ẢO GIÁC VÀ QUÁN ĐẢNH
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 25/05/2020
— o0o—
QUÁN-ĐẢNH
Nhứt-Thừa Đốn-Giáo, tuy là Kim-Cang Thừa, nhưng người học Đạo không thể nhận Quán-Đảnh từ Thầy truyền sang trò. Để tránh việc bày vẻ về sau của những kẻ giả danh truyền-nhân Nhứt-Thừa Đốn-Giáo ban pháp bừa bải, hay lợi dụng lòng tin mà tống tiền … cũng như sự chỉ-trích thiếu thận-trọng của những kẻ ganh ghét ta và dòng pháp của chư Thế-Tôn.
Đây là LỆNH CẤM của ta ban ra. Không có ngoại lệ! Vì sao? – Vì “trí-độ tức gia-trì”. Chưa đủ trí sao nhận được sự gia-trì? Mà gia-trì là gì? – Chính là tên khác của Quán-Đảnh.
Quán-Đảnh tiếng Phạn có nhiều cách viết khác nhau Abhiṣecanī, Abhiseka hay Mūrdhajata, Abhisluka
Chân Ngôn Tông hay Mật Tông (nói chung cho Kriya, Carya, Yoga, Maha Yoga, Ati Yoga, Anuttaraya Yoga) có nghi quỹ quán đảnh (Abhiseka) cũng như nghi quỹ đàn tràng. Nơi sửa soạn lễ quán đảnh phải được trang hoàng bằng mạn đà la của cả hai giới; và tất cả những nhu cầu lễ tiết phải được thực hiện đầy đủ. Đôi khi các mạn đà la được nới rộng ra để thành lập môi trường hành lễ. Do đó mà nơi đây được gọi là mạn đà la. Chỉ khi nào nghi thức được triệt để tuân hành mới có thể đạt được linh nghiệm từ năng lực gia trì của Phật.
Pháp Quán-đảnh, trong Nhứt-Thừa Đốn-Giáo, chỉ do
1) đức Bổn-Tôn Diên Mệnh Địa-Tạng,
2) đức Kim-Cang Tát-Đỏa (Phổ-Hiền),
3) đức Văn-Thù Sư-Lợi (Chấp Kim Cang),
4) đức Di-Lặc Thế-Tôn,
5) đức Bất Động Tôn (Acala) Giáo-lệnh Luân Thân của đức Đại Nhựt Như-Lai,
6) đức Bổn-Sư Thích-Ca Mưu-Ni,
7) đức A-Súc-Bệ Phật, Đức Đại Nhựt Như-Lai ban.
Ngoài ra, không có Phật hay Bồ Tát nào ban ra cả! Niềm-tin không được tính là yếu-tố quyết-định cho việc Quán-đảnh, chỉ có trí-tuệ mới được sự Quán-đảnh từ chư Tôn.
Được Thế-Tôn đặt tay hay xoa đảnh là Pháp Ma-đảnh Quán-Đảnh. Đây là pháp Quán đảnh đầu tiên, chư Tôn chấp nhận cho vào dòng Pháp. Các Quán-đảnh khác không giải thích ở đây; vì đó là thẩm-quyền của một bậc Kim-Cang Đạo-Sư.
ẢO GIÁC
Người tu theo ngoại Đạo và Tiểu-Thừa Giáo thường bị Ảo Giác (Vipallasa (p)—Hallucination (English))
a) Chư pháp trong thế giới hiện tượng là không thật như người ta thường nghĩ. Chúng vô thường, bất định, không có thực thể và luôn biến đổi. Kỳ thật, chúng là những bóng ma ảo ảnh. Vô minh lệ thuộc vào trạng thái ảo giác.
b) Có ba loại ảo giác:
1.- Tưởng ảo giác: Sanna-vipallasa (p)—Hallucination of perception.
2.- Tâm ảo giác: Citta-vipallasa (p)—Còn gọi là Thức ảo giác—Hallucination of mind (consciousness).
