ĂN CHAY KHÔNG BẰNG TU TÂM TÍNH
Ở một làng nọ, có một đôi vợ chồng già, chồng hay bố thí giúp đỡ người nghèo khó cơ nhỡ, vợ ăn chay niệm Phật rất thành kính.
Một hôm, người vợ nói với chồng :
– Ông nó à, hôm nay là ngày Rằm. Tôi muốn sửa soạn một mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật.
Người chồng gật đầu ưng thuận, người vợ hớn hở đi chợ, sắm sanh đầy đủ nguyên vật liệu làm cỗ chay.
Bà mua rất nhiều thứ, vì để tỏ lòng thành nên dự định làm nhiều món thật đẹp đẽ ngon mắt. Mất cả buổi sáng, bà mới làm xong, bèn gọi chồng vào nhà để cúng Phật với mình. Bà gọi một lần, hai lần, ba lần vẫn không thấy chồng đâu, bực mình quá định bụng chồng về sẽ quở cho một trận vì không thành kính Phật.
Lại nói về người chồng, sáng hôm ấy ông lặn lội đạp xe vào sâu trong xóm để tặng gạo cho mấy đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Mấy đứa nhỏ chẳng mấy khi được ăn cơm gạo trắng, nụ cười rạng rỡ cả khuôn mặt.
Khi ông về đến nhà đã thấy vợ ngồi đấy, mặt mày cau có khó chịu. Nhìn mâm cỗ chay, người chồng chợt thốt lên:
– Bà nó ơi, đây chẳng phải là cỗ mặn hay sao?!
Người vợ bực bội đáp :
– Mặn gì mà mặn, phỉ phui cái miệng ông. Các món nem, chả, thịt gà này thực ra là từ đậu phụ cả đấy. Tôi chế biến rất khéo nên ông không nhận ra đó thôi. Tuy là đồ chay, nhưng hương vị thơm ngon không thua gì đồ thật.
Người chồng thở dài:
– Nhìn thì là nem, chả, thịt nhưng thực ra lại là đậu phụ, đó là bà đang lừa dối Phật. Ăn chay nhưng cái tâm lại là ăn mặn, đó là bà đang tự dối mình. Bà vì dối Phật, dối mình mà tốn kém vất vả cả nửa ngày, Phật liệu có chứng cho lòng thành của bà không đây?
Người vợ chợt tỉnh ngộ, sám hối trước Phật, từ đó phát tâm ăn uống đơn giản, không chấp trước vào hương vị đồ ăn nữa. Bà dành nhiều thời gian cùng chồng hành thiện tích đức, cả xóm làng đều ngợi khen.
– ST –
FB Om Mani Padme Hum –
Xem thêm:
Ăn món chay giả mặn – lợi và hại?
Chuyện ăn uống cá nhân của mỗi người là quyền tự do của mỗi người, nên mình không có bao giờ lên án hành động ăn kiểu gì, loài gì.
Chỉ là do người ta chưa hiểu rõ, chưa thấy biết nên cứ thoải mái cái miệng mà không nghĩ nhiều. Thực ra, nhân quả rất diệu kì.
Thọ mệnh của mỗi chúng sinh đều có định số thời gian rõ ràng.
Nếu như ai giết mạng chúng sinh ấy trước ngày giờ kết thúc thọ mệnh thì phải mắc nợ sinh vật ấy đúng bao nhiêu đó thời gian, đã nợ thì sẽ trả, dù đường nào, đời kiếp nào thì vẫn sẽ phải trả theo nhiều cách khác nhau.
Hôm nay, bạn giết mạng một sinh vật lẽ ra còn sống được 10 năm nữa, bạn vừa kết oan trái cho 10 năm thời gian thọ mệnh mắc nợ sinh vật ấy và một nghiệp sát tức là sẽ bị kẻ khác (trong đời sống) hành lại sát nghiệp với mình bằng cách gây đau đớn với mình, có thể hiểu là bệnh tật nặng, tai nạn, hoặc là nhận sự mất mát đau thương tổn hại thân tâm đau đớn khi người, vật quan trọng của mình bị tổn hại. Nhanh thì trong kiếp hiện tại sẽ trả, chậm thì kiếp lai sinh sẽ trả. Trả kiếp này thôi chưa hết thì kiếp sau trả tiếp. Kiếp sau chưa trả hết lại gieo thêm nghiệp dữ thì lại cộng dồn trả tiếp nhiều kiếp sau nữa.
