Tóm sách “Ba chìa khóa vàng nuôi dạy con theo phương pháp Shichida”
Yêu thương (Love), Khen ngợi (Praise), Nhìn Nhận (Accept)
“Khi cha mẹ thay đổi, con cái sẽ thay đổi theo”
Bạn cần hiểu rằng khi con cảm thấy tức giận không phải vì bị cha mẹ đã từ chối không cho con một thứ gì đó, mà bởi vì cha mẹ đã cho con quá nhiều!
Phương pháp Shichida được phát triển dựa trên nên tảng khoa học và chứng thực về não phải, cân bằng phát triển hai bán cầu não. Từ đó, khả năng của trẻ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng cơ bản như đọc, toán, nhạc, họa… mà qua đó phát tríển hình thành tính cách, năng lực tư duy, tình yêu và sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Chúng ta khám phá và phát triển các tiềm năng của trẻ không chỉ nằm ở việc cho con tham gia bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu lớp học mà còn là mối quan hệ tin tưởng và yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Nếu thiếu đi tình yêu thương, trẻ sẽ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do đó, khi có được sự gắn kết mạnh mẽ với cha mẹ, trẻ có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Tình yêu thương của cha mẹ là nền tảng vững chắc cho con trưởng thành, mạnh mẽ, có năng lực và những cống hiến cho gia đình và xã hội.
Nuôi dạy con: cần yêu thương hết mực, nghiêm khắc, và luôn tin tưởng con
Bản tính sẵn có ở mỗi đứa trẻ luôn là trong sáng, thông minh, chính cha mẹ sẽ là người góp phần giúp cho tố chất này tỏa sáng hơn hay lu mờ đi.
- Tình yêu thương: chúng ta hãy tìm cách thề hiện tình yêu ấy bằng ngôn ngữ và hành động. Thay vì nói những lời sáo rỗng hay để chúng tự hiểu, cha mẹ có thể thể hiện bằng cách ôm siết con vào lòng một cách trìu mến, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi một cách chân thành.
- Sự nghiêm khắc: chỉ khiển trách con khi thật sự cần thiết. Nếu thiếu đi sự nghiêm khắc, chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng đứa trẻ nhiễm tính ích kỷ. Những đứa trẻ không quen với sự nghiêm khắc của cha mẹ ngay từ nhỏ, khi lớn lên sẽ không có thói quen nề nếp và không có khả năng rèn luyện tính tự chủ. Chúng thường tỏ ra cáu kỉnh và không muốn nghe lời cha mẹ.
- Sư tin tưởng: Bất kể dù có xảy ra việc gì, bạn phải luôn tỏ ra tin tưởng ở con mình khi dạy dỗ chúng. Nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau có liên quan đến cách cha mẹ nói chuyện với con mình, chẳng hạn: “cha mẹ hết sức hạnh phúc khi có con ở bên cạnh”. Đừng để những lời nói này trở thành sáo rỗng. Cha mẹ cần thực sự cảm nhận được niềm vui từ tận đẩy lòng mình.
Khi được cha mẹ khen ngợi, nhìn nhận và yêu thương, trẻ thường muốn làm cho cha mẹ vui lòng hơn nữa. Những động thái khuyến khích từ cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm động, tiếp thêm động lực và sự quyết tâm thay đổi. Đổng thời trái tim trẻ sẽ hoàn toàn rộng mở. Trẻ sẽ không cãi lời cha mẹ và ngoan ngoãn vâng lời. Ngược lại, nếu trẻ cảm thấy cha mẹ không nhìn nhận, không khen ngợi và không yêu thương, trẻ sẽ đóng chặt lòng mình và sẽ lớn lên với lòng nghi kỵ cùng sự phản kháng.
Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nếu cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách mù quáng và nuông chiều chúng vô lối thì kết quả là đứa trẻ sẽ mất khả năng kiểm soát nhu cầu, ham muốn và cảm xúc của mình. Con đường phạm tội của trẻ vị thành niên đó là trẻ không có khả năng kiềm soát cảm xúc của mình; hay nói cách khác, trẻ trở nên ích kỷ và thiếu khả năng chịu đựng. Khi một nhu cầu được thỏa mãn, trẻ sẽ mong chờ nhiều hơn, và những đòi hỏi sẽ ngày càng lớn dần. Đứa trẻ sẽ lớn lên mà không học được cách tự kiềm chế và không có khả năng chịu đựng. Nguợc lại, những trẻ học được cách tự kiểm chế ngay từ tấm bé sẽ không dễ nản chí bởi vì chúng có thể kiềm chế ham muốn của bản thân.
Khi việc nuôi dạy con càng ngày càng trở nên quá khó khăn, hãy xem lại bản thân mình. Bởi con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ. Tình trạng hiện tại của con đều là kết quả của quá trình giáo dục. Vì vậy, hãy quyết định thay đổi phương pháp một cách triệt để
CHƯƠNG I TÌNH YÊU THƯƠNG
-
Tận hưởng cảm giác hạnh phúc trong quá trình nuôi dạy con:
Sai lầm lớn nhất mà các bà mẹ thường phạm phải trong quá trình nuôi dạy con là thường xuyên la mắng và bới móc khuyết điểm của con. Điều này sẽ tạo nền bức tường “phản kháng” trong tâm trí của trẻ. Bức tuờng này sẽ khiến trẻ sẽ không còn ngoan ngoãn lắng nghe những gì mẹ nói. Bên cạnh đó trẻ sẽ mất đi mong muốn được học hỏi. Trái lại, khi một đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận mà không bị la mắng, con sẽ biết vâng lời và không có ý muốn phản kháng. Nhờ đó, những lời dạy bảo của mẹ sẽ dễ đi vào nhận thức của con hon. Những đứa trẻ được bao bọc trong tình yêu thương và sự dịu dàng của mẹ là những đứa trẻ có khả năng tiếp thu cao, biết vâng lời và biết đối xử tốt với mọi nguời xung quanh. Nguợc lại, những đứa trẻ hay bị la mắng khắt khe thường có những hành vi như cẩn mông tay, nói lắp báp, cơ mặt giật giật và tè dầm. Chúng thường mất đi sự hăng hái và luôn dò xét biểu hiện của cha mẹ.
Chúng ta cũng ít khi nhận ra và ngợi khen những ưu điểm của con cái. Đó chính là điếm trở ngại trong nhiều mối quan hệ. Một nhà tâm lý học đã từng nói: ‘Việc nuôi dạy con chẳng có gì khó cả. Bạn chỉ cẩn biết cách khen ngợi con mình. Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào điều này. Nếu các con của bạn giữ ý tứ khi ăn uống thỉ hãy khen ngợi chúng. Nếu chúng vẽ được một bức tranh thỉ hãy khen ngay. Nếu chúng giúp bạn dọn dẹp nhà của thì đừng chân chừ nói những lời khen tặng. Đây là điều duy nhất mà bạn cần làm”.
-
Khi việc nuôi dạy con trỏ nền quá khó khăn, hãy xem lại bản thân mình:
người mẹ nền tự tìm cách thay đổi bàn thân mình trước, chứ không nền cố gắng để thay đổi con mình. Con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ. Tình trạng hiện tại của con là kết quả quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Tất cả mọi ưu và khuyết điểm của con đều là kết quả của quá trình này. Nếu cha mẹ cố gắng thay đổi con mình bằng cách chăm chăm bới móc lỗi lầm của con, thường xuyên la mắng hoặc đánh đòn con thì cha mẹ chắc chắn không thể thành công. Vì vậy, hãy quyết định và thay đổi phương pháp một cách tríệt để. Ngưng la mắng trong vòng một tuân lễ. Thay vào đó, hãy thử dạy con bằng cách khen ngợi. Thay vì chăm chăm vào khuyết điềm của con cái và không khen ngợi chúng, thì hãy nhìn nhận những gì con đang có và cố gắng ngợi khen. Trẻ con, nếu có khuyết điểm thì cũng là chuyện bình thường. Nếu bạn thay đổi quan điểm, thì tất cả mọi điều con bạn làm đều trở nên đắng khích lệ. Hãy dùng khoảng 50 từ để khen con mỗi ngày. Nếu thái độ của người mẹ thay đổi, phản ứng của người con cũng thay đổi theo. Bí quyết để thay đổi thái độ của bản thản là hãy nhìn nhận con bạn với đúng những gì con đang có. Hãy chấp nhận những khuyết điểm của con và đừng chê bai dù chỉ một lần. Bạn chi cần khen ngợi những ưu điểm của con thôi.
