Cận tử nghiệp
Một hôm tình cờ tôi có đọc mấy lời bình luận của một người Huynh đệ, anh viết :
« Khi cận tử nghiệp đến không biết lúc đó bạn có đủ thời gian để bắt chân lên và ngồi thiền không nữa. Sợ niệm một câu Phật hiệu mà cũng không kịp nữa ».
Câu bình luận này của anh, đã làm tôi suy tư, chiêm nghiệm qua mấy ngày. Và khi nào sáng được cái ý là tôi bắt đầu có ý tưởng viết bài.
Cận tử nghiệp là gì?
- Cận là gần.
- Tử là chết.
- Nghiệp là thói quen.
Cận tử nghiệp chính là thói quen trước giờ chết của bạn. Cái thói quen này nó có năng lực rất mạnh, có thể giúp bạn đi lên được các cõi cao hơn sau khi lìa bỏ thân mạng.
Hay cũng có thể làm bạn bị thoái đọa xuống các cõi thấp kém, và chịu sự đau khổ.
Nhưng để có được một thói quen tốt trước khi mất như niệm Phật, chú tâm tĩnh giác, an trụ tâm xả… Thì cũng không phải dễ, mà chúng phải được rèn luyện và huân tập qua cả một đời sống, một đời tu, để hình thành một thói quen.
Có như vậy đến gần chết bạn mới có thể lập lại thói quen tốt đó.
Cận tử nghiệp và người tu thiền
Trở lại với câu bình luận.
Ta thấy, anh mà viết câu này, chỉ hiểu thiền ở cái hình thức. Nghĩa là anh cứ nghĩ tu thiền là phải bắt chân lên rồi ngồi thiền mới tu được.
Không phải vậy đâu các bạn ạ.
Ngồi kiết già là tư thế cực tốt để rèn luyện. Tuy nhiên đây chỉ là dành cho những người sơ cơ mới tu. Khi bạn đã tiến lên bước nữa thì trong bốn oai nghi như đi đứng nằm ngồi đều là bạn đang thiền.
Có Bậc đại Thiền Sư khi đứng Ngài cũng có thể nhập định được, nên cũng không cần phải ngồi mới nhập định.
Thiền nghĩa là trong từng giờ từng phút bạn luôn sống với sự tĩnh giác, sáng suốt, chánh niệm và biết rõ.
Biết rõ về chính mình, chính những tâm niệm của chính mình.
Vì khi biết rõ, chính là bạn không mê, nghĩa là không bị vô minh.
Trong 12 nhân duyên thì vô minh là đứng đầu. Vì u mê, ngu tối ta mới tạo nghiệp xấu. Nên vô minh là duyên của hành, mà hành chính là tạo tác. Và hành mới duyên thức, thức duyên danh sắc…..
Khi sức định tĩnh bạn tăng cao, sự tĩnh giác trở nên tinh tế. Cộng với thiện nghiệp bạn tích lũy được trong cả đời tu.
Thì khi cái chết đến, với người chưa đạt đạo, thì họ vẫn rất bình thản, vì tâm an định, nên không có bấn loạn. Vì tâm tĩnh giác nên họ luôn trí tuệ, và không mê mờ.
Và họ ra đi trong an nhiên, và sau khi bỏ thân nếu họ chưa chứng Vô Ngã thì họ sẽ tái sinh về các cảnh giới trời sống. Tùy vào tâm chứng tới đâu mà có cảnh giới tương ưng.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Sự vận hành của cận tử nghiệp
- – Dấu hiệu nào cho biết một người sắp hết thọ mạng?
- – Các biểu hiện của người sắp hết thọ mệnh và nghiệp dẫn về đâu
- – Tại sao khi sắp hết thọ mạng, người ta thường dễ thấy các âm linh, các linh hồn trong thân tộc xuất hiện xung quanh?
- – Làm thế nào để đối diện một cách tích cực nhất với Cận Tử Nghiệp nếu có xảy đến?
Khi thọ mạng sắp đến hồi kết thúc, Tử Khí xuất hiện, báo hiệu cho thân tâm của chúng sinh ấy chuẩn bị cho việc kết thúc thọ mạng của mình.
Việc này thường xảy ra với các loài động vật nhiều hơn là loài người, khi chúng cảm nhận rõ sự chết đang gần kề, thân mạng đang dần hoại diệt thì chúng sẽ tìm một chỗ kín đáo, để thân tâm nhẹ nhàng ra đi trong bình yên thanh thản.
Đối với nhân loại, việc cảm nhận rõ mình sắp mất sẽ ít khi xảy ra. Nếu có thì chủ yếu xảy ra với người có tu tập, có công phu rèn luyện thân tâm nhất định, lại có thêm phần cảm ứng rõ ràng về sự sinh tồn, hoại diệt của bản thân. Một số rất hiếm trường hợp đủ duyên thì có thể biết ngày giờ mất, khi cận tử nghiệp đến, nhìn thấy được sinh khí cạn kiệt thì biết sắp mất thân mạng.
Tử Khí của một sinh linh khi bộc phát càng nhiều thì càng thu hút các âm linh nơi Trung Giới bu lại đó đông để hấp thu năng lượng từ sinh vật đang sống ấy phóng thích ra xung quanh trong quá trình hoại diệt thân mạng. Lúc ấy sinh linh này cũng có khả năng nhìn thấy, tương tác với các âm linh do đang đứng gần bờ sinh tử…
Các biểu hiện của người sắp hết thọ mệnh và nghiệp dẫn về đâu
Khi thọ mệnh gần cạn kiệt thì người ta có xu hướng dễ tương tác, tiếp cận, hoặc nghe thấy những sự tồn tại nơi linh giới có nhân duyên nghiệp quả sâu dày với mình. Các nhân duyên nghiệp mà người ta gieo trồng trong suốt kiếp sinh của mình sẽ kéo đến để hoàn tất đường đi của nhân quả mà không cần chờ đợi đến kiếp kế tiếp. Do các việc như vầy mà họ cũng thay đổi tính khí trở nên khác lạ so với tính cách bình thường của mình.
– Người làm nhiều điều thiện thì có các vị Thiện Thần, Chánh Thần, Thiên Sứ xuất hiện kêu gọi người ấy sớm buông xả vướng chấp đau khổ mà chuyển sinh về nơi an lành thong dong tự tại. Người ta thường ngủ mơ thấy người thân đã khuất từng có đời sống lương thiện, mơ thấy cảnh Thiên Giới, mơ thấy mình được đến cõi Thiên, mơ thấy các vị Thần hay các vị tu sĩ tiếp dẫn mình đi đây đó các nơi bình yên tốt đẹp, nhìn thấy các việc tốt đẹp với người vật mình đã từng có sự tương tác thiện lành trong kiếp sống của mình. Lại còn có thể nhìn thấy được bay trên mây, sắp được dự tiệc cõi Thiên, sắp được ăn quả thần tiên thì tỉnh mộng. Chư vị Chánh Thần độ duyên cho họ thấy những việc như thế nhằm mục đích khơi dậy các ý niệm tiềm thức về điều thiện lương, những điều đẹp đẽ tốt lành họ từng gieo trồng. Nhờ vậy họ tránh được các vướng mắc về những điều bất thiện trong kiếp sống hiện thế. Họ được thuận duyên hơn trong việc tự mình quyết định buông xả và chuyển sinh sang cõi thiện lành, cùng đi với chư vị Thiện Thần về các cảnh giới tốt đẹp ấy. Cũng có khi họ chuyển sinh thành dạng tồn tại thiện lành, nhưng vẫn tiếp tục cư trú ở cõi giới này gần gũi với loài người như các vị Táo Thần, Môn Thần, Phúc Lộc Thần, Hỉ Lạc Thần.
