VÌ SAO BỒ TÁT SỢ NHÂN, CÒN CHÚNG SINH SỢ QUẢ?
Tại sao nói chúng sanh thì sợ quả?
Ta thấy khi một người phàm phu, lúc họ hành động sai lầm, tạo ra các nhân xấu ác. Thì thường là họ ít nghĩ đến quả báo, hoặc có nhiều khi họ không biết là sống như vậy là sẽ có quả báo xấu.
Tuy nhiên, nếu hành động sống cứ tiếp tục như vậy, thì một ngày không xa quả báo sẽ xảy đến. Và khi xảy ra thì người phàm phu phải chịu đau khổ, khóc lóc, than trời, trách đất,… Nhưng gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Đây là một điều rất công bằng của luật nhân quả.
Ví dụ :
Khi một người muốn kiếm thật nhiều tiền cho nhanh, mà ít tốn công sức. Anh ta nghĩ ra cách là cho vay tiền góp, vì có nhiều người khó khăn đang cần tiền. Và anh ta lấy tỉ lệ lãi suất rất cao, một triệu đồng cho vay nhưng lãi suất một tháng có thể là 200 ngàn đồng, đến 300 ngàn đồng. Và như vậy là thất đức vì lãi quá cao, người đi vay sẽ phải rất khốn khổ để làm ra tiền và phải trả lãi như vậy.
Và đồng tiền kiếm được là không đúng nhân quả. Do đó, phải bị quả báo xấu là: Con cái hư hỏng phá tán, gặp các tai nạn về lửa và nước, hay bệnh tật, trộm cướp. Để chi, là để đồng tiền hư hao, và thất thoát, đi ra trở lại.
Và khi bị như vậy thì người cho vay sẽ đau khổ, đau buồn, than trời, trách đất,… Nhưng khi gieo ra nhân thì anh ta không biết, hay có ai khuyên thì anh cũng mặc kệ không nghe. Và kết cục là như vậy. Ta thấy luật nhân quả thật công bằng.
Bồ tát sợ nhân
Còn ngược lại, với hàng Bồ tát. Khi các Ngài nhìn thấy một hành động, một nhân gieo ra là các Ngài thấy luôn cái quả của chúng. Do vậy, họ luôn rất cẩn thận, kĩ lưỡng, cân nhắc trong việc gieo nhân. Và thường họ chỉ gieo ra nhân tốt, nhân thiện lành. Để nhận lấy được những quả báo tốt đẹp trong tương lai.
Và nếu cả một đời, cũng như nhiều kiếp về sau họ cứ tạo ra toàn nhân lành. Thì họ sẽ luôn luôn thăng tiến về các cảnh giới cao. Và không bao lâu sẽ chứng đạo, thành Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cư sĩ Nhuận Hòa
Mình sợ hãi vì mình bám chấp. Bám chấp là gì?
Là muốn nó phải đến với mình, bắt buộc nó phải xảy ra. Khi mình muốn điều gì “Phải xảy ra”, gọi là bám chấp, còn “Nên xảy ra” chưa phải là bám chấp. Phải xảy ra hay nó phải đến với tôi là bám chấp – đó là vấn đề tâm lý.
Khi có bám chấp thì dấu hiệu rõ nhất là lo sợ, vì mình muốn nó phải xảy ra nhưng có một tỷ khả năng nó không xảy ra, đúng không? Mình bắt đầu sợ.
Rất dễ, mình chỉ cần hiểu nhân quả là xong: “Đừng quá mong muốn một cái gì đấy, vì nếu phúc phận của mình không đủ thì chẳng có được. Đừng quá sợ mất một cái gì đấy vì nếu phúc phận mình đủ thì không mất đi được. Hãy lo xây dựng nghiệp tốt và tránh những nghiệp xấu!”
Nhân quả thôi mà! Nếu mình đủ nghiệp tốt, gieo đủ nhân tốt, đủ phúc phận thì kiểu gì nó cũng đến, đúng chưa?
Đừng quá mong muốn, nếu đủ phúc phận rồi thì nó sẽ đến, nếu không đủ thì nó sẽ đi mất. Hiểu điều đấy thì chỉ lo gieo nhân tốt, làm những việc tốt, chứ không cần phải lo sợ mất hay không mất. Cứ gieo nhân tốt, quả đến thì đến, còn không thì thôi, là hết bám chấp.
“Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
Bồ tát là người gieo nhân cẩn thận, còn quả đến hay không thì nhân quả quyết, nên là chỉ sợ nhân, gieo nhân cẩn thận thôi.
“Chúng sinh sợ quả” là gì? Là kiểu lo lắng sợ hãi đấy.
Nên mình chuyển sang kiểu Bồ tát đi! Mình học Bồ tát, mình chỉ gieo nhân thôi, cứ làm đúng việc mà mình cho là đúng nhất, Còn đâu, nó đến được thì đến, không thì thôi, vì nó chỉ là nhân quả!
– Trích Trà đàm: “Nhập thế, lạc mà không lạc“, Sài Gòn 2017
Bồ tát chỉ tập trung vào việc cần thận gieo nhân chứ không hể lo So ve quả gi se xảy ra. Chúng Chung sinh thì khi gieo nhân không cần thận chút nào rồi khi quả sap tro ra lại ngoi lo lắng. CÁCH THONG MiNH phải cần thận khi gieo nhân, để tránh gieo nhân chứ không phải ngoi hộp liệu quả có xảy ra không. TronqSuot