Bát Quái Cửu Cung
Sự tương quan giữa Bát Quái Cửu Cung và các sinh hoạt giúp thân tâm thường thanh tịnh
* Bát Quái gồm
Càn Khôn Khảm Ly Tốn Chấn Đoài Cấn
* Cửu Cung gồm
Thiên Địa Thủy Hỏa Phong Lôi Đàm Sơn Không
* Bát Quái và Cửu Cung tương ứng với nhau là
- Thiên Càn
- Địa Khôn
- Thủy Khảm
- Hỏa Ly
- Phong Tốn
- Lôi Chấn
- Đàm Đoài
- Sơn Cấn
- Không
Một vòng luân chuyển từ Không đến Bát Quái rồi lại về Không.
Hư Vô sinh Thái Cực, Thái Cực phân Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi hóa Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái sinh biến vô cùng vô tận. Rồi tất thảy một vòng tuần hoàn của sinh lão bệnh tử, sinh thành trụ hoại diệt rốt cuộc cũng trở về với Không.
- Thiên Địa là Đại Vũ Trụ.
- Nhân là tiểu vũ trụ.
Bát Quái Cửu Cung trong tiểu vũ trụ của con người gồm:
- Thiên – Đầu: đầu tóc, mặt, mắt tai mũi miệng
- Đàm – Khẩu: miệng
- Hỏa – Tâm, Can: tim, gan
- Địa – Phúc: bụng, bao tử, ruột.
- Thủy – Thận, Bàng Quang:
- Phong – Thủ, Phế: tay, phổi
- Lôi – Túc: chân
- Sơn – Bối, Cốt: lưng, khung xương, cột sống
- Không – Khí: năng lượng tuần hoàn toàn thân
Vì có ý niệm mà phát sinh nhân duyên, từ tĩnh biến động, từ đó mà hư vô sắc tướng trở thành hữu hình sắc tướng. Từ hư vô tịch mịch biến sinh thành Bát Quái, các lý sự, hiện tượng của thiên địa vạn vật.
Người muốn tu Đạo, cần tịnh hóa ý niệm của mình, đưa nó từ cái động của hữu hình sắc tướng dần thanh tĩnh, trở lại thanh tĩnh của hư vô sắc tướng vậy.
Càng vọng cầu, càng làm cho tâm thần, ý niệm trở nên loạn động, càng xa rời với hư không thanh tĩnh, càng rời xa Đạo.
Tu tập, chẳng phải rèn luyện để trở thành cái gì đó, mà là buông xả để trở lại như nhiên, nên gọi Như Lai, vận hành mà lại là hồi nguyên, chẳng vận hành thì tự tại là vậy.
* Giữ cho Đầu thanh tịnh
Tóc để yên chẳng cắt, chẳng tổn hại nó, không làm nó hoảng loạn.
Não chẳng nghĩ những chuyện thị phi, không nghĩ tới điều bất thiện thì tự nhiên nó yên tĩnh.
Tai chẳng nghe những điều khiến tâm tình loạn động thì tự nhiên nó tịch tĩnh
Mắt chẳng nhìn những thứ khiến tâm tình loạn động thì tự nhiên nó bình yên bất động.
Miệng chẳng ăn uống những thứ không thanh tịnh thì tự nhiên nó thanh tịnh.
Miệng chẳng nói những điều dư thừa, thị phi thì tự nhiên nó được bảo tồn.
Mũi chẳng ngửi những mùi hôi thối làm thân tâm loạn khí, chẳng ngửi hương thơm gây ảo giác khiến tâm tình mê mẩn bất định, giữ mũi sạch trước các loại hương thì tự nhiên thanh tịnh.
* Giữ cho Miệng thanh tịnh
Không thị phi, nói điều bất thiện, nói sai sự thật, vọng ngữ, ngạo mạn, khinh miệt, làm đau lòng người vật.
Không ăn uống những thứ bất thiện, không thanh tịnh
Giữ vệ sinh răng miệng lưỡi môi thường sạch sẽ
Ít nói giữ khí không thất thoát. Cần phải nói thì nói điều chân thật thiện lành hữu ích đem lại lợi lạc cho chúng sinh.
