BẬN RỘN TRONG BUÔN BÁN
LÀM SAO ĐỂ AN ĐƯỢC TÂM ?
Câu hỏi này của một cô, hiện đang sống bên Úc đã hỏi tôi như thế.
Cô hỏi :
Ở bên Úc, cô có mở một cửa hiệu kinh doanh quán ăn. Hôm nào đông khách thì tâm cô vui vẻ, nhưng khi nào vắng khách thì tâm lo lắng bất an.
Hơn nữa, vì áp lực tiền bạc chi tiêu của cuộc sống nơi hải ngoại, nên hằng ngày đầu óc cô chỉ cuốn vào suy nghĩ kiếm tiền, làm sao để kiếm cho thật nhiều tiền.
Vậy Thầy có cách nào có thể giúp cho con an cái tâm, bớt suy nghĩ hơn không?
Con xin cảm ơn.
Mô Phật.
Trả lời :
Nhắc đến vấn đề kinh doanh này, làm tôi nhớ đến một chủ cửa hiệu kinh doanh ở trước cổng của sân bay ở Tp.HCM
Chủ này làm ăn rất tốt, phải nói là rất giàu, rất thành đạt nữa là khác.Vì sao ?
Vì khách hàng ở đó cực kì đông, nào là người đi máy bay, người thân đón đưa ghé đến,..v..v…
Và vì khách hàng dồi dào, giá cả bán cũng khá cao, nên chủ này làm ăn khá tốt.
Và buôn bán rất tốt, giàu có, sung mãn về vật chất.
Thì theo Quý Vị những người chủ này có bất an về kinh doanh không?
Tôi nghĩ, họ vẫn tính toán suy nghĩ, nhưng tâm rất thư thái an lạc, vì tiền dồi dào các công việc lặt vặt, bận rộn đều đã được thuê các quản lý, các nhân viên làm hết rồi.
Ví dụ này khác hoàn toàn với một ví dụ tôi sắp lấy ra đây :
Có một người công nhân lao động nghèo khổ. Vì muốn lên làm chủ cho mau giàu. Thế là anh lấy tiền dành dụm bao năm, cộng thêm vay mượn được chút đỉnh, và mở một quán ăn nhỏ.
Vì ít tiền, ít vốn, nên anh ấy chỉ thuê được một gian nhỏ, nơi ít người qua lại, góc bị khuất.
Và tình hình làm chủ của anh thế nào?
Vài ngày đầu, bán được ít người quen, tháng sau ế ẩm, chẳng có khách nào tới.
Khách vắng, không tiền, mà tiền thuê gian hàng cùng những chi phí đến hạn trả, làm tâm anh bất an, động loạn.
Hai ví dụ này để cho Quý Vị thấy rằng, phước báu khác nhau giữa hai người mở ra kinh doanh buôn bán, như hai trường hợp tôi nói trên.
Người có phước, họ mở ra làm ăn rất tốt, thuận lợi đủ mặt, còn người kém phước, thì làm đâu trật đó, thua lỗ đó, và chỉ làm đầu óc căng thẳng bất an, mệt mỏi, rồi cũng thua lỗ đóng cửa.
Nhưng người thế gian thì thường chạy theo danh lợi, mà họ ít tự nhìn lại xem phước bản thân tới đâu, để mà mở ra buôn bán.
Nếu phước hiện tại mình chỉ đủ làm và nuôi ba miệng ăn, nhưng mình muốn làm giàu, thật giàu thì rất khó.
Nên nếu làm bình thường đủ ăn ba miệng thì tâm ít bất an, nhưng nếu vay mượn nợ, mở kinh doanh, rồi buôn bán ế ẩm, thì sẽ bất an đó Quý Vị, vì phước không có sự tương ưng.
Nói dài dòng nảy giờ mà chưa trở lại với câu hỏi người cô ở trên.
Tôi nghĩ, người cô nói trên đang trong tình trạng rất kém phước, mà làm chủ.
Thì giờ đã mở cửa hiệu rồi, đóng không được, tìm việc khác thì khó, thôi thì vừa kinh doanh, vừa làm phước thêm để bồi vào kho phước báu của bản thân, chứ không còn cách nào khác.
Nếu trong trường hợp này mà chỉ cô cách ngồi thiền để an tâm thì cũng hơn khó, vì đang thiếu phước, rất khó mà thiền định được.
Thôi, chúc cô sẽ thấy được lẽ đạo về trường hợp của mình khi đọc qua bài viết này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tham khảo tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –