Cách thức để an cái Tâm
Nếu sống trên cuộc đời mà tâm ta luôn an lạc và cảm thấy hạnh phúc. Thì đây là một điều rất đáng quý. Tuy nhiên, để an được cái tâm thì cũng chẳng hề dễ dàng chút nào.
Một hôm có một vị Tăng lên núi gặp một vị Thiền sư, để học cách an tâm, khi hai bên gặp nhau và có những câu chào hỏi xong :
Vị tăng hỏi :
Kính bạch Thiền sư , xin Ngài hãy từ bi mà chỉ dạy cho con cách thức để an cái tâm.
Thiền sư :
Đâu. Con hãy đem cái tâm của con ra đây, ta sẽ an cho .
Vị tăng ngay sau câu nói đó, xoay lại tìm tâm, nhưng chẳng thấy tâm đâu. Bèn trả lời :
Dạ. Con tìm tâm nhưng không thấy.
Thiền sư :
Rồi đó, ta đã an cái tâm cho con rồi.
Sau câu nói của Thiền sư, vị tăng hốt nhiên đại ngộ, chứng Thánh.
Ta thấy đây là một trường hợp an tâm đúng nghĩa của những người tu hành, những Bậc đại căn cơ. Những người đã xuất gia, chuyên tâm tu hành, mới có thể áp dụng hiệu quả được.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp những cư sĩ tại gia vẫn có thể áp dụng theo cách an tâm này, nhưng rất hiếm gặp.
Còn với hàng tại gia còn sống đời thế tục, thì phải cần rất nhiều yếu tố mới có thể an tâm được như :
- Phải có phước báu, nghề nghiệp, kinh tế ổn định. Vì khi tiền bạc dư giả thì ta mới an tâm, bớt đi nỗi lo về cơm áo gạo tiền, lo cuộc sống cho con cái, vợ con, gia đình, cha mẹ,…
- Nếu tiền bạc ta dư đầy rồi mà vẫn bất an. Thì ta cũng cần xem lại, tâm ta bất an vì lý do gì như vợ chồng xích mích, con cái phá tán, hỗn hào, hay do bệnh tật, hay sự chia ly, mất mát, …
Ở trường hợp này ta cần phải tu hành thì mới có thể an được.
Gia đình không hạnh phúc thì có nhiều lý do, nhưng chung quy vẫn là do người chồng và người vợ không biết tu mà ra cả.
Chẳng biết nhường nhịn, ham nhậu, tham sắc, vợ chồng chẳng thủy chung, và cả hai không có đức làm con cái hư hỏng, khó dạy… Nói chung ở đây rất nhiều chuyện để nói, không thể viết ra hết được.
Tóm lại, để cái tâm được an, được lạc, được bình yên, hạnh phúc,…Thì đó là cả một quá trình sống, và cả một đời vất vả để tu hành, tích phước, tích đức. Và với một nghệ thuật sống với trí tuệ, sự khôn ngoan, khéo léo.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày – Cư Sĩ Nhuận Hòa