BÀN THỜ PHẬT LẬP RA SAO?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 28/03/2020
— o0o —
Chúng ta là tín đồ của Phật, tu hành sao cho xứng đáng là Pháp Vương Tử của đấng Thập Lực Pháp-Vương, chớ không phải là tôi mọi của bất kỳ người xuất gia nào cả!
Những người xuất gia tu hành (Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Giáo thọ A-Xà-Lê, v.v…) trì giới chúng ta không cần phải kính trọng; họ phá giới chúng ta cũng không nên khinh khi. Nếu họ phá giới thì nạn nhân sẽ thưa kiện, nhà cầm quyền phải theo đúng luật mà xử phạt. Như vậy, gọi là nghiêm minh.
Người xuất gia có Giới Luật, Thanh Quy của họ, không ràng buộc với hàng tại gia. Đức Phật vì thương xót hàng xuất gia không ai giúp đỡ cho tu học, chớ không tạo ra giai cấp Tăng lữ của Phật-giáo chuyên ròng ăn trên ngồi trước, cống cao ngã mạn, để thay cho giai-cấp Bà-La-Môn! Không hề có chuyện đó! Chưa bao giờ có trong thập phương tam thế.
Sở dĩ có hiện tượng suy đồi nầy vì hàng xuất gia tăng thượng mạn, thiểu trí, kém huệ vọng làm, vọng xưng; còn hàng tín đồ tại gia thì lười học Kinh, kém học Luận, chẳng biết Giới thì làm sao không tự biến mình thành nô-lệ!
Vì vậy, hàng tại gia muốn hàng xuất gia tôn trọng phải học cả Kinh, Luật và Luận cho thấu đáo.
Nếu mình tu theo pháp Đại-Thừa thì gặp phải người tu theo Tiểu Thừa chỉ cúng Tứ Sự (Y, Thuốc, Thức Ăn và Kinh), không nên thỉnh Pháp!
Nếu mình tu theo Mật pháp thì khi nói chuyện phải xem những ký hiệu như đưa ngón tay lên mặt, hoặc choàng khăn gì, cầm Vajra độc cổ, tam cổ, ngũ cổ, cữu cổ, hay yết ma Vajra (chày kim cang tréo), v.v… nhìn vào ánh mắt của họ để xem định lực, nhìn vào vẽ mặt để xem lòng từ bi, ngón tay, chân để xem trình độ, mở miệng thành lời để xem có phù hợp với Mật Tông cấp nào, v.v… phải nhận ra để phân thứ bậc.
Ví dụ, bậc cất tay động chân đều là ấn khế đó là người tu đã thành tựu Du-Già Hữu-Tướng, thuộc Mật Tông cấp Thấp (Tạp Mật, Thuần Mật (Sự và Tác Mật), Du-già Mật)
Nghe hơi thở, mùi thơm da thịt, v.v… biết là đã hoàn tất Giai Đoạn Chuẩn Bị (kiểm soát tùy ý Pranas và Vayus) hay vào Giai Đoạn Thành-Tựu (Candali lên Mahasukha Chakra, vượt qua thời kỳ tối nguy hiễm ở Dharma Chakra, Thân Kim Cang bắt đầu hiển lộ, nhập vào Pháp môn Vô-Nhị, chứng Đại-Lạc).
Không phải nhìn sắc phục hay danh tiếng vội cho là chân tu. Bậc Du-già hành-giả ít ai biết đến, huống chi là Thành-Tựu giả.
BÀN THỜ HAY PHÒNG THỜ
—————————————
MUỐN LẬP ĐẠO TRÀNG theo Mật Tông thì phải y theo Kinh dạy, nhứt nhứt tuân theo, không thể thiếu sót. Từ trị đất, đến thỉnh Địa Thiên “Trời Người gần hộ ta. Ở các Phật Đạo Sư. Tu hành hạnh thù thắng. Đất tịnh đến bờ kia….”
Bậc Kim Cang Đạo Sư hay Thâm Hành A-Xà-Lê thì có thể dùng tâm tạo Mạn-đà-la…
PHÒNG THỜ thì dành cho người giàu có, nhà cửa lớn rộng.
Ở đây, ta chỉ triển khai về bàn thờ.
BÀN THỜ PHẬT RA SAO?
Tùy theo pháp môn tu học mà lập bàn thờ có khác nhau.
