Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là gì? Vấn đề hiện nay
- Nhiệm vụ/Những việc làm/Những cách bảo vệ môi trường
- Thông điệp/Thông tin/Bài viết/Ví dụ về bảo vệ môi trường
- Các ngày kỷ niệm hằng năm liên quan đến môi trường :
- Ngày Nước Thế Giới 22/3,
- Ngày Trái Đất 22/4,
- Ngày Môi Trường Thế Giới 5/6
Ý thức bảo vệ môi trường
Hôm nay mình đi mua trái cây.
Cô bán trái cây thấy mình hay xách rác đi chừng 100m để bỏ nơi thùng rác công cộng.
Cô nói:
“Sao mày mất công xách rác đi bỏ chi vậy?
Như dì là dì kéo rác ra bờ sông rồi quăng đại xuống dưới sông luôn!
Ở đây nhà nào mà không làm vậy?
Mày xách rác đi chi mất công quá! Quăng đại xuống sông đi có sao đâu!”
(Vì nơi mình sống thì trước nhà là mặt đường cái, sau nhà là mặt sông nên đa số nhà nào cũng xả rác xuống sông luôn cho tiện..)
Heiz… Chỉ thở dài và cười nói lí nhí mấy câu cho qua chuyện rồi chuồn về lẹ.
Thật tình mình không làm vậy được!
Thà không biết Phật pháp, thà không biết phóng sinh, thà không…..
Bạn phóng sinh, thả những Vị Bồ Tát xuống sông rồi thì tất nhiên là mong họ được tung tăng bơi lội, sống vui khoẻ trong môi trường trong sạch.
Nếu phóng sinh mà đi xả rác bừa bãi có khác nào thả chúng ra rồi mình phóng quân lính đi tìm để đánh đuổi, hành hạ chúng (nhìn những tấm hình đính kèm mà thấy xót xa lắm ).
Theo ý kiến cá nhân mình xin mạn phép nói.
Nên bảo vệ môi trường từ những thói quen nhỏ nhất như phân loại rác, giảm thiểu tối đa dùng bịch nilong, nhựa, không xả rác bừa bãi mà để rác đúng nơi đúng chỗ thì phóng sinh mới tròn đầy ý nghĩa .
Cho dù mình ăn một viên kẹo nhỏ cũng nên bỏ vỏ kẹo vào thùng rác, mở nắp chai nước suối có miếng nilong nhỏ cũng nên bỏ thùng rác, ….v….v…….
Nếu không có thùng rác ở đó thì nhét vào túi mình rồi về nhà bỏ vào thùng rác nhà mình cũng được có sao đâu.
Nhu cầu ăn, uống là của mình mà? Có ai ăn hộ uống hộ mình đâu mà lại đi vứt rác bừa bãi cho người khác dọn ạ?
Lại mang tội vô ý phá mỹ quan, hủy hoại môi trường nữa ạ.
Tự tạo duyên nghiệp xấu cho chính mình .
Còn một việc cũng liên quan chút chút ạ.
Vì nhà mình bán thuốc nên gặp cảnh này thường lắm ạ.
Cánh mày râu là chủ yếu ạ. Vào mua thuốc cảm ho sổ mũi.
Vừa dừng xe trước cửa nhà mình là khạc nhổ đàm. Có nhiều người vô tư hơn là vừa chạy xe vèo vèo vừa khạc nhổ, có trúng ai thì ráng chịu .
Lỡ mà khạc nhổ trúng con vật gì to to dưới mé đường nó còn cố mà bò thoát ra được, chứ mà dính ngay con kiến hay con gì bé bé là thôi tiêu mạng chúng luôn rồi (hi hữu nhưng không phải ko có khả năng ) .
Làm vậy cũng gây cảm giác không sạch sẽ cho người khác và khiến người ta phiền não.
Nếu muốn khạc thì nên xuống xe kiếm chỗ nào tiện rồi hãy nên nhổ đàm ra .
Chính mình hồi đi làm, lúc gần tới đèn đỏ thì mình dừng xe máy kế bên xe bus cao hơn mình cả thước nên có lẽ vị nào hồn nhiên vô tư không hay biết đã phun nước miếng từ cửa sổ trong xe bus bay cái vèo dính ngay chóc mũ bảo hiểm mình luôn .
Lỡ lúc đó mà không đội mũ bảo hiểm, ko đeo khẩu trang nữa thì ôi thôi…
Còn chuyện bị dính phân chim khi đang chạy xe thì cũng một hai lần rồi.
Nhưng đó là loài chúng sinh thôi …
Còn có nhiều vị thay vì dùng miếng khăn giấy bịt mũi lại mà hỉ mũi thì không đâu .
