ĂN CHAY
Ăn chay nghĩa là ăn thanh tịnh, trong sạch. Năng lượng cung cấp cho cơ thể gồm hai loại, năng lượng hữu hình và năng lượng vô hình.
Năng lượng hữu hình là những lương thực, thực phẩm, vật chất mà ta cung cấp cho cơ thể.
Năng lượng vô hình là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên. Trong thiên nhiên thì có ánh sáng mặt trời, khí oxy và các chất khí khác được gọi chung là sinh khí, là nguồn năng lượng tồn tại khắp trong vũ trụ này, chính từ nguồn năng lượng này mà vạn vật được hình thành và bảo tồn, phát triển. Đó chính là nguồn năng lượng mang hai tính âm dương kết hợp với nhau.
Năng lượng cung cấp cho sự tồn tại và phát triển của vạn vật là 100% bao gồm cả hữu hình và vô hình.
- Các loài thực vật thì hấp thu dưỡng chất này khoảng 60% vô hình, và 40% hữu hình còn lại là nước và các chất dinh dưỡng có trong đất.
- Đối với Động vật:
- Động vật ăn cỏ thì hấp thu 40% vô hình và 60% hữu hình là thực vật và các chất khác.
- Động vật ăn thịt thì hấp thu 20% vô hình và 80% hữu hình từ động vật ăn cỏ.
- Đối với con người:
- Nếu vừa ăn thịt vừa ăn thực vật thì hấp thu 30% vô hình và 70% hữu hình.
- Nếu ăn chay trường, chỉ toàn ăn thực vật thì sẽ là 40% vô hình và 60% hữu hình.
Hành giả tu Đạo nhờ vào các bài tập thể dục để nâng cao sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, và việc hấp thu sinh khí trực tiếp từ thiên nhiên sẽ trở nên dễ dàng qua việc hít thở điều đặn và đúng phương pháp. Khi ấy thì việc ăn uống sẽ được giảm dần, năng lượng cung cấp cho cơ thể sẽ tăng dần bên cán cân vô hình và giảm thiểu bên cán cân hữu hình. Năng lượng hữu hình này giảm dần đến khi hành giả chỉ còn uống nước để cung cấp năng lượng hữu hình cho cơ thể, là lúc gần đến giới hạn cuối cùng.
Đến cảnh giới cuối cùng của người đắc Đạo chính là lúc cả thể xác, trí não tinh thần và tâm ý đều thống nhất, trở nên trọn lành trong sạch. Hành giả sẽ hòa mình vào thiên nhiên, trở thành một phần trong thiên nhiên. Lúc bấy giờ, hành giả sẽ không cần phải uống nước nữa, chỉ cần hấp thu sinh khí từ thiên nhiên mà thôi, tất cả nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể đều là vô hình. Đó chính là trường hợp của các vị Tiên, Phật sống tại thế.
Hiện nay, tại vài ngôi chùa ở Ấn và trên đỉnh Himalaya có một số cao tăng, đạo sĩ mà quanh năm suốt tháng chỉ uống một ít nước mà thôi.
Có những giáo phái đặc biệt hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên trong những khu rừng ít người biết đến ở khu vực dãy Himalaya. Tín đồ những giáo phái này không mặc quần áo chi cả, ăn trái cây, uống nước trong rừng và sống chung với muôn thú.
Vào những mùa mà côn trùng sinh sản thì tín đồ tự nhốt mình trong những túp lều nhỏ và hạn chế sinh hoạt đi lại để tránh giẫm phải côn trùng. Chính vì việc không mặc quần áo của tín đồ mà các giáo phái này chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ, không thể lan truyền ra ngoài được.
TGTT
Huỳnh Sang Đức Phật Thích Ca ngày xưa đã thành phật rồi mà vẫn còn ăn mà! Có uống nước để sống đâu?
LE Huu Huỳnh Sang tại vì có người cúng dường nên phật mới ăn
Ánh Dương Cũng là một dạng của chấp niệm đó thôi…!
Đạo Ngọc Ánh Dương vâng. Nhưng không chấp chay mà chỉ ăn mạng rồi tự luyến rằng mình không bám chấp chay mặn thì lại càng chịu nặng nề về mặt tâm hồn và cả thể xác.
Ánh Dương Đạo Ngọc Vì lý sự vậy nên mới sinh ra khổ, nghiệp duyên nặng nề không buông bỏ được quán tưởng… nên ko thoát đc rằng buộc.
Rõ ràng là về phương diện khoa học, ăn mặn chứa rất nhiều chất kích thích làm phân tâm loạn khí, sinh ra hỷ nộ ái ố… dẫn đến vô minh..
– Về phương diện tâm linh, cả chơn linh lẫn xác thể đều từ hư không tụ thành nên cũng về với hư không, không vướng, không chấp, không vọng,.. gọi là giải thoát. Nhưng rất tiếc không phải ai hay sinh linh nào cũng ngộ được và định lực cũng đủ mạnh để giữ đc tâm thức như vậy. Vậy nên, việc bị ăn thịt tất sẽ sinh oán khí, chất tụ lâu dần thành nghiệp quả sanh bệnh tật…
Mọi thứ đều nằm trong căn duyên nghiệp quả, tùy duyên thuận thiên ứng nhân…riêng người tu hành thì không khuyến khích sát sanh, ăn mặn.
Truong Hoang Quan Mỗi loài tạo hóa ban cho những khả năng khác nhau thì sao mà so sánh vậy được
TGTT vâng, loài người được tạo hóa ban cho trí tuệ hiểu biết để nhận thức ra việc nào nên làm và không nên chớ chẳng phải chỉ đơn giản là sống theo bản năng vật dục
Hoang Tran Nếu chỉ uống nước, ai có đủ sức khỏe và năng lượng để làm việc nặng và phát minh , nghiên cứu? Cả ngày ngồi thiền thì không tiêu hao năng lượng nhiều, có thể hiểu được. Về lâu dài thì các tế bào và nơron thần kinh không phát triển không có khả năng sinh sản…..
TGTT Nếu ai có nghĩ rằng ăn chay sao đủ sức làm việc, vậy chúng ta thử nghĩ tới các loài động vật siêu mạnh mà ăn thực vật cây cỏ không thôi như là các loài này: Tê giác, voi, hưu, hưu cao cổ, trâu bò.
Mấy bạn này sức mạnh và tuổi thọ đều rất cao nè
Mấy bạn động vật ở trong môi trường thiên nhiên ít có sự lựa chọn lương thực thực phẩm, ăn uống dựa vào mùa màng thời tiết khí hậu từng vùng, còn có thể sống lấy việc ăn cây cỏ nuôi thân mình, các bạn là động vật còn làm được, chúng ta nhất định dư sức làm được nè.
Lê Thị Thanh Loan Người trường chay làm việc từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày ròng rã hàng tháng trời vẫn bình thường không sao cả
Võ Công Văn Em đi giao hàng nước giặt ngày vài tấn vẫn làm bình thường mọi người ạ , thậm chí ko đau ko bệnh vặt. Trước đây lúc còn ăn mặn hay bệnh và cảm thấy nặng nề , bây giờ nhẹ nhàng từ tâm cho đến thể xác. Trốn trong đám đậu nành mới qua đc nạn kỳ 3 mọi người ơi.
Đoàn Minh Thuận Mình tập võ và dạy võ, mỗi ngày phải tập luyện 4 đến 5h mà vẫn trường chay bình thường đây chứ có mệt mỏi cái chi đâu.
Tẩn Tẩn Tập cho cái dạ dày quen là dc hết
Trần An Nhiên Mọi người hay bảo nhau ăn chay cho đủ dinh dưỡng mới khỏe, rồi bảo phải uống thêm ngủ cốc.. nhưng nếu nhà k có đk thì làm sao và ăn uống thế nào để gọi đủ chất, bày ra khẩu phần đủ thứ. Mình ăn đơn giản nhưng sk k bao giờ mệt mỏi choáng váng gì cả, có gì ăn nấy, nhiều lúc bữa ăn chỉ có mỗi tô canh rau thôi.
