Cẩn thận với lời thề độc
Hôm nay có Phật tử hỏi :
Dạo này không biết con bị làm sao mà cứ nói với ai điều gì mà họ không tin, thì con hay thề độc.
Biết rằng thề như vậy là không nên, vậy mà con cứ thề hoài. Xin Thầy cho con đôi lời khuyên ạ.
Vấn đề này, trước đây khi còn trẻ, tôi vẫn hay thấy những người bạn thề.
Chuyện cũng nhỏ, nhưng cứ mỗi lần một người bạn nói mà các bạn khác không tin, thì anh bạn ấy lại thề độc.
Vài lời thề độc như :
Thề ra đường gặp tai nạn.
Rồi thề làm con chó.
……v….v……
Khi lớn lên thỉnh thoảng tôi vẫn hay nghe nhiều người thề, như thề làm con điếm, thề làm trâu, làm chó, mèo,….v…v….
Vậy ta cần tìm hiểu là lý do tại sao một người lại thề như vậy?
Lý do chính yếu là vì người ấy muốn người kia tin họ.
Vậy tại sao một người lại không được người khác tin?
Có thể là do họ đã nói dối nhiều quá, xạo người khác nhiều quá.
Và một số trường hợp khi mượn tiền, mà người khác không tin là do nghèo quá, thiếu thốn, đói khổ nên họ sợ không có tiền trả,…….
Rồi, khi nói họ không tin, thế là dẫn đến việc thề độc.
Vậy lời thề độc thì tác hại của nó thế nào?
(Ở đây tôi chỉ xét trường hợp người ấy thề độc để cho người khác tin, nhưng thực tế nó không đúng).
Thì người này sẽ phải nhận những quả báo sau đây :
- Cứ thề dối như vậy hoài thì lâu dần sẽ chẳng còn ai tin tưởng người ấy hết, dần dần lời nói của họ sẽ mất trọng lượng, chúng không còn giá trị nữa.
- Hoặc là nhiều khả năng quả báo sẽ xảy đến theo như lời thề của họ, có thể trong kiếp này hoặc trong những kiếp sau :
- Như người thề làm chó thì kiếp sau sẽ làm chó vài chục kiếp.
- Người thề làm gái điếm thì kiếp sau cũng sẽ làm gái.
- Người thề bị tai nạn thì cũng sẽ gặp tai nạn.
- ……
Mức độ trả quả báo nặng nhẹ thì tùy vào lời thề và tùy vào sự quả quyết như đinh đóng cột của lời thề.
Những lời như vậy sẽ nhận lãnh quả báo cực kì nặng và lâu dài.
Do vậy, khi Quí Vị đã là người Phật tử chân chính, đã quy y, đã thọ giới là không nói dối, chỉ nói lời chân thật.
Thì Quí Vị cũng nên giữ trọn giới ấy.
Khi giữ tròn giới thì tự nhiên người khác sẽ tin mình, vì họ biết mình luôn nói thật.
Vậy thì Quí Vị đâu cần thiết phải thề độc làm gì nữa.
Lời thề độc vừa gieo khẩu nghiệp, phạm giới, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải trả quả báo cay đắng về sau, trong khi chỉ vì chút lợi nhỏ thì đâu có đáng.
Do đó, tôi khuyên Quí Vị thì dù thế nào đi nữa cũng đừng nên thốt ra lời thề, đặc biệt với những lời thề độc, lời thề xấu, tiêu cực.
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Xem thêm ở: Tu học mỗi ngày trên Ô-Hay.Vn
– Đừng có thề độc –
Một ngày vào giữa tháng 6 năm 1792 (đời nhà Thanh, vua Càn Long năm thứ 57 – Trung Quốc ), tại huyện An Đông xảy ra một chuyện kinh thiên động địa.
Bấy giờ ở thôn Mỗ, huyện An Đông có một phụ nữ mang thai đến ngày sinh nở đã mời một bà đỡ trong thôn đến giúp. Sau khi người phụ nữ bình an sinh được một bé trai khỏe mạnh, bà đỡ đã ngủ lại nhà họ một đêm đến sáng hôm sau mới về. Ngay sau đó, người chồng từ nơi khác trở về nhà, vô cùng vui mừng và hạnh phúc vì vợ sinh được một bé trai, định bụng lấy tiền để sắm sửa làm lễ tạ Thần.
Lúc này người chồng vừa sờ vào chiếc gối mà ông vẫn cất giữ tiền thì hoảng hốt nói: “Ta cất giấu 4 thỏi bạc ở đây không một ai biết, sao bây giờ đột nhiên biến mất?” Ông liền hỏi vợ thì mới biết được đêm hôm qua bà đỡ đã ngủ trên chiếc gối này, có khả năng là bà đã lấy chúng. Thế là, người chồng liền đến nhà bà đỡ để xin lại số bạc, còn ngỏ ý tặng cho bà đỡ một nửa số đó để tạ ơn, một nửa còn lại là dùng để làm lễ tạ Thần.
Không ngờ, bà đỡ nghe xong giận tím mặt mà nói: “Ta đến nhà của ngươi là đỡ đẻ cho vợ ngươi, bạc nhà ngươi ta còn chưa nhìn thấy mà lại nói ta là kẻ trộm, vậy để ta thề độc cho ngươi nghe: “Nếu như ta mà bị oan uổng thì con trai ngươi sẽ bị chết, còn nếu ta mà lấy trộm của nhà ngươi thì ta bị thiên lôi đánh chết”. Bà đỡ nói to để trấn áp người chồng kia khiến rất nhiều người hàng xóm đều nghe rõ.
Bởi vì người xưa đều rất xem trọng lời thề, cho nên người chồng sau khi nghe bà đỡ phát ra lời thề độc như vậy, liền không còn hoài nghi bà nữa, trái lại còn nghi rằng chính vợ mình đã lấy trộm rồi đổ oan cho người khác.
Ba ngày sau, gia đình lại mời bà đỡ đến để tẩy rửa cho con (theo phong tục của địa phương). Nhưng bà đỡ không đến, mà sai cô con gái đến làm. Đến đêm ngày hôm đó, đứa trẻ đột nhiên chết, hai vợ chồng họ đau xót vô cùng, dùng hộp gỗ làm quan tài cho đứa trẻ, đồng thời cũng khóc lớn rằng: “Lời thề độc của bà đỡ linh nghiệm rồi, con của chúng ta chết rồi, đúng là chúng ta đã nghi oan cho bà ấy rồi.”
Lúc này sấm sét đột nhiên nổ vang trời, mọi người đều nghe thấy một tiếng sét đánh đinh tai chói óc, toàn thôn đều kinh động, có người chạy đến xem chỗ bị sét đánh. Họ chỉ thấy hai người phụ nữ quỳ ở một khu đất trống trong thôn, cả hai đều bị sét đánh cháy đen trên tay mỗi người vẫn còn nắm chặt hai thỏi bạc. Mọi người xem xét, hai người phụ nữ chính là bà đỡ và cô con gái, còn chỗ bạc kia chính là bạc của nhà người sản phụ bị mất.
Còn chỗ chôn đứa trẻ mà hai vợ chồng người sản phụ đang khóc nỉ non, hàng xóm lại phát hiện một chuyện lạ như thế, tất cả đều dồn đến xem đứa trẻ đã phục sinh. Đầu đuôi do có người nhìn kỹ mới thấy trên rốn của đứa trẻ có một đoạn kim, sau khi rút kim, đứa trẻ bị chảy ra một giọt máu, sau đó liền sống lại, và trở nên bình thường.
Đến lúc này mọi người mới biết, chính bà đỡ đã lấy trộm số bạc rồi lại tự mình phát lời thề độc. Hóa ra trong hôm làm lễ tẩy rửa cho đứa trẻ bà đã sai con gái đến, lén dùng kim đâm vào tử huyệt đứa trẻ nhằm mưu hại hài nhi. Với ý định khiến cho lời thề độc của mình ứng nghiệm để không còn ai hoài nghi việc bà đã trộm cắp số bạc kia.
Nhưng, họ đã không ngờ rằng hết thảy những việc xấu mà con người làm ra đều không thể lừa gạt được trời đất, thần linh. Kết quả hai mẹ con đã phải chịu tội đúng như lời thề độc mà bà đã phát ra, còn hài nhi mệnh chưa đến lúc chết nên đã được cứu sống.
**************************
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày
CẨN THẬN VỚI LỜI THỀ ĐỘCHôm nay có Phật tử hỏi :Dạo này không biết con bị làm sao mà cứ nói với ai điều gì mà họ…
Người đăng: Tu học mỗi ngày vào Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019