Nói chung, nhìn vào bàn thờ, thấy người tu lễ Phật có thể biết họ chậm hay mau ra sanh tử luân hồi.
Đặt hướng bàn thờ xoay hướng nào thì biết họ mong cầu thứ gì.
Bày biện trên bàn thờ thì thấy tâm của người tu ra sao, v.v… thảy thảy đều có thể dùng một cái nhìn, hay một cái liếc là đủ biết.
Người tu theo Tịnh độ nếu có thể TU QUÁN thì nên treo toàn cảnh Cực-Lạc để ngày ngày nhìn mà quán chiếu.
Nếu chỉ TRÌ DANH thì cần có một tượng Phật A-Di-Đà hay một tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu không có tiền thì thỉnh một bức ảnh lớn Phật hay Bồ Tát.
Càng đơn giản càng tốt.
Bày biện những gì trên bàn thờ?
1) Ngay giữa bàn thờ để tượng hay hình Phật/Bồ Tát cao nhứt, – không cần thỉnh thầy khai quang điểm nhãn! Nhìn thẳng vào hình tượng đọc OM AH HÙM 3 lần rồi niệm danh hiệu Phật/Bồ Tát 108 lần sau khi đã an trí tất cả lên bàn thờ.
2) dưới tượng là một quyển Kinh Tịnh Độ nào mình thích.
3) Trước đó là một lư hương, dùng cát hay muối nhuyễn đổ vào – không được dùng nhang giả làm bằng điện: khói nhang tiêu biểu cho hương giải thoát, thân nhang tàn dần tiêu biểu cho vô thường và duyên khởi
4) Phía ngoài là 1 ly nước – tiêu biểu cho dùng nước đại bi thay cho nước ái dục
5) Bên trái đặt 1 bình bông nhỏ – tiêu biểu cho bông Bồ-Đề Tâm. Khi nó tàn úa phải ngắt bỏ, khi ngắt bỏ phải niệm vô thường; thay nước hôi thúi trong bình tiêu biểu cho làm sạch bình tâm nước dục.
6) Bên phải đặt một dĩa trái cây – tiêu biểu cho quả tu: thành tựu Niệm Phật Tam Muội hay được Nhứt Tâm Bất Loạn.
7) Phải có dầu thơm dùng vào việc cúng Phật/Bồ Tát: tiêu biểu cho việc cứu độ chúng sanh làm hương thơm cúng Phật.
8) Một ngọn đèn sáng bằng dầu hay bằng điện: tiêu biểu cho trí tuệ.
9) Tràng hạt 108 hay 54, 27, 18, 14 nên xông chút hương thơm, khi sử dụng xong, dài quá thì quấn thành 3 vòng hay để tréo thành hình số 8.
Không cần có chuông mõ.
Khi lạy Phật, phải kéo chân phải xuống trước quì gối, rồi kéo chân trái xuống, hay tay nhẹ nhàng chụp xuống như vuốt chân của Phật, hai cùi chỏ nhẹ nhàng đặt xuống, trán chạm đất nhẹ. Khi đứng lên thì kéo chân phải trước, rồi chân trái.
Lạy như vầy là cách lạy của người Ấn Độ. Kinh thường viết, quỳ gối phải chấp tay hướng Phật, chớ đâu có nói xụp hay chân chấp tay hướng Phật bao giờ? Các bạn một lần tu tập lạy 108 lần rất thoải mái mà không sợ lâu ngày bị thoái hóa xương đầu gối.
Hình 5 mẫu thờ là của Chùa, Viện không phải cho người tu tại gia.
Xem thêm:
Nhìn bàn thờ thấy đời sống Tâm linh
Nguyễn Lê Minh Đức Những cách bài trí ban thờ thật đẹp.
Con xin cúi đầu quy y tam bảo. Xin đãnh lễ chú. Từ vô thỉ đến nay tạo vô số nghiệp nay xin thành tâm sám hối. Nghiện vì chúng sanh mà nương theo chánh pháp Như Lai trong 10 phương 3 đời mà tu tập.
Kinh bạch chú, con ngu muội vô minh có câu hỏi khá”ngu” này: hiện tại cách bài trí ban thờ nhiều nơi khác nhau. Có người bảo Phật này lớn hơn Phật kia. Phải đặt Thích Ca ở trên. Có nơi bảo Di Đà lớn hơn phải đặt ở trên….vô số cách biện chứng
Theo con thấy. khi đã đắc vô thượng Bồ Đề, Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri thì chư Phật 10 phương như một. Vậy hà cớ chi mà phân biệt cao thấp.
