CÁCH THỨC ĐIỀU THÂN KHI NGỒI THIỀN
Muốn ngộ được đạo hay muốn đắc đạo thì bạn buộc phải dụng công. Bạn không dụng công thì không thể ngộ được (Trừ những Bậc đã tu nhiều kiếp rồi).
Phương pháp hành trì gốc rễ của Phật Pháp và là nét tinh hoa của Phật Pháp chính là thiền định. Đức Phật đắc đạo cũng nhờ thiền định mà ngộ đạo và chúng ta thờ Phật cũng trong tư thế tọa thiền.
Tuy nhiên, người Phật tử thì lại không biết ngồi thiền, không biết tĩnh tọa, đây là một điều đáng tiếc, đáng buồn.
Bài viết này tôi sẽ giới thiệu bước đầu tiên trong tu thiền định, chính là điều thân.
Điều thân là một giai đoạn rất quan trọng cho việc ngồi thiền.
Nếu thân của các vị mà ngồi vững vàng, đúng tư thế, thì mới có thể tiến xa trong công phu được.
Còn nếu không, rất khó để có thể đưa tâm vào trạng thái định.
Điều thân là gì ?
- Điều là điều chỉnh.
- Thân là cái thân thể vật chất chúng ta.
Điều thân là chúng ta ngồi kiểm soát cái thân cho đúng các tư thế.
Vậy điều thân là điều như thế nào?
Điều thân có nghĩa là quý vị điều chỉnh cho cơ thể ngồi được đúng tư thế, làm cho hòa hợp các bộ phận cơ thể, không để bị thiên lệch vào một cực đoan nào.
Vậy tư thế nào khi ngồi tọa thiền?
Tư thế thù thắng nhất là ngồi kiết già, hai chân bắt chéo.
Ai hướng dẫn Quí Vị không biết, chứ riêng tôi nếu Quí Vị là người trẻ, không bị dị tật đôi chân thì đều hãy tập ngồi kiết già.
Đây là tư thế mà ba đời mười phương Chư Phật đã ngồi.
Ngồi kiết già như thế nào?
Bạn chuẩn bị một tấm tọa cụ (dụng cụ để tọa thiền, là một tấm vải mềm hình chữ nhật hay hình vuông).
Mục đích của tấm vải là để lót cho êm, với lại ngăn cách, không cho thân thể tiếp xúc trực tiếp với đất.
Tôi thì không ngồi trên chiếc gối tròn, tôi chỉ ngồi trên tấm tọa cụ bằng phẳng.
Ngồi kiết già:
Chân trái bắt lên đùi chân phải, chân phải bắt lên đùi chân trái. Tạo thành một tư thế khóa rất đẹp, giúp dễ để nhiếp tâm mà vào định.
Về cách điều chỉnh chân tay, đầu, lưng như sau:
Lòng bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, hai ngón cái chạm nhau, tay bằng, không có phồng lên và đặt phía trước giữa hai gót chân.
Hai cánh tay đặt xuôi theo cơ thể, nhưng không phình ra, cũng không đặt dính vào hông mà điều chỉnh vừa phải.
Nếu Quí Vị là người có kinh nghiệm ngồi, chỉ cần Quí Vị nhìn qua một người đang ngồi là biết họ mới tu hay tu lâu, thậm chí xem cái tâm họ có được định hay không.
Còn xem nhập định thì ta phải có tha tâm thông mới biết được.
Lưng thì ta ngồi thẳng, không gù, không ưỡn ra sau, cũng không cúi tới trước mà ngồi ngay thẳng.
Luôn giữ thân mềm mại, buông lỏng mà bất động, dù có muỗi chích.
Đầu thì cúi xuống nhẹ nhìn dưới đất, cách thân khoảng 30 – 35 cm. Lúc mới tập ngồi nên mở mắt, không nhắm mắt. Lúc trước tôi ngồi mấy tháng mới được nhắm, mà tôi nhắm lén chứ Sư Phụ tôi không cho.
Và khi mỏi mắt thì Quí Vị được nháy.
Lưỡi đặt ở trước, đầu của nướu răng trên, miệng ngậm lại.
Những ngày đầu tiên sẽ rất đau chân, rất đau đó Quí Vị ạ.
Nhưng nếu ta kiên trì thì chậm nhất khoảng hai tháng sẽ hết đau.
Nhưng không sao, bị đau, chịu đau thì sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng.