– Người có gieo trồng nhiều điều bất thiện, hay dính phải cộng nghiệp bất thiện trong lục thân gia đạo thì hay ngủ mơ nhìn thấy chúng quỷ bu quanh mình đòi bắt mình đi, nhìn thấy nhiều oán linh đến đòi mạng, nhìn thấy những việc bất thiện của mình và thân tộc lục thân mình từng làm hại chúng sinh ra sao, tiếng kêu gào thảm thiết của chúng sinh bị tàn hại ra sao, những việc không vui đầy phiền não đau khổ trong quá trình tương tác giữa mình với cuộc đời, mình gây đau khổ cho ai, ai gây đau khổ cho mình… do nhìn thấy những điều như vậy nên họ khó lòng buông xả các nỗi đau khổ vướng chấp thân tâm mình, dễ bị dẫn dụ lôi kéo, bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp dữ. Người như vậy thường chuyển sinh thành các dạng tồn tại mình từng gây đau khổ cho người vật ấy rồi tự mình ám ảnh với những điều như thế. Đây chính là ám ảnh địa ngục đầy khổ đau mà kinh điển các tôn giáo thường hay nhắc đến. Khi chuyển sinh thành dạng tồn tại mới, người t có thể đầu thai chuyển kiếp, hoặc làm một âm linh chịu sự dày vò thống khổ trong tâm cảm, có thể tồn tại ở chung đụng với chúng ta nơi hiện thế này hoặc do rung động cảm ứng mà chuyển sinh ở cõi giới u ám khác, hiểu nôm na chính là các cõi U Minh Giới, Âm Quang Cảnh, Phong Đô…
Cận tử nghiệp và những nỗi đau thầm kín
Những nỗi đau thầm kín lúc thoát xác khiến linh hồn trải qua điều gì?
…
Chúng sinh hữu tình, thường ngày có sự tập luyện về buông xả, tập luyện cho ý chí của mình định tâm định thần nhất niệm về một cảnh giới an vui gọi nôm na là Nước Thiên Đàng Hằng Sống hay Cực Lạc Quốc, Tịnh Thổ.
Nhưng ít có người thực sự được giải thoát khỏi cảnh khổ.
Rất nhiều các vị tu sĩ thâm niên không kể riêng tôn giáo tông phái nào, họ có công viên quả mãn trong mắt người đời, nhưng họ cũng khó được giải thoát.
Có người phải mất vài năm để tịnh hóa nhân duyên nghiệp quả mới thăng thiên, có người lâu hơn thì vài chục năm, hay đáng buồn hơn là họ mất hàng trăm năm cho đến ngàn năm để tịnh hóa cho hoàn toàn các tư niệm vướng chấp vi tế của mình.
Vì chúng ta thường nhớ những chuyện bất thiện, để những chuyện bất thiện dù liên quan trực tiếp đến mình hay là mình đã từng gặp qua về hoàn cảnh của người vật việc nào đó làm cho mình thấy đau đớn tâm can, khó lòng buông xả được khỏi tâm trí tư tưởng mình.
Hoặc là những việc bản thân mình từng phạm phải lỗi lầm rồi tự mình giấu kín, cố gắng giấu thật kỹ không muốn ai biết thì sự giấu giếm ấy càng được hằn sâu nơi tâm thần của mình.
Khi cận tử nghiệp diễn ra, có nhiều cách vận hành khác nhau của duyên nghiệp khiến cho chúng ta hồi tưởng, nhìn thấy biết qua giấc mơ, hoặc là tự nhiên suy tư nhớ về những chuyện bất thiện mà mình vướng mắc trong lòng bấy lâu, vẫn chưa thực sự buông xả tha thứ.
Tha thứ cho những lối lầm của tha nhân với mình đã khó khăn, tự tha thứ cho lỗi lầm của chính mình càng khó hơn bội phần. Vì lẽ đó mà thân tâm nhuốm đầy những đau khổ vướng chấp một đời ôm ấp. Rồi vô thường đến, người chưa buông xả được những điều bất thiện vẫn tiếp tục ôm theo tư niệm ấy nhập về linh giới.