Cứ như vậy, nên gọi là một vòng luân hồi lẩn quẩn.
Mọi việc cứ diễn ra hết đời kiếp này đến đời kiếp khác, cho đến khi bạn mệt mỏi, tự nhận thức ra rằng mình cần phải dứt nghiệp, tự mình hồi hướng, sám hối và thay đổi lối sống. Cho đến ngày đó, thì cuộc đời mình sẽ mở ra cánh cửa của cái gọi là giải thoát.
Cho nên tự mình nhận ra hay quyết định điều gì, thì cũng chỉ có chính mình chịu trách nhiệm với điều đó.
Cũng vì lẽ đó nên các tôn giáo hướng thiện con người thì khuyên nên ăn chay, ăn thực vật chứ chẳng nên ăn mạng động vật. Vì thường thì thọ mệnh của thực vật ngắn hơn, đời sống đơn giản hơn, nên dù có oán nghiệp thì thực vật sẽ nhẹ hơn là động vật.
Mà ăn chay theo kiểu trân trọng mệnh căn, tức là tránh ăn mầm sống, chỉ dùng lá, quả, thì rõ ràng là không dính sát nghiệp.
Mình không nói chuyện thiện ác, mà chúng ta ăn gì, thì sẽ có nghiệp liên quan đến nó vậy thôi.
Mà chúng ta sống ở thế gian này, trừ những người ăn chay từ trong bụng mẹ, gia đình ăn chay trường thì có ăn chay từ nhỏ, còn lại hầu hết chúng ta đều có từng ăn mạng chúng sinh động vật theo nhiều cách khác nhau.
Nếu chia thịt mà ăn, thì cũng chia nghiệp với nhau trong việc nợ thọ mệnh.
Sinh vật còn sống 10 năm, chia nhau 1 người sát và 1 người bán với 8 người ăn, thì chia nợ thọ mệnh tuỳ theo ai ăn nhiều, ai ăn ít. Không ăn mà chỉ bán và sát mạng thì nghiệp bán và sát mạng trả theo kiểu khác nữa.
Nội dĩa ốc vài chục mạng, liệu khi ăn xong dĩa ốc ấy, người ta sẽ phải nợ bao nhiêu năm thọ mệnh, bao nhiêu lần đầu thai chuyển kiếp hoặc bao nhiêu lần bị đời này tổn hại thân mạng cho đến đau đớn cùng cực. Nghĩ thôi đã thấy kinh hồn bạt vía.
Nên ai không hiểu không thấy không biết thì mới dễ bị dính nghiệp, còn như đã thấy hiểu rồi thì tự nhiên biết kinh sợ mà giữ mình, sửa mình cho thiện lành.
TGTT – 2037105266482032
Ngo An Đúng là nghe thôi đã sợ cố gắng tự tu sửa mình.
Duong Huy Quán ốc ngày càng nhiều mà ngày nào cũng đông.
TGTT người ta không hiểu nên khổ
Thương Thương Bạn là ai có phải là một vị thần gì được phái xuống để giúp con người hiểu về tam giới không??!
TGTT tác giả cũng là người thường có tu tập lâu năm nên có thực chứng thấy biết và chia sẻ để mọi người hiểu hơn mà tự tu sửa cho thiện lành nè bạn.
Yên Khương Yên Khổ nỗi là đang ở cái tuổi cày lo cho cs mà ăn chay thì sức đâu mà cày ạ
TGTT nếu thực sự muốn thay đổi lối sống, ăn chay vẫn khoẻ nè bạn. Có không ít vận động viên rất khoẻ mà họ dùng vegan luôn đó
Nguyễn Dung Cây cối. Hoa quả có sinh mệnh k vậy. Ăn 1 bó rau thì biết bao nhiêu là …
TGTT có nè bạn, nhưng mà trong bài có nói về việc ăn chay không sát sinh là ăn quả và cành lá, không bứng rễ, khôn g ăn hột thì là không sát sinh. Nhưng mà các loài thảo mộc thực vật đa phần thọ mệnh ngắn và ít vướng chấp oán hận nên dùng chay vẫn đỡ hơn nhiều so với dùng mạng động vật để nuôi thấy phàm.