Chính vì cái bước ban đầu ngồi rất đau chân này, nên tôi hay khuyên các huynh đệ mới tu, mới ngồi đầu tiên thì chỉ cần ngồi năm phút một thời ngồi. Và Quí Vị chỉ cần ngồi hai thời mỗi ngày, một thời lúc sáng sớm và một thời lúc tối trước khi đi ngủ.
Hãy tập như vậy, kiên trì, đều đặn, tuy ngồi ít mà ngồi đều sẽ tăng khả năng lên rất nhanh, dần dần sẽ ngồi được rất lâu.
Những điều cần biết:
- Vị trí của tay, lưng, đầu, đầu lưỡi đặt như thế nào ?
- Tâm sẽ đặt ở đâu khi ngồi tĩnh tọa ?
- Sau khi ngồi xong thì xoa bóp chân tay như thế nào ?
- Xả thiền và hồi hướng ra sao ?
- Xử lý ra sao khi đang ngồi mà gặp các chướng nạn, các khó khăn, các trở ngại ?
Đúng là còn rất nhiều điều để nói, với người mới tu, không có ai hướng dẫn
Nói chung sẽ có rất nhiều thứ phát sinh nếu Quí Vị bước vào con đường thật sự dấn thân mà tu.
Nhưng không sao cả, tôi đi đến đâu tôi biết được cái gì, tôi sẽ cùng Quí Vị tu hành, tĩnh tọa, tham thiền đến đó.
Đây là tạm thời những bước đầu tiên. Các bài viết tới tôi sẽ bắt đầu viết kĩ hơn, đi sâu vào việc dụng tâm và giải quyết những rắc rối, các trở ngại.
Nếu Quí Vị có khó khăn hay chướng ngại gì khi ngồi, hay khi tu, mà không có ai để hỏi, Quí Vị có thể nhắn tin cho tôi bên dưới.
Về cách điều chỉnh thân như sau:
Khi các vị chọn ngồi trong tư thế kiết già an ổn.
Lúc này từ trong sự yên tĩnh và thanh tịnh, quý vị để ý xem các bộ phận sau đây được giữ đúng vị trí chưa :
1. Lưng có đang được giữ thẳng hay không, có bị khòm hay không, hay có ưỡn ra sau quá hay không ?
Nếu có thì ta điều chỉnh nhẹ trở lại. Nghĩa là giữ lưng thẳng trở lại.
2. Cảm giác xem đầu có được cúi nhẹ nhìn xuống dưới phía trước hay không ?
Nếu chưa thì ta cúi nhẹ nhìn xuống phía trước.
3. Xem thử cơ thể có đang bị gồng hay không ?
Nếu cảm giác mình ngồi mà đang bị gồng, thì cần phải tác ý buông lỏng, thả lỏng nhưng không được mềm nhũn xuống, nghĩa là vẫn giữ đúng tư thế ngồi.
4. Xem thử hai lòng bàn tay có đang được xếp chồng lên nhau hay không?
nếu chúng bị bung ra thì ta đưa chúng trở lại.
5. Xem thử hai khuỷu tay ta có để dính vào người hay không ?
Nếu thấy đang kẹp dính vào người, thì ta tác ý hở ra.
Nhưng chú ý không được hở quá rộng.
6. Xem thử miệng có đang ngậm lại hay không, đầu lưỡi có đặt ở trên nướu của hàm răng trên hay không ?
Nếu chưa thì ta đặt đúng vị trí như vậy.
7. Tiếp theo ta xem thử hai mắt cá chân của mình có bị đau hay không ?
Chân có bị tê hay không ?
Nếu thấy đau thấy tê, thì ta cảm giác biết rằng chân đang bị đau bị tê, và tác ý thả lỏng chứ không được gồng cứng.
Rồi chúng sẽ lắng dịu đi phần nào.
Đây là 7 điểm cơ bản trong quá trình ngồi điều thân rất quan trọng, mà quý vị phải chú ý.
Chú ý trong giai đoạn ngồi điều thân, các vị vẫn
cứ thở bình thường không cần phải chú ý vào hơi thở.
Với những vị mới tập ngồi, thì ta nên mở mắt ra để nhìn cho rõ, vì đôi khi chưa quen, thì các vị trí của tay chân đầu cổ lưng…. Sẽ không được đặt đúng vị trí, do đó nhờ mở mắt mà ta biết, rồi điều chỉnh trở lại.
Không biết bữa giờ có các vị nào thực tập ngồi thiền thử chưa ?
