Bản chất của cuộc đời này là sướng hay khổ?
Có hôm tôi đặt câu hỏi này với một cô bác sĩ, thì cô này trả lời là: Đời có lúc sướng, có lúc khổ.
Còn Quý Vị thì nhìn cuộc đời này như thế nào? sướng hay là khổ? hay không sướng cũng không khổ?
Theo tôi, nếu Vị nào thấy được bản chất của cuộc đời này là khổ.
Vị nào thấy được như thế, thì tôi cho rằng, người này đã bắt đầu có trí tuệ nhìn nhận vấn đề rồi.
Nhớ lại năm xưa khi Thái Tử Tất Đạt Đa (tức là Phật, khi Ngài còn là Thái Tử chưa xuất gia).
Khi bốn lần đi dạo bốn cổng thành, Ngài đã nhận thấy được bản chất của cuộc đời này là khổ, là đau khổ.
Đây là một cái nhìn thật sự rất trí tuệ, Ngài đã thấy được bản chất của kiếp sống, của kiếp nhân sinh .
Nếu kể về sự khổ thì phải nói là không có giấy mực nào mà có thể chép ra cho hết được, cái khổ của chúng sinh là vô cùng vô tận.
Ta có thể liệt kê một số sự khổ như:
Khổ khi còn nằm trong bụng mẹ, rồi khi sinh ra, khổ khi lớn lên, rồi học hành, bươn chải làm ăn mưu sinh kiếm sống, rồi khổ về bệnh tật, khổ về sinh ly, tử biệt, khổ về già, bệnh và chết.
Chết rồi cũng chưa hết, rồi bị lưu chuyển, đọa lạc, rồi tiếp tục trầm luân.
Nên nếu lấy những giọt nước mắt của chúng sinh mà đem so sánh với nước của tất cả các đại dương trên đại địa này. Thì những Bậc có trí tuệ sẽ thấy rằng :
« Nước mắt của chúng sinh, còn nhiều hơn cả nước của biển cả ».
Quả thật đúng như vậy. Nước của đại dương nhìn thì có vẻ nhiều vậy, nhưng chúng bảo hòa, ít được sinh thêm ra.
Trong khi đó những giọt nước mắt của tất cả chúng sinh cộng dồn lại thì chúng không ngừng được rơi thêm, không ngừng tuôn chảy.
Lượng nước phải nói là không thể nào đong đếm được.
Người mà thấy được bản chất của cuộc đời này là khổ, thì đã bắt đầu có trí tuệ nhìn nhận sự việc rồi.
Tuy nhiên, nếu chỉ thấy được cái chân lý này không thôi thì cũng chưa giải quyết được gì.
Mà cần phải thấy cho được ba chân lý tiếp theo là Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.
Kết hợp với chân lý đầu tiên là Khổ Đế.
Đây chính là Tứ Diệu Đế.
Là bốn chân lý huyền diệu mà năm xưa Đức Phật đã tìm ra được, và trong suốt bốn mươi chín năm đi giáo hóa, độ sinh.
Ngài đã chỉ dạy cho các chúng sinh thấy được con đường, thấy được ánh sáng, để họ tu tập, và chứng đắc các Thánh Quả, để đạt được sự giải thoát và giác ngộ, chấm dứt sự luân hồi, khổ đau.
Đây mới chính là sự giải thoát cái khổ rốt ráo, tận cùng.
Do đó, Quý Vị hãy nên chiêm nghiệm về Tứ Diệu Đế, hãy học thêm về Bát Chánh Đạo, cũng như những kiến thức cốt lõi, nền tảng của giáo pháp.
Để từ đó ứng dụng vào trong đời sống tu tập của mình, để chấm dứt những sự khổ đau, chấm dứt cái khổ của sự lưu chuyển trong luân hồi.
Đây mới thật sự là điều Quý Vị nên làm và theo đuổi suốt cuộc đời, cũng như nhiều kiếp về sau.
Một lý tưởng sống, một mục tiêu và hoài bão đầy ý nghĩa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tham khảo tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày –
BẢN CHẤT CỦA CUỘC ĐỜI NÀY LÀ SƯỚNG HAY LÀ KHỔ ?Có hôm tôi đặt câu hỏi này với một cô bác sĩ, thì cô này trả lời là…
Người đăng: Tu học mỗi ngày vào Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020