Nếu người ta gặp phải những oan gia trái chủ oán linh hay quỷ sai tìm đến bên mình lúc vừa thoát xác, thì sẽ bị dày vò về những điều mà người ta bị đòi nợ, khó lòng giải thoát đặng.
……
Lúc này, nếu người ta vẫn tiếp tục tự mình dày vò bản tâm mình với các vướng chấp nghiệt duyên không tha thứ được thì người ta tự định phận lấy mình, tự lạc bước vào đường khổ khó lòng giải thoát đặng.
Nếu người ta có thể tha thứ chính mình, tha thứ các nhân duyên bất thiện mình từng biết đến, bỏ qua tất cả, tự mình an vui với những nhân duyên thiện lành mà mình được gia tộc thiêng liêng nhắc nhở, thì người ta tự mình giải thoát đặng, tiếp tục tinh tấn nơi cõi Thiên Giới, cùng về với gia tộc thiêng liêng của mình nơi Cực Lạc Quốc, vui hưởng cảnh vô ưu an nhàn.
——-
Đối với một người bình thường, hay làm những việc bất thiện, thì nên ăn năn sám hối, buông xả các nghiệp dữ của mình, thường làm những điều thiện để gieo thêm nghiệp lành để tâm thức nhẹ nhàng hơn, bớt đi phần não nỗi ám ảnh của các việc dữ đã từng làm. Lúc bấy giờ, khi vong thân mạng có thể chuyển sinh được thành các dạng tồn tại thiện lành, tránh sa đọa vào các đường dữ.
Hoặc người thường làm các việc bất thiện, đến phút lâm chung, hồi đầu hướng thiện khi đối diện cận tử nghiệp. Lúc ấy cũng có thể chuyển sinh được vào đường thiện lành, rồi từ từ chuyển duyên để trả các oan gia trái chủ mình từng gieo nghiệp bất thiện trong các kiếp sinh của mình.
Đối với các chơn hồn đang mang chấp niệm, chịu đau khổ trong các đường dữ khi chuyển sinh thành các dạng Quỷ Hồn thì có thể cầu nguyện cho họ sớm buông xả những điều bất thiện đang bám chấp trong tâm thức của họ để họ chuyển sinh sang dạng khác nhẹ nhàng an lạc hơn. Có thể dùng các bài kinh cầu siêu, giải oan, cứu khổ, cầu an để tự thân mỗi người cũng quan tâm tới chư âm linh đang đau khổ ấy, xoa dịu phần nào đau khổ chấp niệm của họ để họ sớm được chuyển sinh thành dạng khác an lạc hơn.
Cận Tử Nghiệp của người tu
Cận tử nghiệp và tâm ý vô thường
Sinh lão bệnh tử
Mệnh căn mỗi người
Tâm ý và thực tế hoàn cảnh vừa có nhân định vừa có Thiên định.
Không phải mình muốn mà được, cũng chẳng phải mình không muốn thì xong, đó đều là chướng ngại của tâm an lạc với hiện thế.
Một đời tu, mà cận tử nghiệp không an, bất định, lang bang thì cũng uổng phí 1 kiếp tu.
Điều đó đủ thấy việc làm chủ ý niệm, tâm ý thanh tĩnh là quan trọng dường nào.
Bao nhiêu bậc Thánh Tiên nhập trần, làm bao nhiêu điều tốt đẹp, giác ngộ cuộc đời vô thường ra sao, được chứng pháp cụ thể rõ ràng, còn vướng mắc chỗ cận tử nghiệp để bị trầm luân trong khổ não ngàn năm nơi Trung Giới.