Vô tư lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên này để hỉ lỗ mũi bên kia cho nước mũi bay ra như mưa phùn mùa xuân ấy, lỡ bà con cô bác anh chị em trẻ nhỏ nào đi ngang qua dính trận “mưa phùn” này thì ai khỏe khỏe ko sao, chứ sức đề kháng yếu thì lại vô tình lây bệnh cho người khác .
Rồi một vài người vô tiệm mua thuốc mà cứ vừa khai bệnh vừa ho thẳng vào mặt mình (mà ko lấy tay che miệng lại hoặc quay ra chỗ khác để ho) làm mình bán thuốc xong phải gấp rút đi rửa mặt lại cho sạch sẽ .
Không phải ý mình tự khen và dám chê bai người đâu .
Vì đó đa số là do thói quen từ nhỏ đến lớn, nhiều khi chính bản thân mình có thói quen xấu đó mà mình ko hề biết.
Chỉ mong bạn nào có cùng thói xấu này thì để ý bỏ bớt. Cho chính chúng ta và vạn loài được sống trong môi trường xanh tươi, văn minh, sạch đẹp hơn.
Nhân đây mới thấy sự Giáo dục trong gia đình từ lúc con còn nhỏ là vô cùng quan trọng.
Xin mạn phép có một chút ý kiến, Con xin sám hối nếu lỡ làm vị nào đó phiền não hoặc sinh tức giận với ý kiến này .
Nguồn : Bài viết của bạn Phật Tử Alex Max.
FB: Tu học mỗi ngày
HAI SỰ XẢ THẢI
Xả thải hay nói đầy đủ là xả chất thải ra môi trường.
Quý vị có xả chất thải ra môi trường hay không?
Tôi nghĩ là vị nào cũng có, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.
Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đạo lý, đó là đạo lí về hai sự xả chất thải. Thế nào là hai?
1. Xả chất thải vật chất ra môi trường
Nói về chất thải vật chất thì nó rất nhiều, chẳng qua quý vị không để ý mà thôi, và tác hại của nó đối với môi trường là cực kỳ nghiêm trọng, đang ở mức đáng báo động, và con người đã tạo tội rất là lớn, tạo ra quả báo xấu cho chính họ, mà họ dường như ít để ý.
Chúng ta sẽ đi vào từng loại chất thải vật chất :
1. Rác thải nhựa :
Ly cốc nhựa, túi ni lông bằng nhựa, vỏ cao su, chai nước nhựa, quần áo, giỏ xách, ống hút nhựa, chai nhựa đựng dầu gội,…
Rất là nhiều thứ như thế.
Và theo thống kê của hiệp hội bảo vệ môi trường, đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa.
Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển.
Theo dự báo nếu tốc độ này cứ đều đều diễn ra như thế này, thì đến năm 2025, cứ ngoài biển 3 tấn cá, sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.
Con số thống kê này sẽ làm cho quý vị phải giật mình, và cần nên nhìn lại một cách hết sức nghiêm túc.
Nếu không tội lỗi của quý vị tạo ra đến cuối đời không phải là ít, mà quả báo của nó, chính là quý vị phải tái sinh trở lại để hưởng những hậu quả đó.
Có thể sinh ra làm người nhưng trong môi trường ô nhiễm, có thể sinh ra làm cá, hay các sinh vật sống trong nước,… Và phải chịu sự ô nhiễm của môi trường, rồi bị bệnh tật, yểu mạng chết sớm,…
Khi tôi thấy được điều này :
Nên mỗi lần tôi xả thải, đều phải cân nhắc rất kĩ, như
- Trước khi uống chai nước này rác thải xả như thế nào đây?
- Cốc nhựa đựng cà phê, đựng trà sữa, ….. uống xong và vứt, thì sẽ xử lý ra sao đây?
- Các túi nilon đi chợ mỗi ngày, mình nhận về bao nhiêu cái, thải ra bao nhiêu cái?
Để ý từng chút như thế, các vị sẽ thấy bản thân mỗi người sẽ tạo ra rất nhiều lượng rác sau nhiều năm tháng.
Đây là quý vị đang góp phần giết chết các loài sinh vật ở đại dương, cũng chính là đang sát sinh rồi.
Nên nhiều vị cho rằng họ ăn chay là không có sát sinh, nhưng thực chất khi họ xả rác thải nhựa ra môi trường, mà nếu chúng không được xử lý, bị đổ ra biển.
Thì họ đã tạo ra nghiệp sát sinh rồi, vì tràn ra biển thì sẽ làm cho nhiều cá,… chết.
Để giải quyết vấn đề này quý vị có nhiều cách :
A. Tái sử dụng
Tái sử dụng các bọc ni lông nhựa, mua một túi nhựa cứng chắc, và đựng xong rồi đem về giặt sạch đựng tiếp, tức là dùng cho những lần sau.