-
Tình yêu thương cửa cha mẹ giúp phát triển tâm hồn con:
Nếu cha mẹ vô tình gieo vào lòng con sự buồn bã hoặc lo lắng thì con cái họ sẽ bắt đầu cư xử lạ lùng. Điều quan trọng là bạn phải nhanh chóng cảm nhận được nỗi đau mà bạn đã để lại trong trái tim non nớt của con và nhận ra nỗi đau ấy dẫn đến cách hành xử lạ lùng của con như thế nào. Trẻ con thường hay ngại ngùng và kín đáo. Chúng có khuynh huớng nội nhiêu hơn huớng ngoại. Chúng luôn đổ lỗi cho nguời khác về những hành vi của mình. Chúng cảm thấy mình luôn đúng và cho rằng người khác sai. Khi bị la mắng, chúng hờn dỗi. cha mẹ liệu có bỏ cuộc vì cảm thấy rằng đây là tính cách bầm sinh của con mình? Thật lòng mà nói, tất cả điều này là do cha mẹ tạo ra. Những hành vi này xuất hiện bởi vì các ông bố bà mẹ đã không thể hiện tình thương dành cho con một cách đúng đắn. Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy kịp thời và điều chỉnh hành vi của mình một cách thích hợp thì con cái của họ sẽ thay đổi.
-
Tình yêu thương và nội tiết tố:
Nội tiết tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên bộ não người. Khi con người cảm thấy thoải mái và vui vẻ, cơ thể sẽ sản sinh ra beta-endorphin, một loại morphine nội sinh có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác hưng phấn. Khi con người lo lắng, cơ thể sẽ sản sinh ra các loại nội tiết tố có chứa độc tố.
Khi người mẹ thể hiện tình thương đối với con một cách mãnh liệt, não bộ của thai nhi sẽ tạo ra đủ nội tiết tố tăng trưởng hỗ trợ cho quá trình phát triển. Khi người mẹ thể hiện tình thương đối với con một cách mãnh liệt, não bộ của thai nhi sẽ tạo ra đủ nội tiết tố tăng trưởng hỗ trợ cho quá trình phát triển. Nếu người mẹ ôm ấp và âu yếm con ngay từ lúc vừa mới sinh, não bộ của đứa trẻ nhận đủ tình yêu thương, nội tiết tố tăng trưởng được tiết ra và trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh.
Nội tiết tố còn có tắc dụng chữa trị tuyệt vời mà không một loại thuốc nào sánh kịp. Khi con người rơi vào trạng thái thư giãn sâu, beta-endorphin được sinh ra, nội tiết tố này thay đổi hoạt động của não bộ ngay lập tức, khơi gợi những khả năng tiềm tàng của con người. Khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sản sinh ra catecholamine, một loại nội tiết tổ làm ức chế khả năng của con người.
Mỗi lời bạn nói với con đểu ảnh hưởng đến chức năng não bộ, đến năng lực và tính cách của con trẻ. Việc nuôi dạy con bằng phương pháp la mắng sẽ khiến con mất đi động lực. Chức năng của bộ não được vận hành thông qua việc điều tiết hormone. Khi đứa trẻ nổi giận, bực bội, lo lắng hoặc bứt rứt thì tim sẽ không phát triển bình thường; đồng thời, sự phát triển trí tuệ cũng bị đình trệ. Trái lại, khi cha mẹ và con cái cảm thấy vui vẻ khi ở bên nhau, nội tiết tổ TRH được giải phông và đứa trẻ sẽ tràn đầy năng lượng.