Thật không đơn giản hai chữ vô thường vậy…
Dù cho một hành giả có tu tâm dưỡng tánh thật tốt, một đời tu Đạo nghiêm trang, không vướng mắc bất kì điều chi với thế tục tình trường, nhưng những ngày cuối đời của mình gặp phải việc không như ý, để cho tâm tình, cảm xúc của mình không kiềm nén được, trở nên bi thương hay oán hận, khổ vì gặp chuyện không như ý nguyện của mình. Lúc bấy giờ chơn hồn của hành giả tu Đạo ấy cũng có thể chuyển sinh thành Ngạ Quỷ hoặc bị sa đọa vào các đường bất thiện vô minh khác.
Thế nên hành giả tu tập thì thường giữ tâm thân thanh tịnh, ý niệm rõ ràng về lý tưởng của mình, tại sao tu tập, hướng về những điều chân thật thiện lành đem lại lợi lạc cho chúng sinh ra sao… Thêm nữa là tâm bình khí hòa, tự tha thứ được cho bản thân và tha nhân, không bám chấp vướng mắc vào những việc xảy đến vì mọi thứ là vô thường.
Nhận thức được rõ ràng vô thường, vô niệm và vô ngã. Cả một kiếp sinh tu tập và khi đối diện cận tử nghiệp thì hành giả ấy dù cho có chuyện gì xảy đến với mình cũng không vọng động bị vướng mắc đau khổ vì không như ý mình. Phải có bản lĩnh của kẻ đứng trước ngọn núi lở mà mặt không hề biến sắc thì mới gọi là thân tâm an tĩnh bất động trước thế sự xoay vần trước mắt vậy.
Các câu hỏi thường gặp khi vong linh thoát xác
Câu hỏi 1: Vì sao khi thoát xác thì đau đớn vô cùng vậy anh? Ý anh là quá trình linh hồn lìa khỏi xác diễn ra khó khăn và đau hay là vì linh hồn hoảng loạn chưa biết, chưa chấp nhận thọ mạng đã hết dẫn đến đau khổ, không biết mình đang ở đâu ?
Đáp:
Hầu hết các trường hợp cận tử nghiệp người ta đều đau đớn vì bệnh tật hay thương tổn .thân tâm dẫn đến việc tắt thở nè em. Nên hồn lìa khỏi xác mang đầy những niệm đau đớn, không như ý những việc trong đời mình. Chỉ 1 số rất hiếm, vô cùng hiếm có trường hợp thoát xác trong bình yên không đau đớn.
Giữa hồn phách và xác có những sợi dây liên kết, khi hồn lìa xác thì các dây này vẫn còn, xác tắt thở thì hồn cảm tưởng mình bị ngạt thở, sẽ sinh tức ngực, hoảng loạn, xác bị phân hủy tới đâu hồn sẽ cảm tưởng đầy đủ các đớn đau đó.
——————
Câu hỏi 2: Người ăn chay, có tu tập sẽ có định lực để không biết đau lúc thoát xác đúng không ?
Đáp:
Có mấy người hay lắm, cứ nói và tưởng rằng người ăn chay có tu tập có định lực thì không bị vướng các niệm bất thiện, hồn lìa khỏi xác sẽ không đau.
Cần hiểu rằng định lực ở mức nào mới không vướng nỗi đau.
Định lực cũng có nhiều cảnh giới đẳng cấp khác nhau.
Bạn muốn biết định lực mình tới đâu thì cứ thử ngồi định tâm tĩnh tâm nhất có thể, dặn người nào đó lúc mình vào được trạng thái nhập định thì lấy cây đánh thật mạnh, nhớ là thật mạnh lên người mình nhe.
Coi có biết đau không hay vẫn nhập định và không còn cảm giác đau đớn gì cả.
Tự các bạn sẽ chứng nghiệm được cái gọi là hồn thoát xác có đau không.
——————
Câu hỏi 3: Nếu như một người cận kề cái chết mà nghe hoặc thấy người thân trong gia đình (còn sống) gọi đi thì đó là ma quỷ trá hình đúng không ạ ?
Hay là ai hiện hình theo hình dáng của người thân để đưa người chết đi ạ?