Hoặc chuyển sang dùng các túi ni lông làm từ bột sắn, ống hút thì làm từ cỏ, giấy, hộp cơm xốp thì làm từ bã mía,….
Các cốc nhựa đựng nước sinh tố, thì mình tự đem theo bình để đựng, chứ không có lấy cốc nhựa ở chỗ bán.
Quần áo, ba lô, ví, túi xách,… Nếu còn mới, còn dùng được, thì nên cho người khác nghèo khó hơn nếu không sử dụng, chứ đừng có vứt ra môi trường.
B. Tiêu thụ vừa phải tránh lãng phí:
Nhiều người họ có tiền, thế là hưởng thụ thái quá, ăn uống mua sắm quá nhiều, đến nỗi béo phì thừa chất, vừa dễ gây bệnh, vừa tạo ra lượng rác thải lớn.
Do đó, một lối sống thiểu dục tri túc, cũng phần nào giảm bớt đi tội lỗi, là vậy.
2. Thải hóa chất :
Đây là một loại chất thải hết sức nguy hiểm, nếu thải ra môi trường.
Như : Dầu gội đầu, dầu xả, sữa tắm, bột giặt, khói từ xe, dầu nhớt, chất bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa bồn cầu, nước lau nhà, lau sàn, nước rửa kính, các loại nước sát khuẩn, ……
Nói chung rất nhiều hóa chất độc hại, mà ngày nay con người đã sản xuất ra, và thải ra môi trường.
Những chất này nếu không được xử lý, mà thải ra môi trường trực tiếp, thì sẽ làm cho không những vô số sinh vật bị chết đi, mà sức khỏe tính mạng con người cũng lâm nguy.
- Vì nước ô nhiễm lấy gì uống ?
- Thực vật động vật ô nhiễm hết lấy gì ăn ?
- Không khí cũng ô nhiễm lấy gì thở ?
Để giải quyết vấn đề này chúng ta có nhiều cách :
* Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất :
- Như bột giặt, dầu gội đầu, ….. Dùng rất hạn chế, đừng lạm dụng thấy quá, mà tạo nhiều tội.
- Nước lau nhà, rửa bồn cầu,… Nếu chưa đến lúc cần thiết, thì cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều.
* Sử dụng xe máy trên đường, nếu việc sử dụng xe mà hữu ích thì nên đi, không thì ở nhà, chứ đừng có lái xe chạy rong rong, vừa tốn xăng, vừa gây ô nhiễm môi trường, lại vừa gây ách tắc giao thông….
Những vấn đề này quý vị phải tự tính toán cân nhắc cho hợp lý.
Ở trên tôi chỉ mới liệt kê ra hai loại chất thải vật chất, còn trong thực tế thì sợ còn nhiều nữa.
Chứ không có dừng lại ở bao nhiêu đó.
Ngay từ bây giờ, quý vị hãy tập kiểm soát lại việc xả chất thải vật chất này ra môi trường, làm sao để tới khi nhắm mắt xuôi tay, nhìn lại, lượng chất thải ta rất ít, mà việc tốt ta làm để bảo vệ thiên nhiên môi trường thì rất nhiều.
Như các việc :
Phổ biến cho mọi người về sự báo động của rác thải, thường xuyên tổ chức bảo vệ môi trường như đi nhặt rác, tặng mọi người túi ni lon sinh học, hộp cơm bã mía, túi giấy, ống hút cỏ, trồng cây xanh, tuyên truyền bảo vệ rừng, thay thế các hóa chất bằng các chế phẩm thiên nhiên…
Sống và làm được như thế, thì chính là quý vị đang tạo ra cho mình một cảnh giới trong sạch, tốt đẹp.
Mới đủ phước duyên để giúp quý vị sinh về những cảnh giới cao, như các cảnh giới trời chẳng hạn.
2. Xả chất thải phi vật chất
Còn một loại chất thải phi vật chất thứ hai:
Xả các chất thải vô hình vô tướng ra môi trường bên ngoài.
Chất thải phi vật chất này cũng cực kỳ quan trọng, quan trọng không kém gì chất thải vật chất.
Vì nó là sự xả thải trực tiếp từ trong tâm các vị mà ra, do đó nếu không chú ý cũng cực kỳ nguy hiểm, nó cũng sẽ khiến cho con người bị đoạ lạc.
Hằng ngày, khi chúng ta đối duyên tiếp cảnh, nếu với một người mà không tu, kém tu, thì lượng rác thải đổ ra từ tâm người ấy không phải là ít.
Ví dụ :
Chiều hôm nay mặc đồ mới đẹp đi dự đám cưới, nhưng mới ra tới đầu đường, thì không may đã bị một ông già nghèo đi bán vé số, qua đường không nhìn, đã va vào quý vị.
