AI CÓ THỂ NGỒI THIỀN ĐƯỢC?
Có thể nói tinh hoa của Phật Giáo, nằm ở chỗ là thiền định.
Thế nhưng thời nay, việc tu tập thiền định đã bị nhiều người xem nhẹ.
Đây là dấu hiệu đáng buồn, báo hiệu thời kỳ Mạt Pháp càng lộ rõ.
Hôm qua có một bạn trẻ đã hỏi tôi là :
Ai thì có thể ngồi thiền được ?
Một câu hỏi cũng khá là hay.
Những người khó ngồi thiền gồm :
Thứ nhất : Trẻ em quá nhỏ :
Vì chúng còn nhỏ quá, nên chưa có sự hiểu biết, dù quý vị có giảng cho bé về Thiền Định, thì bé cũng không có hiểu được.
Nên độ tuổi trẻ em mà ngồi thiền tốt nhất, ít nhất bé phải học từ lớp 5, lớp 6 trở lên.
Thứ hai : Người phá giới :
Vì ngồi thiền trong Phật Pháp, không đơn thuần chỉ là ngồi để dưỡng sinh.
Mà ngồi thiền là để tập định, để sáng đạo, chứng đạo, thành Phật.
Nên với người phá giới, phạm giới, thiếu đạo đức, thì rất khó mà ngồi thiền để tu hành thành Bậc Thánh được.
Thứ ba : Người thiểu năng, người nhiều bệnh tật :
Với người bị thiểu năng về đầu óc trí tuệ, như bị bệnh Down, bệnh mất trí nhớ,….
Hay một số người bệnh nặng thân thể đau nhức,…..
Thì cũng sẽ rất khó mà ngồi thiền.
Thứ tư : Người già cả :
Người đã quá già, cơ xương không còn dẻo dai, thì không thể ngồi kiết già được.
Họ chỉ có thể ngồi bán già, mà nhiều vị ngồi lâu lại đau lưng, mỏi gối.
Nên người già cũng khó ngồi thiền là vậy.
Thứ năm : Người quá mập :
Với người quá mập thì cũng có nét giống người quá già.
Là khó ngồi kiết già được, chỉ có thể ngồi bán già.
Thứ sáu : Người xem thường thiền định, khi họ đang tu tập các pháp môn khác.
Không những xem thường thiền định, mà họ còn chê cười những người tu thiền, tâm không có sự kính trọng các Bậc Thiền sư…..
Do đó họ bị tổn phước trong tu tập tâm linh, đặc biệt là về mặt thiền định.
Nên những người này họ rất khó tu tập thiền định mà an tâm được.
Ở trên là 6 trường hợp cơ bản mà khó ngồi thiền, vậy còn những trường hợp còn lại thì đều có thể ngồi thiền được.
( Trừ những trường hợp quá đặc biệt mà tôi vẫn chưa nhận ra, chưa thống kê ở đây ).
Như hai trường hợp sau đây :
Đó là còn ăn mặn, nhưng ăn Tam Tịnh Nhục, và không có phạm giới sát sinh.
Thì vẫn ngồi thiền được.
Hay là :
Người còn có đời sống gia đình, còn vấn đề chăn gối với người bạn đời.
Nhưng cần hợp lý, và không có ngoại tình, thì những người này vẫn ngồi thiền được.
Nhiều vị cũng có hỏi là :
Tôi tu Tịnh Độ, niệm Phật là chủ yếu, vậy có cần ngồi thiền hay không ?
Quý vị niệm Phật, mục đích chính là để định tâm, vậy nếu tâm quý vị đã định được khi niệm Phật thì quý vị sẽ làm gì?
Thì lúc này chính là chuyển sang Thiền Định.
Lúc này cần dừng câu niệm để vào định, để có thể nhập định.
Vì nếu không buông câu niệm, không để cho tâm đi vào sự tịch tĩnh, vắng lặng.
Thì rất khó để đắc được những mức thiền định cao, cũng như rất khó để đắc được các mức Thánh Quả.
Không đắc được thiền, cũng không chứng được các mức Thánh Quả, thì quý vị sẽ vãng sinh đi đâu?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tham khảo tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/