Đáp:
Việc này cũng có nhiều trường hợp , có các bạn âm linh muốn lôi kéo theo lực lượng của họ nên mạo danh, hoặc oan gia trái chủ tới lôi kéo, do tâm thức ít cũng có khi chỉ đơn thuần là quỷ sai hoặc thiên sứ đến dẫn hồn theo nhân duyên nghiệp quả.
Nói chung là khi sức khỏe yếu dễ thấy lung tung, cũng có thể chỉ là ảo giác do nghĩ đến sự chết mà thấy vậy.
Bạn đọc comment:
Phan Ngọc Danh Cận tử nghiệp là nghiệp gì vậy ad ơi
TGTT là những ý niệm phát sinh khi chúng sinh đối mặt với sự chết của chính mình
Đạo Ngọc Cỡ như Bồ Tát Thích Quảng Đức á. Tự tay châm lửa thiêu mình nhưng vẫn ngồi đó, nhập định, nghe kể là không rên la tiếng nào. Đỉnh thật sự
Nguyễn Đức Đạo Ngọc nhập định đến tam thiền não ko hoạt động – ko biết đau đớn của các dây thần kinh nữa rồi. Mình nghĩ Đại đức Thích Quảng Đức đã chứng đắc ở
tam thiền trở lên. Thời nay chứng đắc sơ thiền còn khó. Mà các thiền sư ngày trước đỉnh thật
Ho Vy Làm sao để biết một người ra đi thanh thản hay đau đớn ạ?
Bà ngoại em mất trong lúc ngủ, trước khi mất vẫn tự đi vệ sinh và rửa mặt. Nằm nhắm mắt nghỉ ngơi rồi ra đi luôn.
Nhiều ngừoi nói ngoại em ra đi thanh thản (ngoại theo đạo Phật, thường tụng kinh và ăn chay khi còn khoẻ, sau này già yếu lại bị con cháu ở cùng không cho ăn chay nữa mà ép ăn thịt…); nhưng thâm tâm em luôn không biết là bà đi có nhẹ nhàng không?
Em trì kinh Địa tạng suốt 49 ngày sau khi bà mất, chỉ mong bà được đi về cõi Di Đà…
Naa Nathann Ho Vy cá nhân mình thôi khi nghe câu chuyện của bạn thì lại có một niềm tin chắc chắn là bà ngoại bạn nếu tái sanh làm người thì cũng sẽ phước đức tràn đầy còn không thì sẽ tái sinh lên cõi trời á, gửi niệm lành tới bạn
Nguyễn Đức Ho Vy Trong 49 ngày mơ thấy người mất về kêu khổ đau rách rưới thì gia đình thân quyến hãy biết người mất đã đoạ 3 đường ác, người nhà hãy trì tụng kinh địa tạng, phóng sinh, bố thí, cúng dường xá lợi Phật, tăng trên chùa rồi hồi hướng cho họ để lợi cho người mất thác sinh lên cõi thiện trước. Khi nằm mơ thấy người mất hiện về hoan hỉ lành lặn đẹp đẽ thì biết là đã thác sinh lên cõi thiện, tiếp đó đọc kinh A Di Đà để Đức A Di Đà tiếp dẫn trong 49 ngày đó. Thấy hiện về đứng trên đài kim sen là vãng sinh về Tây Phương cực lạc. Sư Thích Giác Khang (đã vãng sinh) khai thị vậy.
Nguyễn Đức Thời điểm vừa nhắm mắt xuôi tay chết các dây thần kinh từ lớn tới vi tế bắt đầu không được duy trì xung điện bởi não thì nó bắt đầu hoại tử đứt dần dần trong 8 tiếng đầu sau khi mất. Đứt hết rồi coi như xác thân mới gọi là chết hẳn. Thiền sư bậc thánh họ buông dc xác thân bên ngoài (da thịt) và xác thân bên trong (dây thần kinh) ko dính mắc thì đối với họ chết như bỏ 1 cái áo cũ, chết nhẹ nhàng ko như phàm phu chúng ta 8 tiếng sau mới dứt hết cái thân này. 1 chút thông tin thêm cho các bạn
TGTT Sợi dây liên kết giữa hồn và xác hông phải 8 tiếng đã mất đâu nè bạn. Lâu lắm, chỉ khi hỏa thiêu hoặc thịt tan rã hết rồi còn đống xương khô thì mới đứt dây ấy.