Không xúi giục người làm quấy, dụ dỗ mị ngôn rù quến người.
Không nói lời mà không giữ lời, nên cẩn trọng từng lời từng chữ phát ra, vì tất thảy đều được Tam Giới minh chứng.
Trân quý từng lời từng chữ phát ra như việc gìn giữ châu ngọc nơi mình, tự nhiên miệng được thanh tịch quý trọng.
* Giữ cho Tim, Gan thanh tịnh
Giữ đều nhịp hơi thở, không vận động quá sức khiến hơi thở bị tổn hại.
Giữ tâm bình thì khí hòa, tránh tiếp xúc với môi trường dễ gây loạn động tâm ý, khiến tâm phát sinh sợ hãi, tức giận, đố kỵ, oán ghét
Không nghĩ những điều tiêu cực khiến tâm hoang mang, lo lắng phiền não bất an.
Không toan tính được mất, thiệt hơn thì tâm tự nhiên bình hòa vô nhiễm vậy.
Không mang trang sức, đồ dùng có hình dạng mũi nhọn đặt ngay gần vị trí tim hoặc là hướng mũi nhọn về tim sẽ tránh được sự tác động ngoại lực khiến tim mất thanh tịnh.
Thường xuyên xoa bóp bên ngoài lồng ngực, tự mình nói chuyện trấn an với chính mình để giữ cho tâm được bình yên không loạn động và khỏe mạnh.
Khi làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều khiến cho lao tâm lao lực mà tâm không còn thanh tĩnh.
Giữ tâm tình không quá yêu ghét một ai hay vật gì việc gì để không bị vướng mắc vào đó, giúp tâm không bị động tình loạn nhịp.
* Giữ cho Bụng thanh tịnh
Trong lòng không chất chứa oán hận, không chất chứa buồn ghét sầu khổ, toan tính.
Không ăn uống những vật không thanh tịnh, không dùng đồ quá lạnh hay quá nóng, giữ cho nó được bình yên.
Không dùng vật ẩm thực lên men, mốc, ôi thiu.
Không ăn mặc hở bụng khiến khí bất thiện xâm nhập mà loạn khí.
Không giữ vật thực quá lâu trong người, thường xuyên xả bỏ mỗi ngày để nó thanh sạch.
Không nói cười huyên thuyên, cười lớn mà gây tán loạn khí.
* Giữ cho Thận, Bàng Quang thanh tịnh
Không ăn uống vật thực bất tịnh, không dùng đồ có nhiều gia vị nên dùng lạt nhất có thể và hương vị tự nhiên không cho thêm gia vị.
Không tích trữ nước trong cơ thể quá nhiều và lâu như là nín nhịn vệ sinh, thường xuyên bài tiết xả thải ra ngoài khi cơ thể cần.
Thường xuyên xoa bóp tác động lực khiến cho năng lượng bị trì trệ ở khu vực này được lưu thông hoạt khí
Bảo quản tinh khí, không quan hệ giao thân khi không thực sự cần thiết sinh sản, không xuất nguyên tinh làm thất thoát nguyên khí.
* Giữ cho Tay, Phổi thanh tịnh
Không hít thở khói bụi, không khí ô nhiễm, các mùi hôi thối, hoặc mùi thơm hóa chất gây kích thích làm thần trí bị u mê loạn động
Thường xuyên vận động duỗi cánh tay mở rộng lồng ngực hít thở thật sâu, đầy lồng ngực và thở ra ép hết hơi trong ngực ra.
Tay không làm điều bất thiện, không trộm cắp, không tự ý quyết định đồ dùng của người khác, không cắt chặt cây cỏ vô lý, không đánh đập hành hạ gây thương tích, hay sát mạng chúng sinh.
Không hút thuốc lá tự hại bản thân và môi trường xung quanh.