Nếu vị nào ngồi rồi thì có thể để lại bình luận bên dưới, và nếu có gặp khó khăn thắc mắc gì thì có thể để lại câu hỏi.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Tìm hiểu thêm :
- Cách thức tập ngồi thiền căn bản
- Khi ngồi thiền thì đầu óc suy nghĩ cái gì?
- Cách thở và đối trị vọng tưởng khi ngồi thiền
Bạn đọc comment:
Mai Thuy Thưa thầy con ngồi tầm 15 phút là bàn chân như ko lưu thông máu nó bị chuyển sang màu tím và tê rần lên, khi con thả chân xuôi ra là hết , đó làm con phân tâm rất nhiều cho việc ngồi thiền,mong thầy chỉ dẫn con !
Cư Sĩ Nhuận Hòa Mai Thuy do tâm còn nhiều vọng tưởng nên máu bị hạn chế lưu thông vùng chân, cứ kiên nhẫn ngồi rồi sẽ bình thường lại thôi con.
Dương Thị Bích Trang Con muốn lạy Phật nhưng vì đi bế cháu ở nhà con gái, nên con để ảnh Phật rồi lạy có được ko Thầy?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Dương Thị Bích Trang đc nhưng cần đặt nơi trang nghiêm
Dương Thị Bích Trang Cư Sĩ Nhuận Hòa dạ, con cảm ơn Thầy
An Tâm Thầy. ngồi khi tĩnh rỗi con thấy tai nghe như côn trùng kêu có sao không hả Thày ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa An Tâm nghe vậy là không tốt. Không nghe gì mới đc.
An Tâm Cư Sĩ Nhuận Hòa làm sao để không nghe tiếng đó nữa? con thường mặc kệ không nghe chỉ tập trung vào thở
Cư Sĩ Nhuận Hòa An Tâm tác ý sám hối nghiệp gì đó. Và lùi lại, tập điều thân trước, chưa cần đi vào hơi thở vội, cứ để thở như bình thường.
An Tâm Cư Sĩ Nhuận Hòa Dạ con cảm ơn Thầy
Thiện Duyên Sao mình vụng về quá, không thể nào ngồi kiết già được, chân cứng nhắc, mà cứ bắt đầu ngồi là lại nghe được đủ các âm thanh xung quanh ????
Ngô Trung Kiên Dạ thưa cư sĩ về hơi thở và cách quán vọng tưởng thì như nào ạ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Xem bài: Cách thở và đối trị vọng tưởng khi ngồi thiền
Xuan Nguyen Nam Mô Bô’n Su’ Thích Ca Mâu Ni Phâ.t.Con chào Thâ`y con là 1Phâ.t Tu’ tai gia.Truoc đây con đã tu’`ng hành thiê`n vào mô~i tôi.Nhung sau 1tho’i gian con có Baby và ngu’ng.Bây gio’ con thu’c tâ.p lai hành thiê`n mô~i tôi khoa’ng 15phút.Nhung sao thò’i gian đâ`u có hôm con bi nhu’c đâ`u.Nhu vay con bi gì ah.Thay hoan hy’ gia’i đáp giúp con.Con Xin tri ân Thâ`y.
Cư Sĩ Nhuận Hòa Xuan Nguyen con thực hành như thế nào, kể xem
Xuan Nguyen Cư Sĩ Nhuận Hòa .Da thu’a thay con ngô`i ngay thang trc bàn Phâ.t.Lúc trc con ko bi nhung sao gio con bo’ 1thoi gian hành lai thi cin bi.Nhu’ng có hom con bi co hom ko ah.Hom nao con ngôi lau 30phut con bi ah.
Cư Sĩ Nhuận Hòa Xuan Nguyen ngồi người thả lỏng, không nên gồng, chú ý biết toàn thân, biết nhiều ở phần dưới từ rốn trở xuống. Nếu điều chỉnh lại vậy mà vẫn đau thì nên sám hối nghiệp chướng đi.
Xuan Nguyen Cư Sĩ Nhuận Hòa .Da Mô Phat
Nhã Huỳnh Nam Mô A Di Đà Phật. Kính chào Cư Sĩ Nhuận Hòa. Tôi pháp Danh Diệu Nhân. Có vài Điều muốn hỏi Cư Sĩ Nhuận Hòa. Xin được hoan hỷ giải thích dùm.