Nguyễn Duyên Cảm ơn chia sẻ của b! Xin hỏi nếu một ng ra đi trong lúc ngủ thì có cảm nhận nỗi đau khi hồn lìa xác ko ạ? Ng thân của mình bị ung thư chịu nhiều đau đớn thể xác, nhưng lúc ra đi thì đi trong lúc ngủ ạ!
TGTT đang trong quá trình đau đớn thể xác thì dù lúc ngủ rồi mất cũng vẫn là đang chịu đau đớn nè bạn, vì rõ ràng có nhiều sự ra đi vì đau quá mà mất.
Nguyễn Huỳnh Minh Tiến vậy những người sau khi chết bị hỏa thiêu và những người được chôn cất cẩn thận thì người nào ít đâu đớn hơn vậy ạ?
TGTT đau hay không nằm ở định lực của ý niệm có chấp vào thân xác, lại liên quan đến mức đó tu tập của mỗi người nữa. Nếu hoả thiêu thì đau thật đau một lần rồi thôi, còn chôn thì phải để thân xác hủy hoại dần tan rã thành xương trắng thì mới thôi, mà sau cùng vẫn là ý niệm, nếu tiếp tục chấp thì vẫn đau, không chấp vào thân xác thì không đau
Câu hỏi:
Theo anh, người mất rồi tái sinh liền không hay họ tồn tại trong một cảnh giới trung gian nào đó ?
……………………………….
Đáp:
Việc này sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
Thứ nhất là người mất thân mạng sẽ cần một thời gian ở linh giới của nơi họ từng sống, vướng chấp niệm cận tử nghiệp tại nơi đó. Ví dụ mất ở bệnh viện sẽ ở bệnh viện, mất ngoài đường chỗ nào sẽ ở đó. Cho tới lúc họ được tịnh tâm, định tỉnh thần thức, lúc đó mới tỉnh táo mà về nhà, hoặc chuyển sinh, hoặc tiếp tục ở nhà lâu dài không muốn chuyển sinh. Nhưng chỗ muốn hay không chuyển sinh này, lại nằm ở ý niệm đủ mạnh hay không và các hiệp bất thiện, oan gia trái chủ tới đòi thì vững tâm thế nào để đối diện mà không bị lôi kéo vào đường luân hồi ác đạo.
Quá trình định tâm này, thời gian nhanh hay chậm thì trước là dựa vào lối sống, lực tinh thần của người đó.
Thứ hai là khi cận tử nghiệp có rơi vào hoảng loạn, bất định hay là tỉnh táo
Thứ ba là do trợ lực từ ý niệm quan tâm và cộng thiện nghiệp của những người trong thân tộc lục thân như mối quan hệ là cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em ruột thịt, hoặc là các mối quan hệ kết nghĩa danh chính ngôn thuận có công bố, hứa hẹn.
Anh thường thấy, nếu nhanh thì sau khoảng 100 ngày người ta sẽ tỉnh táo. Có người chậm thì mất vài năm. Một số hiếm có tu tập làm chủ tâm trí mình, định tỉnh lúc cận tử nghiệp thì chừng một vài tiếng là tỉnh táo hoàn toàn.
Không có ai tỉnh táo hoàn toàn lúc vừa thoát xác vì việc ấy đau đớn vô cùng.
………
Còn yếu tố là dính dây oan nghiệt của thất tình lục dục, tư niệm cảm xúc của thân tâm.
Việc này đối với người thiêu xác thì thà đau một lần rồi thôi.
Đối với người chưa thiêu, thì thân xác hoại diệt ra sao, sợi dây liên kết vