi thúc khó cưỡng nào đó đã khiến bạn kết hôn. Giờ thì, bạn đưa mình vào đó một cách tỉnh thức. Họ đến với nhau, rồi sau khi họ đi vào Vanaprastha. Không phải để sống cùng con cái hay cháu chắt của mình, mà chỉ gặp chúng, ban phước cho chúng, rồi đi vào rừng để sống.
Đây là sự sắp đặt của cuộc sống, đó là một cách rất khôn ngoan để làm mọi việc. Uhm, bạn không thể làm y hệt như vậy trong thời đại này, nhưng bạn phải tỉnh thức. Ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, những điều trọng yếu khác nhau phải được đặt ở tầm quan trọng. Khi bạn 60 tuổi, nếu những điều trọng yếu đối với bạn từ tuổi 18 vẫn còn quan trọng, thì điều đó có nghĩa là, bạn thực sự không đi đến đâu trong cuộc sống của mình, phải vậy không?
Mọi thứ phải thay đổi, và bạn phải làm cho con bạn nhận thức được rằng, sự sống là như thế. Nếu bạn chỉ cần đưa nhận thức này vào con cái của mình, rằng hiện giờ những gì chúng trải qua chỉ là một giai đoạn, nó không phải là tất cả. Chúng sẽ thực hiện một cách đúng đắn.
Nhưng, bởi vì tại thời điểm đó, khi mà trí thông minh của chúng bị chi phối bởi hooc-môn của chúng, chúng nghĩ rằng đó là tất cả. Nếu bạn chỉ cần nói với chúng rằng: “Không sao đâu. Cha mẹ cũng đã từng trải qua điều này. Con cũng đang trải qua điều này. Không sao cả, nó là một giai đoạn. Đây là những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.” Còn rất trẻ, nếu chúng ý thức được về điều này, thì chúng sẽ ứng phó với nó một cách khôn ngoan hơn rất nhiều, so với cái cách mà chúng đang thực hiện ngày nay. Mọi người cũng sẽ không bị thôi thúc ép buộc nhiều như họ đang bị.
Bạn đọc comment:
Phan Quang Cảnh
Video rất ý nghĩa. Và có một điều trùng hợp tình cờ là Đức Phật cũng từng diễn giải Tứ Diệu Đế, cũng là bốn điều. Mình xin chia sẻ theo sự biết của mình:
1/ Khổ: sự không thoải mái
2/ Tập: tìm ra nguyên nhân của sự không thoải mái đó
3/ Diệt: nhẹ nhàng buông thả những ý niệm, cảm xúc không thoải mái đó.
4/ Đạo: trở về với nguồn cội, gốc rễ, nơi mình đang là, tuyệt an nhiên và thoải mái ngay hiện tại mỗi ngày.
Chúc ad và tất cả mọi người buổi tối vui??
Binh Tran
Thầy nói rằng ở Mỹ và Ấn độ, cha mẹ và con cái khi trưởng thành sẽ tách rời nhau. Như vậy có thể tránh được xung đột thế hệ. Tuy nhiên nền văn hoá nước mình từ lâu luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu, ng ta luôn quan niệm con cái cần ở cạnh cha mẹ để chăm sóc, báo hiếu. Vậy mình nên học các nước khác. Hay tìm cách nào đó du nhập mà k đánh mất bản sắc văn hoá đây ?
Clean Is Cool
Theo mình thì con cái nên tách bố mẹ khi đủ trưởng thành, để có cuộc sống tự lập và trải nghiệm của riêng.
VEXEREVN
hiếu j bạn. hiếu thì ở đâu mà ko quan tâm, chăm sóc đc. nên thay đổi quan điểm đi thôi. có đâu đến giờ vẫn còn mấy thằng ngu 20-30 tuổi rồi còn chở mẹ đi chợ, đi bơi. nên tự chăm sóc mình, để cho con cái tự lo cho cuộc đời nó, như vậy tốt. hiếu nghĩa chỉ cần tấm lòng, mà mình tin rằng con cái đứa nào cũng có.
Long Tiêu Thanh
Biết ơn rất Thầy và team rất nhiều!