Thế là làm cho quý vị té xuống, quần áo mới bị rách, lại còn bị trầy xước.
Vậy thì lúc này người đi ăn đám cưới sẽ phản ứng như thế nào, theo quý vị?
Theo tôi 10 người, thì tới 9 người sẽ chửi người bán vé số già rồi.
Mà khi chửi, hay xúc phạm ông ấy thì chính là quý vị đang đem rác ra môi trường rồi đó. (rác trong tâm, đã có cơ hội tuôn ra).
Lấy một ví dụ khác :
Hôm nay lên công sở làm việc, gặp người quản lý khó chịu thế này nọ.
La mắng quý vị cái này, bắt phải làm cái kia cho đúng, cái này cho hoàn hảo, ….
Tâm trạng hôm nay lại đang mệt mỏi nữa, vì ở nhà vừa mới xích mích với chồng, con.
Thì lúc người quản lý nói ra những lời khó nghe, tôi nghĩ trong lòng quý vị sẽ có giận dữ, bực bội, ít nhất là cũng chửi thầm trong bụng.
Còn nặng hơn thì bộc lộ ra bên ngoài, bằng những câu từ khó nghe trở lại.
Đây lại chính là lúc các vị đem rác ra bên ngoài đó.
Nhưng các mối quan hệ hằng ngày thì đâu phải chỉ dừng lại bao nhiêu đó, mà sẽ có rất nhiều chuyện xảy đến.
Như quan hệ giữa vợ chồng, rồi con cái, rồi với đồng nghiệp, với người hàng xóm, với người mắc nợ, hay với các đối tác làm ăn, hay với những người thân anh chị em, cha mẹ trong gia đình, ……
Nói chung là sẽ có rất nhiều sự tiếp duyên đối cảnh, nghịch ý với chính mình.
Và lúc đó chính là cơ hội thuận lợi, để một người không tu, không có sức chánh niệm làm chủ bản thân, tuôn rác dơ bẩn chất chứa bấy lâu từ trong tâm ra ngoài.
Quý vị hãy kiểm nghiệm lại xem trong đời mình đã bao nhiêu lần xả rác tâm dơ ( phát sinh từ thân, miệng, ý ) ra bên ngoài như thế rồi.
Và cũng có rất nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng :
Thải những thứ rác ấy ra môi trường, thì chúng sẽ đi đâu mất, sẽ không có liên quan tới mình.
Nhưng đâu ngờ rằng, chính những thứ rác đã thải ra ấy, sẽ làm cho cuộc đời của quý vị bị ô uế, hôi thối, phiền não, bất an, và đau khổ….
Chính nó chứ không ai khác làm cho cuộc đời quý vị đau khổ đâu.
Vì khi thải những rác tâm ấy ra bên ngoài, chúng sẽ tác động đến các đối tượng xung quanh, mà ở đây là con người hay các con vật, bằng sự tức giận, xúc phạm hay căm thù, oán ghét…
Chính là lúc quý vị đang tạo nhân không tốt, nên sẽ chiêu cảm quả báo đau khổ cho cuộc đời chính mình.
Tóm lại :
Các vị hãy nên sống làm sao cho cuộc đời mình từ đây tới lúc già, lượng rác thải ra bên ngoài (cả rác vật chất, lẫn rác trong tâm) là ở mức tối thiểu, ít nhất có thể.
Vị nào sống, tu và làm được như thế thì không những hiện đời được an vui, mà sau khi chết sẽ được tái sinh về những cảnh giới cao, và sẽ sống tiếp cuộc đời trong sự thanh tịnh, an lạc hạnh phúc.
Chứ còn quý vị cứ tu niệm thì tu niệm, mà rác bẩn thì cứ tuôn ra hoài, thậm chí quá nhiều, thì sao có thể an lạc hạnh phúc được.
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Tinh thần yêu thiên nhiên, tính tự giác của người Nhật trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường gọn gàng sạch đẹp được thể hiện qua bức tranh về Mộc Linh / Mộc Mị / Mộc Tinh Tử.
Trong bức tranh là hình ảnh cây cổ thụ trăm năm như là tùng bách thị hiện thành người cầm chổi tự quét dọn đường nơi mình sinh sống. Cây tự rụng lá thì tự quét cho sạch lá
Tranh của họa sư Toriyama Sekien (鳥山 石燕, 1712 – September 22, 1788) – “Kodama” (木魅) trong Gazu Hyakki Yagyō.

Ô nhiễm môi trường
- Hình ảnh/Thực trạng Vấn đề ô nhiễm môi trường
- Các loại ô nhiễm môi trường. Tác hại
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Cách khắc phục
- Bài viết Nghị luận về ô nhiễm môi trường