3.- Kiến ảo giác: Ditthi-vipallasa (p)—Hallucination of views—Kiến ảo giác khiến ta thấy cái vô thường là thường—Hallucination of views cause us to see impermanence as permanence.
TẠI SAO NHỨT-THỪA ĐỐN-GIÁO KHÔNG CÓ ẢO GIÁC?
Người tu theo Nhứt-Thừa Đốn-Giáo thường tu Sám Vô-Sanh và quán lý Vô-Sanh, trụ A tự môn, nên chỉ có cảnh-giới mà không có ảo-giác.
Ai tu mà không nắm vững lý Vô-Sanh tức là người chưa thật sự dấn thân vào nhà Nhứt-Thừa (Ekayana).
Pháp của ta lấy sự phá thân-kiến và ngã chấp triệt-để thì làm sao lọt vào ảo-giác?
PHÁ THÂN-KIẾN
Phàm-phu nghiệp nặng trí cạn, chướng đầy huệ hẹp nên chỉ bo bo chấp vào nhục-thân. Nếu không bám vào nhục-thân thì ngũ-căn ít nhìn sắc, thanh, hương, vị và xúc sai lầm. Vì vậy, ảo-giác sẽ được giảm thiểu tối đa.
Họ nào biết ngoài NHỤC-THÂN nầy còn có:
1) THÂN TRONG MỘNG, cho dù có biết thì sao? – Có ai tu theo thân nầy?
2) THÂN THIỀN, cho dù có biết thì sao? – Có ai tu theo thân nầy?
3) THÂN KHI LÂM CHUNG, ngay lúc Tứ Đại tan rã sự đau khổ sẽ hoành-hành khó mà giữ được ý-thức chớ nói gì chánh-niệm. Ai đã bị đem lên bàn giải phẩu thì sẽ hiểu ta nói gì. Nhiều người si mê nói rằng hãy chờ lúc Cận tử Nghiệp đến tu thì chắc ăn. Điều nầy quả là trên mặt lý thuyết rất hay; cũng như rơi từ trên cao xuống, có gì sợ, có gì kinh, chờ chừng còn 3 mét thì nhảy một cái … bỏ mạng! Sự ức đón về thế giới vật chất đã vậy huống gì thế-giới tâm-linh, thứ mà ít ai hiểu thấu đáo, huống gì chạm được, nắm được!
4) THÂN TRUNG ẤM, không phải ai chết cũng vào thân Trung Ấm! Vong nhân phải biết họ đã chết kìa! Trên đời có bao nhiêu người chết đúng hạn kỳ? – Vì không biết nên họ mang thân vong-linh si khờ, ngu dốt, lê thân tàn nhập vào người hay thú để tìm sự sống bằng hút tinh khí, hơi hám!
5) THÂN TÌM THÂN SAU ĐỂ TÁI SANH, đây là chỗ hoàn-toàn mờ mịt của phàm-phu.
Có bao nhiêu chết thế cho chúng ta từ vô lượng kiếp về trước? – Có bao nhiêu người sẽ chết vì mình trong hiện đời?
TRÊN ĐỜI CÓ BỐN THỨ KHÔNG AI CÓ THỂ THAY THẾ CHO TA!
Tiền bạc, quyền-uy, danh tiếng cũng bó tay trước bốn thứ nầy: sanh (ăn, uống, ỉa, đái, ngũ nghỉ và ái-ân), già lão, bệnh tật và cái chết.
SANH không ai làm chủ được trừ các bậc A-La-Hán lợi-căn chuyễn tu theo Đại-Thừa, chư Bồ-Tát thấy dời không Phật, không có các bậc A-xà-lê, Đạo sư chân chánh, Kinh điển hổn tạp, nhà cầm quyền bạo ác đàn-áp Phật-giáo, v.v… vì bổn-nguyện thủ-hộ chánh-pháp mà chọn lựa sự tái sanh.
BỆNH TẬT, đa phần do nghiệp ác và quỷ thần gây ra thì không ai trị lành cả, trừ Sám hối, ngy cả tu thiện, phóng sanh và từ thiện cũng phải chờ nhân nầy kết quả mới hưởng được.
GIÀ LÃO, ai cũng phải trải qua, nhưng người có tu và người không tu hoàn toàn khác nhau. Già nua của phàm phu là da nhăn, mắt sụp mí, mắt mờ, tóc bạc lại rụng, thân thể hôi hám, nhớ trước quên sau, ăn nói lộn lẹo, … Trái lại, người có tu thì da dẽ hồng nhuận, trơn bóng, thân thể sạch sẽ, thơm tho, ăn uống chừng mực, ngũ nghi tuy ít mà khỏe, thân tướng như người 40-45 tuổi ….
CÁI CHẾT thường không phải thời, lại bị những tu sĩ dối trá nói lên Thiên đàng, về Cực Lạc, sanh vào cõi lành mà kỳ thực có những dấu hiệu sa đọa, Còn người có tu thì chết phải thời, an nhiên ra đi, không luyến tiếc gì, bỏ nhục thân như liệng đôi giép rách.
TÂM PHÀM PHU tức VỌNG TÂM hay TÂM ĐẦY ẢO GIÁO
Trong tất cả ảo-giác thì ảo-giác về vô-minh và tham-ái là cha mẹ. Hai thứ nầy khó ai vượt qua!
Vậy người tu theo NHỨT-THỪA ĐỐN GIÁO làm sao vượt qua tâm phàm phu?
Nếu tu theo pháp ta mà nghĩ mình là phàm-phu thì người nầy đã có tội với Chánh-Pháp rồi. Vì sao? – Vì người nầy chẳng tu gì cả thì làm sao mà chẳng có tội?
Nếu cứ chấp chặc vào nhục-thân thì chừng nào vào được Thân Thiền? Dĩ nhiên là không bao giờ!
Nếu trước quán (tưởng tượng) đốt nhục thân dâng cúng lên bậc Kim-Cang Đạo-Sư, lên đức Bổn-Tôn Diên-Mệnh Địa-Tạng, chư Bồ-Tát và chư Phật Thế-Tôn có phải là bước nhảy vọt lớn không?
Ta và chư Tôn có thích cái bị thịt của các con không? – Dĩ nhiên là không vì nó
1) là chỗ chứa 84.000 chủng loại vi-trùng,
2) là ổ bệnh tật,
3) là hang của vong-linh, quỷ ma,
4) là nghĩa-địa biết đi,
5) là tổ hợp của xương cốt, phân dãi, máu huyết!
Nhưng, ta nhận sự dâng hiến nầy vì các con sẽ sanh trở lại một THÂN TRONG SUỐT hay THÂN VÔ THÂN, THÂN QUANG-MINH hoặc THÂN KIM-CANG đồng với chư Phật. Nếu không nhận thì các con sẽ không thể tiến tu. Vì đại từ-bi, các con làm chúng ta phải nhọc nhằn hít mùi hôi thúi cả ngày lẫn đêm! Không chết ngạt cũng là may rồi. Hú hồn!
Có đứa nào biết biến thứ nầy thành diệu hương không? – Dĩ nhiên, biết mà quên! Khi đốt thân trong Thiền vậy phải dũng mãnh phát Tâm Bồ-Đề, nguyện bỏ nhục-thân lấy các thứ thân trên hay Thân Chánh-Pháp tạng hoặc Ngũ chủng Pháp-Thân thì thân nầy trở thành khối diệu hương. Ngay chính vào phút nầy TÂM NIỆM PHÀM PHU BỊ TAN BIẾN như chút băng đá bỏ vào tô nước nóng vậy.
Khi các con được THÂN TRONG SUỐT thì chỗ TÂM NIỆM PHÀM PHU còn có chỗ dung thân ư?
Khi các con tiến lên THÂN VÔ THÂN, THÂN QUANG-MINH thì Thân-kiến và ngã-chấp (TÂM NIỆM PHÀM PHU) lấy gì để tồn-tại?
Nhưng làm sao được THÂN TRONG SUỐT thì không luận-bàn thêm!