Con thành tâm cung thỉnh chú giải bày để con rất nhiều người được tỏ thông trong cách lập ban thờ phật cho đúng, cho trang nghiêm mà không bị phạm.
Pram Nguyen Chú giải thích rồi. Tuỳ theo pháp tu mà lập bàn thờ.
-
- Người tu theo Tiểu Thừa giáo trí kém huệ yếu chỉ biết Phật Thích Ca.
Nhật Tụng tiếng Pali-Việt của họ nói 2.000.000 Phật mà bài xích 10 phương chư Phật! Nên Chùa, Viện họ chỉ thờ Bổn Sư Thích Ca. - Người tu Tịnh đã giải thích ở trên.
- Nếu thờ Phật Dược Sư mà cầu Cực Lạc thì ngài A Di Đà và Dược Sư thờ chung.
- Tu Thiền thì thờ Phật Thích Ca, Phật A Súc Bệ và chư Bồ Tát.
- Người tu Thiền Tịnh thì thêm Phật A Di Đà.
Đại khái là vậy. Phật Phật bình đẳng không có cao thấp, lớn nhỏ
- Người tu theo Tiểu Thừa giáo trí kém huệ yếu chỉ biết Phật Thích Ca.
Nguyễn Lê Minh Đức Pram Nguyen dạ. Con xin cảm ơn chú đã giải bày
Lê Nguyễn Quỳnh Người xuất gia phá giới, ko đủ phẩm hạnh thì không còn dc gọi là xuất gia. Theo đúng Kinh điển ghi lại thì dù ở vai nào cư sĩ hay tu sĩ cũng đều nên tôn kính bậc xuất gia đạo hạnh, đúng nghĩa xuất gia.
Các vị như Anan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất.. đều xuất thân từ giai cấp thượng lưu Brahmin, nhưng đều tôn kính Đức Thế Tôn là bậc xuất gia. Tôn kính ko có nghĩa là hạ mình trước 1 ai mà là bình đẳng, khiêm nhường trước bậc Ứng Cúng, xả ly, sống phạm hạnh, mang tinh thần làm gương sáng cho Nhân, Thiên. Cư sĩ mà trong tâm xuất gia, nhập thế cứu độ chúng sinh, thì cũng cần tôn kính họ bình đẳng.
Quan điểm của con là tôn kính bậc xuất gia, kính trọng bậc cư sĩ, chỉ cần họ sống đúng pháp. Cõi saha (ta bà) này thuộc dục giới, chư Tổ 90% là thị hiện xuất gia. Như Đức Phật, Lục Tổ, Bồ Đề Đạt Ma, Milarepa… các Ngài đều thị hiện xuất gia. Các Ngài giác ngộ cao thì ko phụ thuộc vào tướng tại gia hay xuất gia bởi tâm các Ngài vốn đã xuất ly khỏi cái Tam giới gia to lớn rồi. Nhưng vì sao 90% các Tổ đều đóng vai thị hiện xuất gia! Để làm gương cho cõi dục này biết xả bỏ nhân của đau khổ!
Kính trọng người xuất gia có phước của riêng việc này, Phật nói cúng dường, tôn kính bậc đáng kính Ứng Cúng, phước báu vô lượng. Về Mật thừa, đi theo phụng sự bậc Thầy A Xà Lê là con đường trực diện tu tập thành tựu. Phụng sự 1 bậc mà muôn kiếp họ đều hy sinh, xả thân vì chúng sinh, trong đó có mình, cha mẹ mình cũng là trả hồng ân. Còn kẻ giả mạo xuất gia, tu ko giữ dc giới mình thọ nhận, dù là ai, thì ko bàn, chú đã ghi rồi.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh chú cũng trong ngóng vào các bậc xuất gia giữ Giới tinh nghiêm, hành hạnh đầu đà, ngày 2 thời công phu sáng chiều. Khi ăn cúng cho Quỷ Tử Mẫu và Thí cho Ngạ quỷ. Thuyết giới mỗi tháng 2 lần; mỗi năm nhập Hạ ba tháng học Kinh Tu tập. Ba năm xét dương vật của Tỳ kheo xem có rút vào chưa, khi đi tiểu có dương ra và thâu hút nước tiểu như Dalai Lama đời thứ V chưa? Còn các Ni thi xét hai bắp vế cón trơn mịn không thì biết có phải chân tu hay là Ác Tỳ kheo, tội cấu Sa môn, v.v… giả vào Tăng/Ni chúng phá hoại hình tướng Tăng già! Chú nói có sai không?
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen chú nói đúng ah! Con có gặp vài vị, đếm trên đầu ngón tay như vậy. Chỗ nào vị đó ngồi, đều có mùi thơm toả ra. Con rất ít khi đi chùa, càng ko quen tụ tập nhóm đông. Các vị tu ở VN, con cũng ko có duyên, 1 số vị thì thiền định nhìn vào thì thấy có cả ma quỷ giả mạo, cả bậc chưa Kiến Tánh mà vẫn rao giảng, nhận cúng dường… Nhưng cũng có 1 số ít các vị là bậc tu hành nghiêm chỉnh, xứng đáng. Trước con vẫn thực hành thí cúng ngạ quỷ bằng nghi quỹ Quán Thế Âm, gồm ấn chú khai mở khẩu, ban cam lồ cho họ. Cúng Quỷ tử mẫu, Kim Súy Điểu con vẫn nhớ bài pháp và câu chú “Om Mukti Mukti Svaha” vì 1 trong các bậc thầy xuất gia của con có hành pháp này và dạy lại con thực hành.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Thiền môn, bây giờ không còn cúng Mông Sơn Thí Thực! Ăn ngày 3 buổi. Phế bỏ 2 thời công phu, 3 tháng An cư cho là 10 ngày cấm túc! Không tụng Giới; thử hỏi Tăng Ni ngày nay ai thuộc Giới Kinh?
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen dạ số đông họ đã suy giảm. 1 số nơi con gặp, các Tỳ Kheo vẫn giữ ngày ăn 1 bữa, ko quá Ngọ. 6 thời công phu, mặc 1 y áo. Số con thỉnh thoảng vẫn gặp các vị này. Thậm chí con có gặp 1 cư sĩ rất giàu có, nhưng cũng thực hành hạnh ăn ngày 1 bữa, ko quá Ngọ, âm thầm Mật hạnh tu Kim Cương Thừa. Con thì nghèo lắm, có cho giàu con cũng kiếu, giàu mất công lại bận rộn haha cuộc sống cần gì, tự dưng ở đâu cứ mang đến, con sống đơn giản vậy thôi!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Chú đang nói với con về các vị xuất gia, vì hình như con không vừa ý bài viết của Chú.
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen con hiểu ý chú, muốn giúp các bạn tìm lại chính Phật tánh trong mình, ko vọng cầu mê tín, tránh gặp ma tăng lừa gạt. Con rất trân trọng hạnh Bồ đề trong chú, con chia sẻ thêm chút xíu để các bạn mới sơ cơ, hiểu nguyên lí gốc, ko vì số đông ma tăng Mạt pháp mà quên niềm tin vào các bậc xuất gia chân chính. Để cta cùng phước hạnh tròn đầy, tiến tu giải thoát _()_
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh vậy trước khi phê con giúp Chú viết thêm vài chữ như vậy.
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen dạ, theo lí đời thì face là nhà chú, con như khách vô, cần tuân thủ lễ thông thường. Mà con tin chú là bậc khai ngộ thượng trí, cái này con nói thiệt, tính con ko có nâng ai bao giờ, ai có nhân duyên, lại tu cao, con thẳng lắm, Phật tánh ko có vai vế, chư Phật con tôn kính, lễ lạy theo sắc thân. Pháp thân đối Pháp thân con ko lễ, chỉ mỉm cười. Khen hay Nộ, đều là thương, kính. Nhân duyên dịch bệnh, con người khổ ải, chú phát tâm nâng đỡ, bậc thượng trí làm như ko làm, ko thấy mình và của mình bên trong. Con tin chú ở cảnh giới này, làm trong tam giới mà tâm xuất tam giới, con mới mạnh dạn chung tay cho cái chung của Pháp ah! Mọi sự vốn như mộng huyễn haha, viết xong, con lại tự cười mình, pháp thân lại phô diễn trò chơi huyễn mộng của nó kkk. Tánh con nó dở vậy, chú bỏ qua, hoan hỷ cho con nghen!