* Giữ cho Chân thanh tịnh
Hạn chế đi lại tạo nghiệp. Mỗi bước đi của chúng ta đều khó tránh khỏi việc gây sát mạng đối với các sinh vật nhỏ, thế nên khi cần thiết việc vận động đi lại, có mục đích cụ thể thì hãy vận động.
Tránh giẫm đạp cỏ cây hoa lá, tôn trọng sự sinh tồn của muôn vật loại như chính bản thân mình vậy.
Không dùng chân làm tổn hại muôn vật.
Không gác chân lên bàn ghế, áo, mũ nón.
Không bước qua đồ ăn, không bước qua người hay động vật nhất là từ phần bụng tới đầu.
Giữ lòng bàn chân luôn sạch, giữ ấm bàn chân để khí huyết lưu thông thật tốt toàn thân.
* Giữ cho Lưng và khung xương thanh tịnh
Cần đi đứng nằm ngồi ở mọi tư thế đều thẳng thắn, không cong vẹo.
Không khiêng vác cầm nắm đồ vật có trọng lượng quá sức mình.
Thường xuyên vận động tại chỗ cho toàn thân được khỏe mạnh dẻo dai
Không nắm kéo hay bẻ gập các khớp xương tay, chân.
* Giữ cho Khí toàn thân thanh tịnh
Thường xuyên làm sạch toàn thân bằng việc xoa bóp hoặc tắm gội.
Giữ thân tâm khẩu ý đều thanh sạch bằng việc suy nghĩ thiện lành, nói điều thiện lành, làm việc thiện lành.
Không nghĩ, nói, làm những việc dư thừa hay bất thiện.
Tránh nơi đông người loạn động
Tránh nơi có trược khí, oán khí, sát khí.
Thường xuyên tiếp xúc với cây cối nhất là các cây cổ thụ để giao hoán năng lượng thanh khiết với cây, làm sạch năng lượng trong thân.
Luyện tập hơi thở điều hòa đúng cách
Tránh các sự hoạt động thái quá làm hao tổn năng lượng trong thân.
Người nào làm được những việc như trên, thì tự nhiên thường thanh tịnh, dễ gần với Đạo
Tam Giới Toàn Thư 8
Xem thêm :
Tam Giới Toàn Thư – 1796818953843999-1701447403381155
Tam Ho Kết cấu của vũ trụ có thể nói hoàn thiện đến mức để nó tự vận hành hoạt động dựa trên tâm thức của mỗi chúng sanh…
Khoa Vũ Còn câu khác là nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật quy nhất. Vậy diễn giải ntn Ad
TGTT Nhất này là Hư Vô hiện hình Thái Cực Nhất Nguyên.
Nhị là Nhị Nguyên của sinh diệt tuần hoàn, sự phân tách Thái Cực thành Âm Dương.
Tam đây là Âm Dương kết hợp tạo nên hình thể của lý sự âm dương, hay hiểu là Chơn Thần. Chơn Thần này kết hợp tới tánh Linh của Thái Cực nên là 3 trong 1 gọi là Tinh Khí Thần.
3 Thể này có trong vạn loại vạn linh nên gọi là Tam sinh vạn vật.
Vạn vật quy nhất bổn là khi hoại diệt, Chơn Thần nếu đủ công nghiệp sẽ có thể quy hồi lại đúng với bổn nguyên của mình là Thái Cực, Hư Vô.
Billy Kidd Ad cho em hỏi là có phải Niết Bàn là vĩnh hằng không ạ. Nghĩa là có phải là một khi chứng Niết Bàn, thoát khỏi sinh tử luân hồi rồi thì không thể thoái đoạ không ạ
TGTT tuỳ theo tâm tình, ý nguyện, thệ nguyện, nghiệp lực chi phối mà linh hồn sẽ quyết định có tiếp tục ở tại Niết Bàn hay sẽ chuyển sinh đầu thai vào một cõi giới nào đó để hoàn thành điều mình muốn ạ
Billy Kidd Ad cho em hỏi là em chưa thể có duyên xuất gia, trong cuộc sống học tập sinh hoạt dù không muốn thì lục căn vẫn phải tiếp xúc với đủ những thứ bất tịnh (thức ăn thịt, mùi khói bụi xe cộ, âm thanh náo nhiệt tiếng người nói to, v.v…) thì làm sao mình có thể trở thành hoa sen giữa bùn để giữ thân tâm luôn thanh tịnh không dao động trong mọi phút giây ạ.
TGTT không phải muốn tu là phải bắt buộc xuất gia mới tu được. Tu tập hiểu theo nghĩa đơn giản là sửa đổi những thói quen của mình, bỏ những thói quen xấu, nuôi dưỡng những thói quen tốt. Các thói quen này xuất hiện từ thân, khẩu, ý của mình mỗi ngày. Thay đổi cơ bản nhất là từ trong mỗi suy nghĩ, cố gắng hướng về những suy nghĩ thiện lành, tích cực, rồi trong lời nói, cũng nói những điều phù hợp, sao cho suy nghĩ, lời nói đều mang lại nhiều lợi lạc nhất có thể cho xung quanh. Rồi trong việc ăn uống, cố gắng ăn chay nhiều nhất có thể, nếu chưa đủ duyên vẫn phải tiếp xúc với đồ mặn, thì cứ chủ động gắp thực vật mà ăn, cố gắng khởi tâm cầu nguyện cho các động vật bị sát mạng cho bữa ăn của mình trong lúc mình ăn. Đối với tiếng ồn, thì mình cố gắng trong khả năng của mình, nếu có thể tránh đi, tìm chỗ khác được thì tìm, còn không có thể đeo tai nghe, nghĩ về những việc vui vẻ khác hoặc tập trung vào một việc gì đó để không bận tâm đến tiếng ồn đó nữa, để tâm dần được thanh tịnh, không bị xao động bởi xung quanh như thế nữa. Rồi với xác thân của mình, ngoài việc cố gắng nuôi dưỡng nó bằng việc ăn chay nhiều nhất có thể thì mình cũng nên làm nhiều việc thiện giúp đỡ xung quanh, hết lòng hết ý, không vụ lợi, gieo thêm nhiều mối duyên thiện lành…Trước mắt là làm những gì mình có thể để thay đổi lối sống của mình từng chút một, không oán trách, than vãn hoàn cảnh, mình cứ làm tốt nhất khả năng của mình với vị trí của mình ở hiện tại. Từ từ, mọi thứ sẽ ổn, đó cũng là tu trong mỗi giây mỗi phút mình còn thở giữa đời, chứ không phải là phải xuất gia rồi mới gọi là tu. Cảm ơn em vì câu hỏi, chúc em sớm an tịnh, ngày càng tinh tấn
Billy Kidd Ad cho em hỏi là “tất thảy đều được Tam Giới minh chứng” là sao ạ.
TGTT câu này có nghĩa là những gì mình nghĩ, mình nói dù chưa ai ở cõi hữu hình nghe được nhưng các chư linh thể, các âm linh xung quanh, chư vị Thần Thánh, chư vị Thiêng Liêng đều có thể cảm ứng được mà minh chứng với những gì mình vừa nghĩ, vừa nói ạ
Billy Kidd Hiện nay có vô vàn người làm sai điều luật “Bảo quản tinh khí, không quan hệ giao thân khi không thực sự cần thiết sinh sản, không xuất nguyên tinh làm thất thoát nguyên khí.” ạ. Và em cũng từng là một trong số đó ạ, em thấy vô cùng thấy vọng về những tội lỗi mình đã gây ra. Em muốn biết ngoài việc không làm sai như vậy nữa thì có những điều gì mình có thể làm để tạo thiện nghiệp để sửa chữa sai lầm đó không ạ. Em cũng muốn đem những tri thức đó đến cho người khác để không mắc tội như vậy nữa ạ. Những việc như trộm cắp giết người hiển nhiên là sai bị cả xã hội lên án nhưng những việc như để thất thoát nguyên tinh thì xã hội lại không có sự khắt khe ạ.
