7 sự khác biệt giữa Tâm linh và Tôn giáo
- Tác giả : Dejan Davchevski
- Tựa đề tiếng Anh : 7 Differences Between Spirituality And Religion.
- Bản dịch của Tri thức hoàng kim
Tôi từng là một người tôn giáo nhưng hiện tại tôi là một người tâm linh.
Ai cũng biết về các tôn giáo nhưng tâm linh là gì thì ít người biết, sau đây là những khác biệt nền tảng giữa tôn giáo và tâm linh:
Rất nhiều người lầm tưởng rằng Tâm linh nằm trong Tôn giáo và các hiện tượng huyền bí chưa giải thích được là những biểu hiện siêu nhiên. Thậm chí, một số khác còn cho rằng Tâm linh như là một trường phái, do bởi một phần vì họ thiếu kiến thức, phần khác họ đang bị thao túng bởi nỗi sợ hãi đã mang sẵn trong người.
Nếu chúng ta chịu khó lùi về quá khứ để thử nghiên cứu và tìm hiểu về Tâm linh, chúng ta sẽ cùng có một nhận thức chung rằng thật ra Tâm linh chẳng có gì là huyền bí hay cao siêu và Tâm linh cũng chẳng có liên hệ gì đến các trường phái hay giáo phái nào cả.
7 sự khác biệt sau đây giữa Tôn giáo và Tâm linh sẽ giúp bạn hiểu những gì thực sự là Tâm linh.
1. Tôn giáo làm cho bạn bị gò bó – Tâm linh cho bạn sự tự do.
Tôn giáo dạy bạn theo một hệ tư tưởng và phải vâng phục theo những giới luật nhất định, nếu không, bạn sẽ bị trừng phạt hoặc bằng cách này hoặc cách khác. Tâm linh cho phép bạn đi theo sự hướng dẫn của trái tim mình với những gì bạn cảm thấy rằng điều đó được cho là đúng. Tâm linh giải phóng bạn khỏi sự ràng buộc với những giới luật chưa thực sự thuyết phục được bạn, cũng như bạn không phải tuân theo bất cứ ai, bởi vì tất cả chúng ta là một.
Đó là nền tảng để cho bạn chọn lựa những gì bạn cho rằng thật sự thiêng liêng và đáng tôn kính.
2. Tôn Giáo dạy cho bạn thấy được sự sợ hãi
– Tâm linh cho bạn biết làm thế nào để trở nên con người can đảm.
Tôn giáo cho bạn biết những gì để bạn sợ và cho bạn biết hậu quả việc mình làm.
Tâm linh làm cho bạn nhận thức được hậu quả, nhưng không muốn bạn tập trung vào sự sợ hãi. Cho dù có lo sợ đi nữa nhưng làm thế nào để đối phó và vượt qua, dù hậu quả có thể đến như một tất yếu.
Tâm linh cho bạn biết cách hành động xuất phát từ lòng yêu thương, chứ không phải hành động vì sự sợ hãi.
3. Tôn giáo nói cho bạn biết về Chân lý – Tâm linh cho phép bạn khám phá Chân lý.
Tôn giáo cho bạn biết những gì để tin và những gì là lẽ phải.
Tâm linh cho phép bạn phát hiện ra tất cả những điều đó bằng chính mình và hiểu nó theo cách độc đáo của riêng bạn.
Tâm linh cho phép bạn kết nối với cái tôi cao nhất của mình và hướng dẫn tâm trí của bạn rằng chân lý như một đại thể, đều giống như nhau trong mỗi con người của chúng ta.
Tâm linh cho phép bạn tin vào chân lý của riêng của bạn thông qua nhận thức của chính trái tim mình.
4. Tôn giáo phân biệt với các tôn giáo khác – Tâm linh kết hợp các tôn giáo lại với nhau.
Thế giới của chúng ta có rất nhiều tôn giáo và tất cả đều rao giảng rằng lịch sử tôn giáo của họ là những câu chuyện thật. Tâm linh nhìn thấy sự thật này trong tất cả các tôn giáo và kết hợp lại với nhau bởi vì sự thật đều là như nhau cho tất cả, chứ không dựa trên sự khác biệt về chi tiết của những câu chuyện mà tôn giáo nói đến.
5. Tôn giáo làm cho bạn bị lệ thuộc – Tâm linh giúp bạn độc lập.
Nếu bạn tham dự vào các hoạt động tôn giáo và sau đó bạn cảm thấy mình như là một người có đạo và mình là người xứng đáng hưởng hạnh phúc. Tâm linh cho bạn thấy rằng, bạn không cần hoặc phải phụ thuộc vào bất cứ điều gì để đạt được hạnh phúc. Hạnh phúc luôn được tìm thấy ở chiều sâu bên trong bạn và chính chúng ta mới là người chịu trách nhiệm về nó. Sự thiêng liêng này được tìm thấy ở ngay bên trong mỗi con người của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn luôn xứng đáng được hưởng hạnh phúc này.
6. Tôn giáo sử dụng hình phạt – Tâm linh sử dụng Nghiệp quả.
Tôn giáo nói rằng nếu chúng ta không tuân theo những quy tắc nhất định thì sẽ có hình phạt thích đáng đang chờ chúng ta dựa vào niềm tin của chúng ta.
Tâm linh cho phép chúng ta hiểu rằng mọi hành động đều có hậu quả của nó và hình phạt là do phản ứng đến từ các hành động của chúng ta đã thiết lập trước đó, dựa theo những quy luật cơ bản của Vũ trụ.
7. Tôn giáo đưa bạn đi theo một hành trình – Tâm linh cho phép bạn tạo riêng hành trình của mình.
Nền tảng của một tôn giáo là lịch sử những câu chuyện kể về một Đức Chúa Trời hay hay Đấng Giác ngộ nào đó gắn liền hành trình của các Ngài đi đến Giác ngộ. Chân lý là do họ đã phát hiện ra và bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đi của các Ngài.
Tâm linh cho phép bạn đi theo hành trình của riêng bạn để đạt được Giác ngộ và khám phá chân lý theo cách riêng của bạn, theo sau những gì trái tim bạn mách bảo là đúng, vấn đề là làm thế nào để bạn có được cảm nhận này.
Mỗi tôn giáo đều phát xuất từ tâm linh vì nhờ qua cuộc hành trình về tâm linh mà các vị ấy mới Giác ngộ. Chi tiết về các câu chuyện của các Đấng ấy không quan trọng bằng thông điệp về sự thật mà các Đấng ấy đã gửi đi.
Trong mỗi trái tim của chúng ta đều có sẵn một mật mã thiêng liêng, có khả năng phát đi những tín hiệu đồng điệu, qua đó mỗi chúng ta có thể khám phá sự thật. Đó là lý do tại sao tất cả các tôn giáo đều phải có một cái gì đó mà chúng ta tìm đến vì tin đó là là sự thật, là chân lý.
Tác giả : Dejan Davchevski
Tựa đề tiếng Anh : 7 Differences Between Spirituality And Religion. – Truth-code.com
Bản dịch của Tri thức hoàng kim 2016
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày –
Người đăng: Tu học mỗi ngày vào Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020
Malana Kulani 1 câu chuyện hồi cô Triều còn nhỏ nè mọi người. Anh Hiệp hay nói Gấu giống y chang cô Triều về quan điểm tâm linh. Hihi. Gấu thấy Gấu giống cô ở cái khoản mê ăn uống nữa.
Lương Ngọc Malana Kulani em thấy đúng quá.
Cây Nhà Lá Vườn Trong mỗi trái tim của chúng ta đều có sẵn một mật mã thiêng liêng có khả năng phát đi những tín hiệu đồng điệu, qua đó mỗi chúng ta có thể khám phá sự thật. Thank you – i live you !
Kim Tuyền Em là người có đạo, dạo gần đây em cũng áp dụng yêu thương, vì có yêu thương mới làm nên vẻ đẹp thuần khiết từ bên trong. Em cảm ơn bài viết chị chia sẻ rất hay thank!