Tôi hằng ngày sám hối. Đọc Chú Đại Bi và Niệm Phật. Ở sát vách nhà tôi là quán cafe suốt 11 năm qua
Họ luôn mang đến những phiền não cho gia đình tôi. Nên khi trì Chú Niệm Phật tôi điều Hồi hướng hết những Công Đức Cho oan gia trái Chủ .cho Quán Cafe đó. Vậy mà họ vẫn mang đến phiền não chướng ngại cho gia đình tôi. Xin hỏi Cư Sĩ có phải đó là nghiệp báo oan gia trái chủ của tôi ko. Và xin cư sĩ chỉ cách dùm để hóa giải những oan gia của quán cafe đó .để họ đừng mang phiền não đến cho gd tôi. Xin cảm ơn Cư Sĩ Nhuận Hòa
Cư Sĩ Nhuận Hòa Chuyển nhà đi nơi khác cũng khó chứ không phải dễ.
Đạo hữu sống ở Tp Hcm, nơi mà đất cát rất có giá trị. Nên ai nấy cũng tận dụng cơ hội để làm ăn.
Thôi tôi nói gọn thế này :
Đạo hữu cũng đừng xem họ là oan gia, mà xem họ là ân nhân, là thân quyến của ta. Hãy thương yêu họ, cứ xem như họ đang thử sự chịu đựng của ta, thử cái tâm nhẫn nhục của ta.
Đạo hữu không cần cố tâm tu để đẩy họ đi. Chỉ cần quay lại kiểm soát tâm mình.
Tôi dám chắc Đạo hữu đang nặng về khẩu nghiệp, ác khẩu, nói nhiều. Quí đạo tu nhưng tâm còn rất động. Vì tâm động nên cảnh xung quanh hiện ra sẽ động.
Nhã Huỳnh Thật lòng là tôi cũng muốn chuyển nhà đi chỗ khác lâu rồi. nhưng ngặt nỗi cơ quan chồng tôi gần nhà nên hàng ngày chỉ cần đi bộ là đến Công Ty. Trường học gần nhà con cháu đi học cũng gần. và biết đâu tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa còn khổ hơn nữa. Nên hàng ngày tôi chỉ biết cố gắng Đọc Kinh Niêm Phật cho Qua hết chướng nạn .Biết đâu kiếp trước tôi đã gây hấn oán thù nên kiếp này họ đến đòi.
Nói về khẩu nghiệp hay ác nghiệp, tôi rất hạn chế, không nói nhiều vì sợ khẩu nghiệp. Nhưng về Tâm Động thì tôi đồng ý. vì Tâm Động nên nhiều khi tôi cảm thấy bất an, lo lắng muộn phiền. tu mà tâm ko an .buồn thật!
Rất vui và hạnh phúc khi kết bạn cùng cư sĩ. Để tôi được học hỏi những điều hay, những đối nhân xử thế trong cuộc sống. Xin chúc cư sĩ nhiều sức khỏe!
Đỗ Ngọc Nam mô a di đà phật cảm ơn đạo hữu đã chỉ cho cách thiền tôi cũng rất muốn được học thiền mà không có điều kiện mong rằng sau này sẽ được đạo hữu chỉ dạy nhiều hơn
Nguyễn Hải Yến Thay ơi cho con hỏi tí .ngồi bán già khác kiết già chỗ nào? con ngồi chéo chân có phải kiết già ko thầy .con xin cảm ơn
Cư Sĩ Nhuận Hòa Bạn đọc bài chưa kĩ rồi.
Minh Hương Giác Xin cảm ơn ,mong chờ hướng dẫn tiếp theo của quý đạo hữu.
Ánh Sáng Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Lành thay. Bài thiền đối với con quá hay. y. Như sư Pháp Đạt. cám ơn thầy
Đỗ Tố Uyên Nam mô A Di Đà Phật. Cám ơn thầy. Mong chờ những bài viết tiếp theo của thầy để hướng dẫn chúng con lắm ah
Lê Kim Thúy Con ngồi thử rồi mà bị đau lưng quá do lưng của con vốn bị đau, nhất là vùng thất lưng, người có tiền sử về bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng thì khi ngồi thẳng bị đau lưng ạ, tê chân cũng có nữa. Khi ngồi Con không bắt chéo 2 chân được mà ngồi xếp bằng không biết có được không ạ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Lê Kim Thúy vậy xếp một chân cũng dc
Nguyện Trọng Dần Người nữ không nên ngồi kiết già chỉ bán già thôi tốt nhất đến thiền viện mấy tháng đầu
Trần Phước Giang Ngồi được nhưng chưa có định tâm được để tâm tán loạn Huynh ạ! ????
Sang Kim Con muốn ngồi nhưng mà sao tâm con không tinh được
Xén Lâm A Di Đà Phật! Tâm phải thanh tịnh con ơi!
Xem thêm: