BỐ THÍ VỚI TÂM TRẺ THƠ
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật dạy:
“Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”.
Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ thì xả tâm đố kỵ nên phước bằng nhau.
Qua lời Phật dạy, chúng ta biết bố thí là một hạnh vốn đã khó làm nhưng vượt qua được tâm đố kỵ lại khó hơn, bởi vì phàm phu khó sanh tâm tùy hỷ cho nên Phật bảo phước bằng nhau.
Tuy nhiên, có nhiều người lại vin vào lời dạy trên nên đã phát biểu, ai ưng bố thí thì cứ làm, tôi chỉ việc nhìn người khác bố thí và… “cười tùy hỷ” thì tôi cũng có phước như họ, vì nghĩ như thế nên mặc dầu có khả năng mà người đó vẫn không bố thí.
Hiểu như thế là hiểu sai, nếu bạn không có khả năng bố thí thì nên sinh tâm tùy hỷ, còn nếu bạn có khả năng mà không làm, chỉ muốn có phước nhưng tận thâm tâm lại sợ bị mất mát – bằng sự tính toán như thế, bạn nghĩ “tự tùy hỷ máy móc’” đó có mang lại phước cho bạn chăng?
Hãy bố thí đi đôi với tấm lòng
Hãy bố thí với tâm trẻ thơ không toan tính gì
Thì dù bạn không cầu phước, phước vẫn tự nhiên sinh.
– St –
***
Om Mani Padme Hum
>> Tham khảo ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Nguồn FB: Quan Âm Bồ Tát – Om Mani Padme Hum –