-
Tình yêu thương giúp tạo nguồn động lực cho con:
Khi người mẹ biết động viên con bằng những lời lẽ đầy yêu thương, đứa con sẽ cảm thấy an toàn. Nhờ đó, nguồn động lực ở con sẽ phát triển mạnh mẽ. Trái tim con sẽ rộng mở và những tổn thương sẽ được chữa lành.
-
Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương:
Việc tiếp xúc qua da rất quan trọng để thỏa mãn cảm giác thân thuộc và tăng cường hoạt động cho vùng thân não. Hai phương pháp sau để truyền tải trọn vẹn tình yêu thương của bạn đến vối con: (i) ôm ấp vuốt ve con, (ii) chú tâm lắng nghe những gì con nói.
-
Ôm ấp và vuốt ve con sẽ giúp đánh thức vùng thân não:
Thân não là trung tâm của bộ não người. Khi hai cơ quan này hoạt động bình thường, hầu hết các loại bệnh tật sẽ được chữa trị bằng khả năng tự chữa lành tuyệt vời của thân não. Tất cả các dây thần kỉnh của não đêu tập hợp ở thân não. Đây cũng là ngọn nguồn điều khiến hoạt động của tim, cũng như “chỉ huy” tất cả các hoạt động của cơ thể. Một trong những phương pháp có thể được sử dụng đé truyền thông tin đến thân não là vuốt ve cơ thề khi nói những lời yêu thương chân thành. Cách làm này có thể thay đổi bất củ đứa trẻ nào, ngay cả những trẻ bị liệt não cũng sẽ bắt đầu thay đổi. Hãy thể hiện tình yêu thương đối với con bằng cách ôm con thật chặt, vuốt ve con và nói với con những lời yêu thương!
-
Chú tâm lắng nghe những điều con nói:
Một số thống kê cho thấy 70% những gì các bà mẹ nói vói con mỗi ngày là những lời la mắng, 30% còn lại là những lời giao tiếp thông thưòng và những lời khen ngợi. Nếu một đứa trẻ được nuôi dạy bằng cách la mắng, thì cha mẹ sẽ khống có cơ hội đé lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của con mình. Khi bị la mắng, trái tim con sẽ đóng chặt lại. Ngược lại, khi người mẹ thôi la mắng, và bắt đầu nhìn nhận con, khen ngợi con, trái tim đứa trẻ sẽ trở nên rộng mở và chịu trò chuyện với mẹ. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải hết sức quan tâm lắng nghe cảm xúc của con mình.
Phương pháp Yamabiko (echo-phương pháp tiếng vọng-lặp lại những gì con nói và thêm vào câu hỏi): Bằng cách này, bạn sẽ trả lời con bằng cách lặp lại những điéu con nói và đặt thêm những câu hỏi gợi mở. Đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả giúp bố mẹ có thể giao tiếp và hiểu được con minh. Khi bạn nhìn nhận cảm xúc của con, trái tim con sẽ rộng mở và con sẽ giãi bày với bạn thêm nhiều điều khác nữa. Cách trò chuyện này còn giúp con hình thành thói quen sắp xếp suy nghĩ và diễn đạt một cách rõ ràng.
CHƯƠNG 2: SỰ NGHIÊM KHẮC
- Nền tảng của kỷ luật là giúp con trở thành người có ý chí mạnh mẽ
- Rèn luyện khả nẳng tự kiểm chế
- Sự khắt khe lệch lạc
- Các bậc phụ huynh nên nghiêm khắc với chính minh
- Rèn luyện tinh thần cho con
- Bạn có thể dạy dỗ con một cách nghiêm túc mà không cần la mắng
- Chúng ta nên rèn kỷ luật cho con như thể nào?
- Liệu bạn có đang dùng phương pháp la mắng vô lý?
