CẢ ĐỜI ĂN CHAY – GẦN MẤT NẾM MẮM
Nghe chủ đề thì có vẻ hơi lạ, nhưng đây là một câu chuyện có thật của một người tu nọ.
(Trong bài: Nếm một giọt nước mắm trước khi mất )
Vị này từ khi phát tâm tu thì ăn chay trường, và ăn như thế cho đến cuối đời.
Tuy nhiên tới lúc bệnh nặng và gần mất thì vị này trằn trọc mà chết không được.
Một hai phải kêu những người thân, rót cho một muỗng nước mắm, và vị ấy uống sau đó mới chịu nhắm mắt ra đi.
Và nhiều người chứng kiến đã thắc mắc tại sao lại như thế?
Tại sao trường chay tu cả đời mà cuối đời lại thích nếm nước mắm?
Vấn đề này ta có thể giải thích trên mấy ý sau :
- Thứ nhất :
Có thể là việc thèm nước mắm, báo hiệu người này tuy cả đời ăn chay trường.
Nhưng đã phạm giới gì đó, mà vị này không biết, nên lúc mất nghiệp nó trở lại, như báo hiệu là vị này tu nhưng đã phạm giới. - Thứ hai :
Sự thèm nước mắm trước khi mất, có thể báo hiệu vị này sau khi chết sẽ tái sinh vào cảnh giới xấu, thấp chứ không có đi về cảnh giới cao. - Thứ ba :
Có thể cả cuộc đời ăn chay của vị này, và vị ấy cứ nghĩ mình ăn chay được như vậy là hơn người khác rồi, tu giỏi rồi.
Và chấp vào việc ăn chay, lại còn hay xem thường người ăn mặn, thậm chí chê thức ăn mặn là tanh hôi một cách thái quá.
Nhắc đến trường hợp thứ ba này, bữa cách đây một tuần, cũng có một cô Phật tử nhắn tin hỏi tôi là :
Chắc cô phải chuyển sang ăn mặn quá.
Tôi hỏi : Sao thế, cô ăn chay trường mà?
Cô nói: dạo này ăn chay mà sụt ký quá trời, giảm gần 4, 5 kg, người ốm nhôm, thiếu sức sống, cứ cái đà này là chắc chết mất, phải chuyển sang ăn mặn lại thôi.
Nghe qua là tôi biết lý do vì sao liền, cô đã từng gieo nghiệp gì mà bị như thế.
Đó là cô này trước đây khi ăn chay trường, cô rất hay chê những người ăn mặn, rồi thậm chí khi nhắc đến đồ ăn mặn, cô này thường hay chấp lưỡi để tỏ ý xem thường như sau :
– Ôi thức ăn gì mà tanh quá tanh, ngửi đã muốn ói rồi, làm sao mà nuốt cho nỗi.
– Đây là ăn chay mà đang gieo nghiệp chướng nha quý vị.
Coi chừng có ngày tổn phước bị quả báo đấy.
Bị quả báo là mình sẽ không ăn chay được nữa, mà sẽ chuyển sang ăn mặn như cô ở trên .
Do đó quý vị cần chú ý :
Khi mình có ăn chay được ngày nào, thì cũng không tỏ vẻ tự hào hay cho mình là giỏi.
Vẫn thấy mình là còn khiếm khuyết, có rất nhiều điều chưa hoàn thiện.
Và dù thức ăn mặn có tanh đi nữa, biết nhưng ta cũng không nên chê thái quá, rồi khởi tâm xem thường là không nên.
Và khi thấy những người còn ăn mặn chưa ăn chay được, thì ta cũng nên thông cảm và hiểu cho họ, vì cơ duyên của họ chưa đủ nên chưa chuyển sang ăn chay được mà thôi.
Chứ nếu đủ duyên thì họ cũng sẽ chuyển sang ăn chay thôi chứ không có khó gì đâu.