Thành Tự Tại Con người biết suy nghĩ ăn vật liệu nặng thì thể xác thân tâm nặng ngược lại ăn vật nhẹ thì thể xác nhẹ thôi
Bao Yan Ăn chay nhẹ bụng nhẹ người lắm í. Nếu đói có thể ăn vặt là các loại hạt, sữa hạt, trái cây theo mùa tại địa phương như dưa hấu chuối bơ vv
Vũ Thị Hường Sự lựa chọn cao cấp là chọn ăn thực vật để nuôi thân mình
Huy Nguyễn Ad nghĩ thế nào về câu này:
“Ăn chay độ mình
Ăn mặn độ chúng sinh”
TGTT Mình không đồng tình nè
Vạn Diệu Trần Mình nghĩ câu nói này dùng để biện hộ cho việc gì cũng ăn
Huy Nguyễn Giả sử đến 1 lúc nào đó Ad có đủ huệ nhãn nhìn thấy được chính xác đến ngày giờ chúng sanh đó sẽ hết thọ mạng, sẽ đi chuyển kiếp đầu thai thì sao? khi mà còn tâm phân biệt (vọng tâm) thì còn sinh ra chấp trước. Thân xác lúc đó được cúng dường cho bậc tu hành đó lại là phước.
Tuy nhiên phần đông chúng sanh ko thể thấy được vì Nghiệp cao như núi, Phước như ruộng cạn. Cho nên việc ăn chay là cần thiết để giảm bớt cái Nghiệp của họ và phát triển tính Từ bi.
Tụng Kinh, lạy sám, ăn chay, niệm Phật là 1 phương pháp tu hành an lạc nhưng chưa phải là mục đích của tu hành.
1 sự thật là: Tế Công (Hàng Long La Hán) ăn mặn uống rượu, Hitler giết hại cả triệu người nhưng lại ăn chay.
Pháp là Thuận, không phải Chấp,
Trường Minh Võ Huy Nguyễn, câu đó theo mình chỉ là ngụy biện. Không phải ai trên đời cũng Đắc Đạo như Ngài Hòa Thượng Tuyên Hóa, ăn xong là Độ Hóa luôn cho con vật đó. Khi chưa đạt mức độ đó, ngay cả câu nói “Tế Công cũng Ăn Thịt Chó, uống rượu được thì có sao đâu, Phật tại Tâm” cũng không được nói, huống chi là Khuyến Khích việc Ăn Mặn, mà cho rằng Độ Hóa Chúng Sinh. Như thế vừa Sai với Chánh Pháp, vừa thêm tội Ngã Mạn, Ngạo Mạn khi so bản thân với các vị Chân Tu Đắc Đạo.
Vài ý lạm bàn, nếu không phải, mong bạn Hoan Hỷ bỏ quá cho.
Thao To Ăn để độ khi người đã đạt được trình độ cao, đã hoàn toàn độ dc bản thân và chúng sinh trong cơ thể mình. Ăn để độ khi ăn miếng ăn sẽ khác, sẽ chất chứa trách nhiệm và lòng từ bi vô cùng với chúng sinh, và chỉ ăn một miếng nhỏ đủ để độ. Những người còn lại tu chưa đến đâu, bản thân nặng trược độ cho mình chưa xong, vẫn còn ăn mặn vì ko ăn chay dc, vì còn bất tiện, vì còn thèm thịt, khi ăn nhai nhồm nhoàm chỉ thấy ngon mà ko có nảy lên một tí từ bi nào, thì để HỢP LÝ HÓA việc còn ăn mặn của mình thì người ta lấy lý do “ăn mặn độ chúng sinh”. Đơn giản vậy thôi bạn.
Huy Nguyễn Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau thảo luận. Đây là vấn đề tranh cãi muôn thuở, không có hồi kết.
Như ở cmt trên mình đã nói, vế thứ 2 chỉ dành cho bậc đã có Huệ nhãn, nhìn thấu được duyên nghiệp. Còn lại với phàm phu chúng ta ăn chay là rất tốt và nên ăn để phát triển tính từ bi, tuy nhiên không nên CHẤP.
-
- – Thứ nhất: Phật Giáo cũng chia ra nhiều tông phái, trong đó đông đảo nhất Bắc Tông va Nam Tông, Bắc Tông truyền qua TQ chủ trương ăn chay, còn Nam Tông Thái, Cam lại ăn mặn tùy duyên (hành giả đi khất thực). Ngoài ra còn có Phật pháp nguyên thủy cũng không ăn thuần chay.