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG LÒNG TIN CHO CON
- Tạo dựng lòng tin cho con trước khi nghĩ đến kỷ luật
- Đừng tập trung vào khiếm khuyết của con
- Đừng xem trạng thái hiện tại của con là trạng thái hoàn thiện
- Đừng cầu toàn trong việc nuôi dạy con
- Đừng so sánh con với trẻ khác
- Đừng chỉ chăm chăm học kiến thức sách vở
- Con bạn vốn đã hoàn hảo với những gì con có
- Hãy tin tưởng con
CHƯƠNG 4 NHỮNG LỜI THỦ THỈ TÍCH CỰC
-
Lời thủ thỉ tích cực là công cụ giáo dục tuyệt vời nhất:
Nghiên cứu của Friedrich chỉ ra “Tất cả những ngưòi vĩ đại trở nên thành công là nhờ những gi họ đã đọc và những lời thủ thỉ mà họ nhận được.” Điểm chung thứ nhất của các nhân vật lịch sử này là họ đều ham thích đọc sách. Điểm chung thứ hai là suốt thời ấu thơ, họ nhận được những lời thủ thỉ tích cực từ cha mẹ.
Lời thủ thỉ là những câu nói sẽ đi vào tiềm thức của con người. Con người có ý thức và tiềm thức. Bình thường có vẻ như chúng ta hành động theo ý thức, nhưng thực ra hầu hết các hành vi của chúng ta đêu bị chi phối bởi tiềm thức. Chính những lời mà người mẹ nói với con kể từ khi con lọt lòng sẽ quyết định việc đường dẫn tích cực hay tiêu cực sẽ mở ra trong tâm trí con họ. Đường dẫn tích cực thúc đẩy sự sản sinh beta-endorphin, nội tiết tố giúp cho việc học hỏi dẻ dàng hơn. Còn đường dẫn tiêu cực thúc đầy sản sinh adrenalin, nội tiết tố làm cho việc học hỏi trở nên khó khăn hơn. Những trẻ có đường dẫn tích cực rộng mở có tinh thần sôi nổi hơn, dễ phát triển và tràn đáy nguồn năng lượng tích cực. Chúng yêu thích mọi việc mình làm. Tình cảm và tâm trí trẻ luôn ở trạng thái thoải mái. Trẻ sẽ gặp nhiêu thuận lợi trong việc học hành.
-
Hãy là người mẹ tràn đẩy nguồn năng lượng tích cực:
Xung quanh con người luôn tổn tại hai nguồn năng lượng: tích cực và tiêu cực. Trước tiên bạn phải hiểu ràng khi nguổn năng lượng tích cực chảy qua, mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ; những nếu nguổn năng luợng tiêu cực chảy qua, mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ đuợc. Khi bạn nhìn nhận điếu gì đó một cách tiêu cực, nguồn năng luợng tiêu cực sẽ đuợc sinh ra.
-
Phương pháp 5 phút thủ thỉ (5 phút gợi ý)
áp dụng khi con vừa thỉu thỉu ngủ: Dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đóng thời giúp cải thỉện chức năng não bộ của con và cải thỉện trí nhớ; Giúp thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, hoặc biến đứa trẻ thỉếu tự tin thành đủa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết.
Cơ sở khoa học: Những lời thủ thỉ có liên quan đến sóng não. Khi con ngưòi tỉnh táo, các sóng beta hoạt động. Mỗi đêm, trong suốt quá trình ngủ, chúng ta chuyển tủ sóng beta (hoạt động khi chúng ta tỉnh táo) sang sóng alpha (thích hợp cho việc học hỏi), sóng theta (giúp dễ dàng tiếp nhận những lời thủ thỉ) và sóng delta (khi chúng ta ngủ sâu, không tiếp nhận bất cứ điều gì). Trong thời gian chuyển tủ sóng beta sang sóng alpha, bộ lọc giữa ý thức và tiềm thức (thưòng ở trạng thái hoạt động khi chúng ta tỉnh táo) ngưng hoạt động, mở ra một lối vào rộng lớn.