Tây Hùng 7 sự khác biệt hoàn toàn sai, vì họ không có khả năng tu luyện mà tự phân tích và dẫn chứng. Xin thưa mọi tôn giáo đều có thế giới vô hình hậu thuẫn. Con người là trung tâm liên kết và nhận nhiệm vụ trực tiếp từ thế giới vô hình. Tâm linh là nguồn gốc của trí tuệ
Bình Yên Tâm linh và tôn giáo có khác nhau. Nhg kg nên so sánh tâm linh và tôn giáo.
Thanh Hà Bùi Mình đọc mà chẳng thể hiểu nổi bài viết này. Đó là cảm nhận của 1 người mà có thể so sánh một cách khập khiễng về tôn giáo và tâm linh. Tôn giáo chính là tâm linh mà? tại sao lại tách biệt nhỉ?
Malana Kulani Thanh Hà Bùi chị nên thanh tẩy trước khi cmt nhé. Đừng tung rác vào mọi người. Bản chất làm sạch bên trong tạo nên thế giới bên ngoài bình an chị còn chưa nắm được. Khi chị chưa kết nối bên trong thì chị vẫn bám víu ra bên ngoài là đúng rồi. Thank you. I love you.
Thanh Hà Bùi Malana Kulani ok. I’ m sorry, Thank you!
Pham Quoc Manh Thanh Hà Bùi bạn chưa hiểu thì đừng nên phê phán!
Thanh Hà Bùi Pham Quoc Manh Mình không phê phán mà mình thấy ko đúng.
Pham Quoc Manh Thanh Hà Bùi đó là quan điểm của riêng bạn
Thanh Hà Bùi Pham Quoc Manh Tất cả những người tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều thấy giáo lý của Người vô cùng vi diệu và luôn hướng con người đến những điều tốt đẹp nhất. Phật ko bao giờ trừng phạt ai cả mà đó là luật nhân quả. Và nếu mình ko tin luật nhân quả thì cũng hiểu rằng chỉ có những người sống đạo đức mới tin vào nhân quả. có phúc, tội tiềm ẩn. Nếu như mình cứ tạo nghiệp xong mình lại quay vào bên trong để dọn dẹp, thanh tẩy để đc bình an và hp thì xã hội này vẫn loạn. Nếu mình đi một mình thì mình vẫn chẳng biết mình đi đâu về đâu. Mình vẫn cần một người Thầy chỉ đường đi cho mình.
Hoa Ưu Đàm Thanh Hà Bùi em cũng cảm thấy Đạo Phật k có sự gò bó gì cả, đạo Phật là sự tự do ở mỗi người. Thậm chí đức Phật từng nói những gì người nói chưa chắc đã đúng, mỗi người cần ngẫm lại và chứng thực nó
Ngô Thuý Thanh Hà Bùi mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tâm linh ở bên trong mỗi chúng ta. Đọc bài viết hiểu linh hoạt sự cần biết c ạ. Tôn giáo là do con người và nhiều người lập nên nó ở bên ngoài mình ko phải mình, nhưng tôn giáo cũng mang lại những lợi lạc nhất định cho người đủ Phước Duyên. Giữ giới – Thiền Định – Trí Huệ. “Không tức thị sắc, sắc tức thị không; không sinh không diệt” theo đó mà ta linh hoạt ứng dụng c ạ. An lạc bên trong. Love you!
Thanh Hà Bùi Ngô Thuý cta nên hiểu Phật pháp sâu hơn nữa. Đặc biệt thời Pp cách chúng ta cả 2630 năm rồi. Nó đã bị biến tướng khiến mọi người hiểu sai về PP. cho nên mình chưa hiểu hết về PP thì mọi so sánh đều là khập khiễng. PP hay các đạo khác đều là để phát triển tâm linh. Con đường mỗi con người chọn. Nhưng đừng đem ra so sánh.
Ngô Thuý Thanh Hà Bùi thời mạt pháp mà c. E đồng ý quan điểm ko nên đem ra so sánh. Bài viết này tác giả cũng ko nhắc riêng tôn giáo nào, chỉ nhằm nhắc nhở mọi ng tỉnh thức hơn mà thôi.
Nguyễn Phượng Thanh Hà Bùi đến 1 lúc nào đó. Chị sẽ hiểu và dễ cảm nhận chị ạ