- – Thứ hai: Thời còn tại thế, trong lúc thuyết pháp, Đức Thế Tôn có nhắc đến sự tồn tại của những sinh vật nhỏ bé trong 1 ly nước (ngày nay khoa học tiến bộ ta đã biết quá rõ về nó), nhắc đến để thấy rằng chúng ta còn mang thân xác vật chất, thân tứ đại thì khó có thể tránh khỏi việc vướng mắc với các chúng sanh khác (đun nấu, dẫm đạp, ăn phải… ) Cho nên ăn chay, thậm chí thuần chay đều là không tuyệt đối.
- Ngoài ra, các loại thực vật ngày nay ta cũng biết chúng thậm chí có mối giao tiếp lẫn nhau, vậy xem như cũng là chúng sanh hữu tình, ham sống sợ chết, tuy rằng tính linh không cao. Lại có người ăn trứng – có người kiêng, người uống sữa – kẻ không đồng tình…cũng là từ cái tiêu chuẩn của mỗi người tự đặt ra về việc ăn chay.
- – Thứ ba: Ngày Đức Phật tại thế, trong chúng đệ tử có 6 vị Tỳ kheo (Lục quần tỳ kheo/ lục ác tỳ kheo) trước khi chứng A La Hán, các vị này sống phóng túng cho nên Đức Phật mới chế giới luật để thúc liễm hành vi của họ. Vì để làm gương cho đệ tử và chúng sanh cho nên Đức Phật luôn nghiêm trì giới luật (trong đó có KHÔNG SÁT SINH)
- – Thứ tư: Nếu ăn chay có thể chứng ngộ thì những loài động vật ăn cỏ chắc đã đi trước chúng ta rồi. Vậy nên mới nói ăn chay là 1 pháp phương tiện chứ không phải mục đích của tu hành.
- – Thứ năm: Khi thuyết Kinh Lăng Nghiêm, Đức Thế Tôn có đưa 1 cánh tay lên và hỏi ngài A Nan là cánh tay của Người đang đưa lên hay chúc xuống. Khi thấy ngài A Nan không trả lời được, Đức Phật mới thuyết rằng: Này A Nan! Cánh tay là cánh tay, làm gì có chuyện thẳng lên hay chúc xuống nhất định. Chỉ vì người thế gian dùng cái vọng tâm của mình để cho rằng nó đưa lên hay chúc xuống mà thôi.
Vậy tất cả những tiêu chuẩn ngày nay chúng ta đưa ra: tốt – xấu, đẹp – không đẹp, quân tử – tiểu nhân,…. có phải đều do cái tâm phân biệt (vọng tâm – từ lục căn, lục trần, lục thức) mà ra hay không?
Và ngay cả những điều mà chúng ta đang thảo luận lúc này cũng không dám nói là ai đúng hay ai sai hoàn toàn.
– Vạn vật tùy duyên nghiệp, quan trọng là tự do đi trong đó mà không bị ràng buộc và bám chấp.
– Vạn pháp nếu đi đúng đường thì đều có thể đạt được sự An lạc..
Vấn đề không phải là không ăn chay hay ăn mặn, mà ăn chay, ăn mặn trong sự không bám chấp.
Vấn đề không phải là không lấy vợ, lấy chồng, mà lấy chồng lấy vợ trong sự không bám chấp.
Tuan Votuan Thấy mọi người soi nổi quá phật có nói vạn vật trong thiên hạ điều bình đẳng những Ai có thể nói được sự bình đẳng ở đâu không
Khi sự sống của người nầy là sự chết chóc của kẻ khác
Trường Minh Võ Vạn Pháp do Duyên tạo. Khi ta ăn với Tâm tưởng “Ăn Để Sống, chứ không phải Sống Để Ăn”, hữu duyên gặp chi ăn nấy, Không Đòi Hỏi, Không Vì Có Mình mà ai đó Phải Sát Sanh. Như thế đã là Tốt rồi. Bởi Cây Cỏ cũng có Linh Hồn, là Loài Hữu Tình. Người xưa bảo “Gỗ Đá vô tri” là thiếu chính xác, vì kể cả Đá cũng Hữu Tình, chứ chẳng phải Vô Tri. Cho nên, dù ăn kiểu gì chúng ta cũng phạm Tổn Hại Hữu Tình Chúng. Vì thế, cứ Tùy Duyên, quan trọng là: Nếu Ăn Để Sống thì Đừng Bám Chấp Khen Chê Ngon-Dỡ, So Sánh Món Này Món Kia. Còn thấy Ngon-Dỡ tất chưa đạt Ngũ Uẩn Giai Không.
Huy Nguyễn Trường Minh Võ Dạ đúng là ý này
Cuco Hong bài viết trình độ căn bản, không phải của người chứng đạo viết
chưa biết trược thanh chưa nên viết bài
Huyền Miêu Ăn chay có 2 loại, 1 là do thương sót sinh linh nên không ăn thịt động vật, 2 là ăn chay để chữa bệnh. Trường hợp Ad nói chỉ là trường hợp 1, ăn chay vì tâm, tuy nhiên nhiều người ăn chay vì trường hợp 2 thế nên họ cần những món ăn hương vị giống thịt động vật nhưng làm từ thực vật để thỏa mãn dạ dày.
Thao To Miêu Huyền ăn chay nhiều lý do lắm bạn. Có người ăn vì tình yêu với động vật, người ăn vì lý do sức khỏe, tôn giáo, môi trường và phổ biến ở Vn là ăn để cầu xin cái gì đó, cầu cho tai qua nạn khỏi. Nói chung có ăn chay dc là tốt rồi, nhưng lý do đầu tiên là tốt nhất và vững bền nhất
Lâm Nguyễn Đoạn cuối giống trích hành trình về phương Đông nhỉ… mà ăn chay thì cái tên món ăn cũng đâu nói lên đc điều gì. rốt cuộc nó vẫn là chay mà..
Nguyễn Hạ Học theo Đức Phật ăn gì thì mình ăn nấy thôi ạ. Chay hay mặn mà điều phục được tam độc thì đều được.
Ly Ngan Nguyen Theo mình ăn chay đc thì tốt, quan trọng là có ở ác hay ko thôi. Ăn chay mà làm ác hại người- tham lam- nhiều chuyện đặt điều vậy ăn làm chi.
Các bài viết về Ăn chay
Khi ăn, các tế bào, linh hồn, thần thức của thức ăn sẽ đi vào cơ thể. Mọi thông tin, nghiệp lực của chúng sẽ hòa cùng với cỗ máy thân tâm 1 người. Cơ thể, tâm thức chuyển hóa, tu tập, thiền định, niệm chú, niệm Phật mỗi ngày sẽ gia trì, giáo hóa trực tiếp cho các tế bào này tiến hóa theo trục các luân xa đi lên.
Có những pháp môn, khi thiền định sâu có thể nghe và nói chuyện được với các tế bào, khi niệm Phật, niệm chú là mời 84 ngàn tỉ tế bào trong thân cùng niệm, cùng thiền, cùng học Pháp với bản thể chính. Như thế, ăn cũng là 1 cách hóa độ đưa các tế bào, thần thức cùng tu tập, tiến hóa.
Có 2 điểm khác biệt giữa chay và mặn.
- 1, Chặt cây cỏ, cây cỏ sẽ mọc lại, còn sinh sôi hơn. Chặt động vật là nó ko mọc thêm ra. Bị chặt loài nào cũng đều sợ, đều đau. Nhưng đều tiến hóa thoát khỏi kiếp hiện tại đó.
- 2, Khi ăn vào cơ thể mà ko tinh tấn, đặc biệt là ăn mặn, các tế bào thú sẽ kéo lui từ trường xuống, hoặc mình tu thật mạnh, mình sẽ kéo chúng lên, hoặc mình yếu, mình bị kéo xuống. Ở đây ai tu cao, ăn mặn sẽ có công đức giải thoát chúng sinh, ai tu thấp ko giải thoát được chúng, bị kéo xuống là tổn phước. Ăn mặn phải tụng kinh, trì chú, kết ấn vãng sinh đưa hoa sen và thuyền bát nhã từ Tịnh độ tiếp rước thần thức cho chúng sinh.
Nguyên lí gốc là dù ăn chay hay mặn, dù tu cao hay thấp, hễ ăn là có nghiệp gồm cả thiện và ác nghiệp đan xen, vay mượn ơn chúng sinh cho mình ăn tồn tại, kết duyên với chúng.
Ăn mặn về thể lí sẽ khỏe mạnh hơn ăn chay, nhưng ăn nhiều sẽ bị độc tố xâm nhập. Ăn chay nhẹ nhàng hơn nhưng dễ thiếu dinh dưỡng nếu ko biết cách ăn đúng, cần ăn thêm thực phẩm chức năng bổ sung.
Đặc biệt, ăn chay muốn khỏe phải nên tịnh dục để giữ năng lượng, ít suy nghĩ, ít vận động thể lí nặng, ngày thiền định ít nhất 2-3 tiếng để lấy năng lượng vũ trụ đi vào thay thế, lúc ăn chay cũng phải quán dâng chư Phật, đưa tinh hoa ánh sáng vì sao, tinh tú vào thức ăn để tăng năng lượng cho đồ ăn.
Người đang sống đời, có gia đình vợ chồng con cái, ăn chay sẽ gặp khó khăn nữa là vấn đề thể lực sinh lí. Xác định tịnh dục thì tốt, ko được thì quan sát thể tạng, ăn chay mà vẫn sinh hoạt vợ chồng gần như đều có vấn đề trong dinh dưỡng lúc sinh con và suy giảm chuyện vợ chồng có thể dẫn đến tan vỡ hôn nhân. Có cái, hôn nhân lại như cái cầu tiêu, người ở ngoài muốn vào, kẻ ở trong lại muốn ra. Trừ khi hành giả đó là hóa thân, có quá nhiều phước báu thì sẽ có năng lực gia hộ cho việc này thuận duyên.
Chốt lại, luật vũ trụ là mỗi người sinh ra có 1 khẩu phần ăn ứng theo bộ nghiệp. Ăn đúng căn cơ của mình mới khó, còn chay mặn nên nghe bên trong để tùy duyên. Rất nhiều thành tựu giả đắc thân cầu vồng trong Mật tông đều ko ăn chay, thậm chí họ ăn thịt cừu để gia tăng nội hỏa tummo. Hành giả mật tông khi nhập thất ăn thảo mộc, ăn đá chiết xuất từ tinh tú, ăn không khí. Hết nhập thất có thể ăn lại bình thường, ko chấp chay mặn. Rất nhiều các vị đại thừa, tiên gia, tu thiền bà la môn ấn giáo ăn chay trường nhiều, cũng có phước báu riêng của họ.
Mỗi kiểu đều có phước lực, nghiệp lực riêng. Quán sát Vipassana dùng Minh Sát Tuệ quán kĩ là hiểu dc các dòng nghiệp ứng với loại đồ ăn đó cụ thể thế nào.
Nguồn: FB Hồng Quyên
ĂN CHAY KỲ
Buổi đầu, thật ra cũng không nhất thiết phải ăn chay trường ngay. Tùy vào hoàn cảnh công việc, gia đình có thể ăn chay theo kỳ, như ít thì 4 ngày 6 ngày một tháng… lâu dần dần thì 10, 18, 21 ngày cho tới trường chay.
Có đặc điểm rất thú vị là dù là Đạo Phật, Đạo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương hay Đạo Cao Đài, Đạo Thiền Vô Vi.. hoặc như Hội Thánh Hiền Đường và Phát Nhất Đại Đạo bên Đài Loan đều không chủ trương bắt con người ta ăn chay trường ngay mà có các kỳ chay , 4 ngày , 6 ngày , 8 ,10, 18 ,21 ngày cho tín đồ lựa chọn cho phù hợp, tùy căn tánh, hoàn cảnh sinh hoạt.
Thú vị nhất ở đây là ở Đạo Cao Đài , Đạo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Hội Thánh Hiền Đường hay Phát Nhất Đại Đạo… (còn tiếp)
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY
Chế độ ăn thuần chay có rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta, tiêu biểu là:
– 3/4- 1/2 giảm tỷ lệ huyết áp cao
– 2/3 giảm tỷ lệ nguy cơ tiểu đường loại 2
– Giảm nguy cơ mắc bệnh u.n.g t.h.ư đến 15-20%
– Giảm mức cholesterol đáng kể
Ngoài việc cải thiện sức khỏe, hãy nhớ rằng ăn thuần chay luôn là một chiến thắng vì những lợi ích tuyệt vời với quyền động vật cũng như bảo vệ môi trường.
“Nếu như huyết áp và mức cholesterol giảm thì đó là những phần thưởng tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu bằng cách nào đó, bạn không thấy mình có nhiều năng lượng hơn, làn da sáng mịn và vòng eo thon thả như mong đợi, thì điều đó không có nghĩa là chế độ ăn thuần chay ‘không hiệu quả.’ Chế độ ăn thuần chay luôn hiệu quả vì đây là cách giảm việc đóng góp vào nạn bóc lột động vật cũng như giảm tác động của con người đối với biến đổi khí hậu.”
Với nhiều lợi ích của chế độ ăn thuần chay, càng ngày càng có nhiều người đang chọn thực phẩm từ thực vật! Sau đây, bạn sẽ tìm thấy các NHÓM THỰC PHẨM GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất khi bắt đầu ăn thuần chay.
Nguồn: Veganoutreat
Ngoc Mai Mong thế giới thuần chay để “trược khí” không còn vần vũ như mây đen đầy trời như bây giờ
Jenny Nguyenjn Đây là những thực phẩm cơ thể cơ bản cần..?
TGTT tùy theo như cầu sở thích, vùng miền, kinh tế… các điều kiện khách quan lẫn chủ quan mà chúng ta có nhiều lựa chọn khác nhau cho mình. Chủ yếu vẫn là dựa trên tiêu chí những gì có môi trường sống gần với mình thì dùng sẽ tốt. Ví dụ người Việt ăn nho Việt sẽ tốt hơn ăn nho nhập khẩu, người tỉnh Đồng Nai ăn ray trái ở Đồng Nai sẽ tốt hơn của tỉnh khác chuyển tới.
Jenny Nguyenjn kiểu ăn thực dưỡng phải ko ạh
TGTT gần giống như vậy nè bạn
Trúc Diệp Mình hay khuyên các bạn mình, những người muốn có con, sắp có con, sắp sanh con, thường xuyên đi chợ, mua bất kỳ loài nào còn sống, đem ra sông, ao, hồ hoặc bất kỳ nơi nào có thể thả mà các bạn ấy có thể sống được mà phóng sanh. Cho đi sự sống sẽ nhận lại sự sống các bạn à. Trồng cây sự sống thì hái quả sự sống, đạo lý này rất đơn giản luôn.
Kator Thanh Ngẫm củng buồn nhiều người kiên quyết ăn chay nuốt không vô dù chỉ 4 ngày / tháng
Mai Nguyen Mình cảm thấy đặc ân lớn nhất kiếp này là được ăn chay, gần đạo lý.. trc không hiểu chuyện, ăn tuốt tất cả.. , thiệt là may mắn cho mình quá vì mới nhận ra..
TGTT Tốt quá, chúc mừng bạn
Tay Nam Bài viết đúng thực tế nhưng khổ nỗi chúng sanh đâu chú trọng chay mặn
TGTT Bài viết dành cho những ai quan tâm em nè
Tay Nam haizz, người quan tâm thì k lạc đề, người chưa chú tâm thì mãi vẫn còn trong bể khổ
Lê Quốc Vương Vào 1 ngày đẹp trời.
Tự nhiên mình ngán ngẩm với món mặn
Thế là chuyển qua thuần chay 1 cách dễ dàng.
Nguyen Minh Đang quan tâm vấn đề naỳ. chấm để rảnh đọc lại
Mai Nguyen Mình ăn chay.. cũng có lúc nổi cơn thèm, ăn mấy cái rau xung quanh món đó.. nhưng cái mồm với cái thân nó ko ăn ý.. ăn ít thi dc, ăn nhiều đau bụng.. :))
Bean Trương Hôm nay đọc được bài nay coi như duyên lành với hành trình ăn chay của mình
Hoàng Thanh Lam Anh ơi. Tổ yến cũng là ko thuần chay giống mật ong đúng ko ạ?
TGTT đúng rồi bạn.