Nguyen Minh Nguyet Cảm ơn những chỉ dạy của chú, trước giờ con lạy toàn quỳ và đứng lên bằng 2 gối một lúc luôn
Pram Nguyen vậy vừa mõi vừa bị mệt khi xong 108 lạy!
Nguyen Minh Nguyet Pram Nguyen Dạ, từ giờ con sẽ lạy như chú hướng dẫn. Ước gì được chú hướng dẫn cho con cách tu nữa hihihi
Pram Nguyen Nguyen Minh Nguyet con muốn học gì?
Nguyen Minh Nguyet Pram Nguyen Con giờ đang tu theo kiểu đi mót chú ạ, nghe các thầy giảng rồi thỉnh kinh ở chùa về đọc, thời gian gần đây thì con tụng Chú Đại Bi nhiều hơn, bắt đầu tập ngồi thiền cũng làm theo một bạn trên mạng gửi cho file. Trước con 1 lần vào Phật Đường cầu đạo, người làm lễ gọi là Điểm Trường Sư nhưng sau 1 thời gian con thấy ko hợp vì sử dụng tiếng Hoa nhiều, sau đó con về chùa quy y (người trong Phật Đường nói với con là đã cầu đạo rồi mà còn quy y là có tội).
Pram Nguyen Nguyen Minh Nguyet thế là con bế tắc. Con inbox Chú. Sáng Chú sẽ xem
Hung Pham Sao tự nhiên kêu lập bàn thờ đại thừa rồi chụp hình bàn thờ mật thừa cha nội? Thừa nào mà chả lấy kinh luật luận làm nền tảng. Tu cái đéo gì mà nhìn sắc tướng bên ngoài da thịt toả mùi thơm, dụng tay theo thế ấn để má nhận diện level tu đạt quả vị abc? Má tu ô hợp nghê. Chân cũng có khế ấn nhá má!
Pram Nguyen Ngu vậy! Đọc kỷ đi! Chừa chỗ cho kẻ khác ngu với. Hung Pham thứ ngu nầy học tiếng Việt chưa xong mà vội vào hủy báng! Hình 5 mẫu thờ là của Chùa. Viện không phải cho người tu tại gia.Tiển vong!
Angel Nguyễn Hung Pham thứ nhất, chú Pram Nguyen là bậc tiền bối, trong cách nói năng a đã phải nên giữ sự tôn kính rồi. Thứ 2, chú là bậc Thiện Tri Thức học sâu hiểu rộng, những lời chú giảng dạy có khi ngoài tầm hiểu biết của a, nên a càng phải cân nhắc trước khi bình loạn như vậy. Xét nhìn tướng tá a cũng phong độ, công việc a cũng đàng hoàng thì hẳn ko phải là phường thất học ngu si, tại sao cái lễ trong cách hành xử lại kém cỏi như vậy? Nếu a ko đồng ý cái j có thể thưa chú để chú giảng giải thêm mà từ đó được mở mang thêm kiến thức, chứ sao lại ăn nói hỗ lốn, báng bổ, thất lễ như vậy? Nếu đã ko ưa, sao lại theo dõi trang của chú để buông những lời độc địa mà tự mình gieo nghiệp ác cho mình?
Pram Nguyen xin chú bớt phẫn nộ, đối với những kẻ kém hiểu biết, ngu si như vậy là họ đã tự cắt duyên lành với chú và với các chư Phật, chư Bồ Tát, rồi họ sẽ cứ mãi loay hoay trong luân hồi và sớm đoạ đày chịu tội. Thương thay. A Di Đà Phật
Pram Nguyen Angel Nguyễn Nó không đọc, vào là giáng xuống như phường đâm heo thuốc chó. Đụng đến dòng tu ba phải Tây-Tạng sùng bái cá nhân của nó, nên nó tru tréo như chó tháng 7. Cho nên, thứ nầy phải dứt khoát không nhân nhượng.
Angel Nguyễn Pram Nguyen dạ chú, chúng sinh ngu si, làm phiền lòng chú và các chư Phật, chư Bồ Tát rồi
Nguyễn Yến Tu gì không biết chưa gì vô nhà người ta nói lời vô học mất nết là biết thôi xong rồi ạ!