Khi điều này xảy ra, những lời thủ thỉ có thể dẻ dàng đi vào tiềm thức. Vì vậy, khi một đúa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con.
-
Ghi âm và mỏ những lời thủ thỉ cho con nghe:
Nếu việc thì thầm những lời thủ thỉ bên tai con hàng đêm đối với bạn là một chuyện quá khó thì bạn có thể sử dụng máy ghi âm. Hãy ghi âm lại tất cả những mong muốn của bạn đối với con và mở băng ghi âm bên tai con vỏi âm lượng vừa đủ như một lời thì thám trong vòng 5 phút đầu, nghe mỗi đêm khi bé vừa chìm vào giấc ngủ.
-
Phương pháp học hỏi dựa trên lời thủ thỉ:
Phương pháp thủ thỉ không chỉ có thể vận dụng khi con bắt đầu ngủ mà còn có thể vận dụng cả vào những lúc con đang tỉnh táo như như khi con đang học hành. Bộ não người, mà cụ thể là tiềm thức, có những khả năng bí ẩn mà gần đây chúng ta mới bắt đầu hiểu được. Nếu chúng ta tập trung phát triển những khả năng này thì không đứa trẻ nào là yếu kém cả. nếu chúng ta tập trung vào tiềm thức và hiểu được các phương pháp khai thác những khả năng còn ẩn chứa bên trong thì chúng ta sẽ có thề khai phá những khả năng nổi trội vốn có của trẻ.
Thay vì nhồi nhét kiến thức, sứ mệnh của giáo dục là phải khơi gợi những tiềm năng của trẻ. Đây mới là nên giáo dục có ý nghĩa. Thực tế là cha mẹ có thể dẻ dàng phát hiện ra những tiềm năng này. Khi cha mẹ nuôi dạy con mình bằng cách xây dựng những ước mơ tươi sáng cho con, trao cho con tình yêu thương vỏ bờ bến và những lời thủ thỉ tích cực, những khả năng này tự nhiên sẽ xuất hiện. Đề thực hiện được điều này, cha mẹ cần phải hiểu rõ những khả năng tiềm tàng của con. Những khả năng này có thể được phát hiện thòng qua quá trình áp dụng phương pháp thủ thỉ.
-
Hãy thôi nhìn nhận con một cách tiêu cực:
biến những lời lẽ tiêu cực, trách mắng thành những những lời thủ thỉ yêu thương, tích cực. Bạn có nghĩ tốt hơn hết là bạn nên thay đổi quan điểm, nhìn nhận con mình một cách tích cực và thay đổi cách nói chuyện không?
CHƯƠNG 5 PHÁT TRIỂN TÂM HỒN CON
- Điều quan trọng nhất cha mẹ phải làm
- Những điều cha mẹ cẩn xem xét
- Cảm động trước những điều con làm
- Hãy biết ơn con
- Hãy tôn trọng con như một con người độc lập
- Giáo dục tại gia đình quan trọng hơn giáo dục tại trường?
- Bạn có giao nhiệm vụ cho con mình không?
PHẦN KẾT – NUÔI DẠY CON LÀ VUN ĐẮP NHỮNG ƯỚC MƠ
- Tại sao chúng ta phải học?
- Những ông bố tại một số quốc gia trên thể giới và những ông bố Nhật Bản
- Cha mẹ chắp cánh cho những ước mơ lớn lao
- Hãy dạy con biết sáng tạo
Tại sao chúng ta phải học? Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể trả lời như sau: “Khi đến tuổi trưởng thành, người ta phải tìm một công việc để trở nên có ích cho xã hội. Trẻ ngoan là tré biết cố gắng làm cho người khác hạnh phúc và sống có ích. Bây giờ con phải học để sau này trở thành người hữu ích và có thể cống hiến cho xã hội”.