TGTT mình có thể làm được gì trong khả năng của mình để khuyên ngăn, cho họ biết sự thật về điều thiện, điều đúng lẽ Đạo thì mình làm. Còn không thể, chưa đủ duyên để làm, thì trước mắt mình cứ tập trung lo cho bản thân, cố gắng đừng mắc phải những điều ác, đừng làm những việc ác đó nữa và cố gắng làm những việc thiện lành tuỳ vào khả năng của mình. Cứ làm hết sức và giữ tâm tánh thường thanh tịnh, bình an, hài lòng với những nỗ lực của mình. Đủ duyên thì tất cả sẽ nhận thức được vấn đề thôi ạ, không nên cưỡng cầu quá nhiều. Cố gắng tu dưỡng thật tốt cho mình và an nhiên trong hiện tại là được
Kevil Luan Muốn học về bát quái ngủ hành, kỳ môn, thái ất. Căn bản nhất mình nên bắt đầu từ đâu ad, xin tư vấn
Trà Đạo Kevil Luan bắt đầu từ học làm người. Học làm người là bài học mà cả đời nghe dễ mà khó.
Bài Học Đầu Tiên
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Hành trình của cuộc đời là quay lại nhìn chính bản tâm mình, học thức, địa vị, tiền tài, danh vọng… cũng vài ba chục năm ngắn ngủi. Rốt rồi bất chợt một ngày nhận ra rằng ta vẫn là ta.
Kevil Luan Xin đa tạ bạn đã chia sẽ câu chuyện, sau nhân đạo thì ta cũng nên tìm hiểu cái gọi là chơn lý sự vận hành của vũ trụ. Mình chỉ muốn tìm nới bắt đầu để học thêm tri thức thôi.
River Side Bí kíp tu luyện. Huynh ơi bát quái trên là tiên thiên . Nhưng sao lại có hậu thiên bát quái
TGTT tùy góc độ nhìn của mỗi người mà sẽ có cách sắp xếp Bát Quái theo phương vị nhất định.
Sang Trương Vậy là ko đc cắt tóc á
TGTT tóc của bạn, cắt hay không là quyền tự do của bạn. Chỉ là nên hay không thôi
Giới Định Tuệ Hay thật.từng câu từng chữ đi vào lòng người tâm đạo
Quốc Vương Cảm ơn ad. Tát em mấy phát tỉnh ngủ luôn.
Đặng Đình Khôi Bài này trong sách tư tưởng đạo gia có đoạn cũng ghi vây
Nguyễn Hảo đạo giáo
Phương Quyền Bài viết rất hay, tuy khó mà dễ, thấy dễ mà khó làm.
Hung Pham Quá khó
Mequynhthu Cũng dễ thực hiện với người có tâm đâu có khó
Kator Thanh Thực hiện hết thảy dù chưa chứng đắc được gì nhưng đã được xem là bậc phi nhân giữa đời thường rồi Huynh
TGTT Đúng rồi đệ. Dù vẫn là những việc rất đời thường hen
Khi phân ra thành từng phần nhân duyên nghiệp quả, dù các nghiệp là gắn liền nhau nhưng xét theo từng phần vẫn là cảm thấy có khả năng thực hiện hơn là nói chung bao quát
Kator Thanh Đệ thích Huynh viết các bài chi tiết như này, nó dể hiểu, thực tế cho người đọc, giúp cho tâm lý dể tuân thủ hơn là nói chung chung mù mù
Phan Đình Nhẫn Kator Thanh Huynh giỏi thật đấy. Nhưng mới chỉ là bậc thượng nhân thôi. Muốn phi nhân thì còn cách khá xa
Tue Vu Nguyen Bát quái chỉ đơn giản là xác định tọa độ của vật trên mặt đất, không nên trừu tương hóa quá đâm khó nắm bắt. ta đi tư giản đơn đến phức tạp. nên phân chia kiến thức phổ thông và kiến thức mở rộng đến chuyên sâu. nếu đưa chuyên sâu vào phông sẽ chuyển qua mê tín. khó sáng tỏ lý do thiếu kiến thức nền.
Xem thêm các bài viết của
Tam Giới Toàn Thư