Khi nguồn ái dục (Candali) bắn khỏi hang ổ của nó thì chuyện gì sẽ xãy ra? – Làm sao cho Luân-xa thứ nhứt (Sukhadhara chakra, nằm song song với nhục-thân tại giữa dương-vật và hậu-môn) quay? – Ở đây, miễn tiết-lộ.
Không có việc mở các luân-xa! Chỉ có dịch chuyển, quay thôi.
Những kẻ bàng-môn, ngoại Đạo học lóm nghe lén, nói càn, nói rở là có đóng, có mở 7 thứ luân-xa, mà chẳng biết 84.000 chakras, 72.000 nadi, Vajra bindu.
Ngay phái Mật-Tông của Ấn Độ (Tantrism) là Kundali hay Kaula (Mật-Tông Tả Phái) cũng không hề có việc đóng mở các luân xa trong Thân Vi-tế (Suskmadeha), mặc dù họ phát triển 12 thế kỷ sau Phật Giáo.
— # —
ẢO GIÁC VÀ QUÁN ĐẢNHSoạn giả Pram NguyenNgày 25/05/2020— o0o—QUÁN-ĐẢNHNhứt-Thừa Đốn-Giáo, tuy là Kim-Cang…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020
Diên Ngọc Xin phép thầy cho con được lưu lại bài viết này 🙏
Hoa Ngọc Bể Kiến Thức mênh mông vô tận và lời khuyên răn của Đạo Sư con xin trân trọng giữ gìn thực hành và kính mong Thầy gia hộ cho chúng con được tinh tấn thành tựu. Con chúc Thầy tâm thân luôn được an lạc, mạnh khỏe ! 🙏🙏🙏. Con tạ ơn Thầy.
Thảo Nguyễn Giáo lý Thầy chỉ dạy, nếu con không được gặp Thầy, không học không nghe thì không biết bao lâu kiếp nữa con vẫn cứ mãi trôi theo nghiệp quả ạ. Con xin ghi nhớ mỗi ngày ạ 🙏🙏🙏
Phi Hà Con cám ơn Th ạ ❤
Vinh Ngocngo A Di Đà Phật đọc từng câu mà muôi mê dứt sạch, cảm ơn bậc đạo sư nói ra lời vàng ngọc cho người tu hành giác ngộ!
Pháp Long Giáo Lý Thầy Ban cho Thật là Thù Thắng vi diệu Con thấy xưa nay it ai được như Thế..thi may mắn khi Gặp Được người 🙏🙏🙏😊
Diên Yến Thầy dạy giáo lý tối thượng thừa ,cao siêu vi Diệu,không thể nghĩ bàn
Con xin cung kính đảnh lễ Thầy 🙏🙏🙏
Dien Hanh Con xin đa tạ thầy. Người vì thương chúng sanh mà giảng đã cực kỳ rõ ràng giáo lý mà bình thường ít khi được thấy. Cho nên người đã nói phải quán A Tự Môn mọi lúc mọi nơi để sống trong Thân Thiền Định, dần thoát khỏi Nhục Thân này. Bữa giờ con mới biết lúc chúng con quán Ra đốt thân đã làm Người và chư Tôn phải hít khói độc 🙇🙇🙇
Nguyen Thu Nga Đón nhận những Mật Luận Thầy ban mà tâm con vui mừng khôn xiết bởi những khúc mắc trong việc hành thiền đã được giải đáp sáng tỏ. Giữa bóng tối vây quanh mà nay có ngọn đuốc sáng chỉ đường minh tường từ Ân Sư thì chẳng còn trở ngại nào ngăn được con trên đường tu tập. Trăm ngàn đảnh lễ Sư Phụ đã ban giáo pháp cho chúng con🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Thanh Long Cám ơn thông tin của chú rất nhiều.
Phạm Duy Con cảm ơn chú, con xin lưu lại làm hành trang tu tập ạ.
Phap Binh Thầy dạy giáo lý tối thượng thừa ,cao siêu vi Diệu,không thể nghĩ bàn. Ngắn gọn rễ hiểu.
Con xin cung kính đảnh lễ Thầy, chư Phật Thế Tôn. 🙏🙏🙏