Việc giáo dục con trong cộng đồng Do Thái
Tác giả Ruth Shiloh cuốn “Jewish Child – Rearing Methods” giải thích “Không phải người Do Thái sở hữu trí tuệ phi thường. Họ chỉ đơn giản là có phương pháp giáo dục khác biệt mà thôi”.
Trong những lời cầu nguyện hàng ngày, một đứa trẻ Do Thái từ 2 đến 3 tuổi đã bát đầu hứa rằng chúng sẽ cố gắng cải thiện bản thân và thế giới xung quanh. Điều này khiến trẻ hiểu đuợc tầm quan trọng của việc học hành chăm chỉ. Khi lên 4 tuổi, trẻ con Do Thái đã đuợc dạy về tinh thần trách nhiệm: “Con có nghĩa vụ phải dùng kiến thức của mình để cải thiện thế giới xung quanh”. Tinh thần trách nhiệm về việc cải thiện thế giới xung quanh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học chính là nguồn động lực giúp cho nền giáo dục Do Thái thành công.
Các ông bổ Do Thái luôn dành ngày lễ Sabbath để ở cùng gia đình. Bên cạnh đó, họ luôn dành thời gian cho việc giáo dục con cái. Mỗi tuần họ nghỉ một ngày để tập trung cho việc giáo dục con. Giáo dục gia đình do thái không chỉ nhằm giúp con vào đuợc các ngôi truờng danh tiếng, các công ty lớn hoặc các tổ chức chính phủ sau khi tốt nghiệp, thuật ngữ “giáo dục” mà người Do Thái sử dụng không có nghĩa là nhồi nhét kiến thức của mình cho con. Họ coi trọng trí tuệ hơn kiến thức. Họ dạy con rằng “Tài sản duy nhất của chúng ta chính là trí tuệ”. Có một câu ngạn ngữ Do Thái như sau: “Cho người con cá, ta nuôi sống người một ngày. Dạy người cách câu cá, ta nuôi sống người cả đời”.
Người Do Thái tin rằng bằng cách duy trì những thói quen này trong gia đình vào ngày lẻ Sabbath, dân tộc và trí thông minh của họ sẽ không bao giờ bị hủy hoại. Đây chính là lý do trẻ em Do Thái rất thông minh bởi vì phạm vi kiến thức mà chúng được dạy rất rộng lớn.
Thực chất của việc nuôi dạy con thông minh chính là vun đáp những ước mơ, bồi duỡng khả năng sáng tạo. Những đứa trẻ có ước mơ lớn lao sẽ đạt được nhiều điều vĩ đại trong tương lai.
Yoshida Shoin nói “Nhiều người đã bỏ cuộc bởi vì họ tin rằng mình bình thường và không có khả năng đạt được một điều gi đó. Nhưng Khổng Tử và Mạnh Tứ đều là những người bình thường, nhưng họ đã trở nên phi thường bởi vì họ có quyết tâm mạnh mẽ. Nếu các con có quyết tâm mạnh mẽ, các con chắc chắn sẽ thành công. Nếu học mà không có động lực thì sẽ chẳng đạt được gi cả”.
“Hãy tận dụng toàn bộ đầu óc của mình và hãy học cách sống có ích cho xã hội. Hãy chọn đọc những quyền sách hữu ích. Nếu không thì các con sẽ không thể đạt được những mục tiêu mà các con đã đặt ra cho bản thân”
Tóm lại, 5 điều mà cha mẹ cần rèn luyện cho con trước khi chúng bước ra đời
- Tinh thần họp tác với bạn bè – nền tảng của việc mang đến hạnh phúc cho mọi người
- Tinh thần tự lực cánh sinh
- Tinh thần trách nhiệm
- Tinh thần sẻ chia, đóng góp cho xã hội
- Đạo đức: giải thích cho con bạn hiểu tầm quan trọng của việc nuôi duỡng những phẩm chất tốt đẹp và nhắc nhở con không nên làm những việc trái với các nguyên tác đạo đức thông thường. Dạy con biết kiểm điểm hành động của bản thân để chắc chắn rằng chúng xuất phát từ động cơ cao đẹp, không vị kỷ.