Chúc các vị ngày mới nhiều an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Xem thêm : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –
PHẦN CÔNG ĐỨC CÓ BỊ MẤT ĐI HAY KHÔNG?
Sau bài viết hôm qua về chủ đề “Người ăn chay trường cuối đời thích nếm nước mắm” trên
Có vị đã thắc mắc và hỏi như sau :
Vậy nếu người tu kia bị đoạ, thì phần công đức trường chay cả đời sẽ mất đi hay sao ?
Vấn đề này tôi có thể trả lời như sau :
Mỗi một việc ác hay mỗi một việc phước thiện mà quý vị đã tạo tác, đã làm ra trong cuộc đời này thì chúng sẽ không có mất đi đâu cả, sẽ còn đó.
Giống như khi các vị ném một nắm muối vào hồ rộng, hay ném một nắm đường mía vào đó.
Thì muối và đường vẫn ở trong ấy, tuy nhiên do số lượng ít nên bị pha loãng bởi lượng nước hồ, nên vị của chúng quý vị sẽ không thể phân biệt được đâu là mặn hay đâu là ngọt.
Cũng vậy khi những việc ác và những việc thiện quý vị đã làm trong đời, thì chúng sẽ được hòa trộn vào nhau, và chúng sẽ trổ quả ra lần lần.
Tuy nhiên đều có sự cân đối bù trừ giữa ác nghiệp và thiện nghiệp, để cho ra quả báo, đường đi của chúng thì vô cùng phức tạp chứ không phải dễ mà thấy.
Chỉ có những bậc tu chứng thấy được sự vận hành của nhân quả thì mới biết được.
Trở lại trường hợp người ăn chay trường đã nói trên :
* Nếu người ăn chay này là người xuất gia :
Tu mà không tốt thì nhận của thí chủ sẽ lập tức chuyển thành bị mắc nợ.
Vì chỉ có sự tu tập tốt, tinh tấn, trì giới, siêng năng trong các công việc Phật sự …thì mới có công đức phước báu, và sẽ chuyển một vài phần công đức qua cho người thí chủ cúng dường.
Nhưng do người này tu kém nên thành mắc nợ, vì chẳng có gì để chuyển qua cho thí chủ cúng dường hết.
Tuy nhiên do người tu này cả đời ăn chay, thì tránh được quả báo sát sinh (nhưng cũng cần xét lại trong những tiền kiếp quá khứ người này có sát sinh hay không nữa thì mình mới biết chính xác được).
- Nếu tái sinh vào cõi ngạ quỷ thì người này vì mắc nợ nên sẽ bị đói rất thê thảm.
- Nếu tái sinh thành người thường bị rơi vào giai cấp nô lệ, tôi tớ, phục dịch,…. Làm vất vả, nhiều, nặng nhưng không có tiền công bao nhiêu.
- Nếu tái sinh thành súc sinh, thì thường sinh vào những con vật mà phải làm việc vất vả như trâu ngựa kéo cày kéo xe, gà mái đẻ trứng, bò sữa, …..
Nhưng vì không có nghiệp sát sinh, nên nhiều khi những con vật, hay những con người nói trên chỉ làm việc vất vả một thời gian để trả nợ quá khứ, rồi bệnh và chết.
Khác với một số con vật khác mà tiền kiếp của chúng đã có nghiệp sát sinh do ăn mặn hay giết súc vật. Thì những con vật này, không những làm vất vả nặng nhọc cả đời để trả nợ, mà cuối đời thậm chí còn bị người ta giết ăn thịt luôn. Còn nếu là người thì thân thể dễ bị thương tật, nhiều khi thiệt mạng….
Đây chính là đang trả quả báo sát sinh.
Do đó quý vị không nên nghĩ là công đức mình đã làm nó mất đi, nếu mình tu sai hay lỡ bị đoạ.
Mình tu được phần gì thì sẽ hưởng phần đó, nợ phần nào, chưa được phần nào thì trả quả báo phần đó.
Hết sức rõ ràng như thế quý vị ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –
Tham khảo :