NẾU CHỈ MÃI LO LÀM MÀ KHÔNG LO TU
Khi sinh ra và sống trên đời thì ai cũng phải đi làm để kiếm ăn, cái mặc.
Nếu quý vị để ý kĩ một chút sẽ thấy, con người chỉ vì cái ăn cái mặc mà phải bận rộn, cặm cụi từ sáng tới tối.
Mở mắt ra lăn xuống giường thì phải lo đi làm, làm quên luôn thời gian, tối về thì mặt trời đã lặn, ngày nào cũng như ngày đó.
Nên nếu có trí tuệ một chút, chúng ta sẽ thấy sống như thế chẳng khác nào biến mình trở thành một một cái máy, thật là vô vị, lãng phí kiếp sống.
Kiếp này tôi có duyên may, được biết pháp Phật để tu, chứ không thì tôi cũng phải đi theo cái vòng lẩn quẩn như bao người khác.
Nên nay tôi lấy tu đạo làm mục tiêu cuộc sống, hướng đến mục tiêu đạt đạo, đi theo con đường của Phật và các Tổ Sư đã đi qua, chứ không đi con đường nào khác.
Phải xác quyết rõ ràng trong tâm như thế, để chúng là nhân, đủ mạnh giúp chúng ta tiến về phía con đường đạo.
Dù cuộc sống hiện tại quý vị còn làm ăn, nhưng không được bỏ quên thời khóa công phu tu tập cố định mỗi ngày, cũng như không được lơ là buông lung phóng dật khi đang làm việc, lúc đối duyên tiếp cảnh.
Phải xử lý mọi thứ hợp với đạo, tức không để tham sân si kiêu mạn ích kỷ và tâm xấu xa….bộc phát mà không kiểm soát.
Có như thế thì dần dần chúng ta mới thoát ra được cái lưới trùm phủ của công việc lôi kéo.
Mà được tự tại trên con đường tu tập, sinh hoạt, nghĩa là cuộc sống chúng ta sau đó sẽ được tự do, không bị công việc níu kéo kìm hãm, giam giữ.
Lúc này nếu chúng ta có đi làm đi nữa cũng chỉ vì trách nhiệm cộng đồng
chứ không phải vì miếng ăn,
và nếu cần thiết chúng ta dễ dàng thu xếp nghỉ ngơi,
hay dành thời giờ cho các việc Phật sự, thiện sự,
hay công phu tu hành….
Tất cả đều được chúng ta làm chủ, chứ không bị bị động.
Chính vì thế, khi tôi thấy quý Phật tử nào mà ham làm quá, lơ là trong việc tu học, viện các lý do này nọ.
Thì coi như con đường tu học có nguy cơ bị khép lại. Vì sao ?
Thì vì quý vị đâu có dành thời gian cho tu học đâu mà.
Muốn làm thì làm cả đời, làm vô lượng kiếp,
công việc nó cũng giống như những ngọn sóng ngoài đại dương kia,
chúng cứ mãi tiếp nối nhau, mà không có hồi kết.
Do đó chính chúng ta phải chủ động kết thúc nó đi, mà làm khôn khéo,
đó chính là lái dần nó tiến qua việc tu học.
Một số Phật tử tôi đã quen biết nhiều năm nay, khi có các công việc Phật sự, tôi giao việc để giúp họ dành thời gian tu học, nhưng họ cứ nói là bận công việc, rồi trốn tránh trách nhiệm làm Phật sự…
Như thế là quý vị đã bị mất điểm theo sự quan sát của các Vị Hộ Pháp và của Chư Phật Bồ Tát rồi.
Và cuộc đời của những con người ấy sẽ chìm mãi trong tăm tối đau khổ, giống như con bọ bị kẹt trong hố nước sâu, mà không có đường để thoát ra, mãi mãi trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử như những chúng sinh phàm phu không biết đạo.
Nên quý vị phải ghi nhớ :
” Đừng bao giờ tham làm quá mà bỏ tu “
Có vị nào ham làm quá mà quên ăn, không tắm hay không?
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tham khảo tại: Tu học mỗi ngày trên Ô-Hay.Vn
- Trung đạo – Cân bằng giữa tu tập và cuộc sống đời thường
- Thế nào là con đường Trung đạo của nhà Phật?
- Áp dụng lý trung đạo trong công việc