Bài học quý giá rút ra từ cuộc đời của Công tử Bạc Liêu
Công tử Bạc Liêu là cụm từ dùng để chỉ cho các công tử con nhà giàu có, nổi tiếng ăn chơi ở xứ Bạc liêu, Sài gòn vào thập niên 90.
Nổi tiếng nhất trong số các công tử ăn chơi thời bấy giờ là công tử Trần Trinh Huy (1900- 1973). Và cụm từ công tử Bạc liêu là để chỉ cho công tử Huy.
Ta thấy ông được sinh ra trong một gia đình rất giàu có, cả đời sống trên nhung lụa và sự giàu sang. Chứng tỏ những kiếp trước của ông đã từng tạo rất nhiều phước báu.
Tuy nhiên với lối sống lãng phí, ăn chơi trác táng và đầy sự hưởng thụ trong dục lạc, cờ bạc, trai gái, mua sắm, rượu chè, ca vũ,…
Thì phước báu của ông dần dần bị suy tổn nặng. Và khi thời thế thay đổi bị chính quyền trưng thu ruộng đất, để chia lại cho người dân. Thì tài sản ông dần dần cạn kiệt. Nhưng với thói quen tiêu tiền phung phí, quen hưởng thụ mà không biết làm ăn kinh doanh thì tài sản ông ngày càng vơi dần, vơi dần.
Và đến lúc cuối cùng của cuộc đời năm 1973 khi mất thì tài sản cũng chẳng còn gì nhiều. Và ngày nay người con ruột ông cũng chỉ chạy xe ôm để kiếm sống qua ngày.
Ta thấy từ một gia tộc vinh quang, nổi tiếng và đình đám, hiển hách ở khu vực miền Tây Nam Bộ một thời. Mà đến nay trở nên suy tàn và lụn bại.
Để lại một bài học quý giá cho hậu thế, tính nhân quả thể hiện rất rõ:
Từ đời cha của ông là ông Trần Trinh Trạch, giàu nhanh nhờ cho vay nặng lãi. Rồi tới đời ông là ăn chơi hưởng thụ quá mức, chẳng biết quý trọng đồng tiền, làm phước bị suy tổn nghiêm trọng. Và đến đời con ông là nghèo đói luôn. Một quy trình tạo nhân, trổ quả thể hiện rõ qua ba đời, từ thịnh vượng đến suy tàn.
Một bài học để chúng ta cùng chiêm nghiệm.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày – Cư Sĩ Nhuận Hòa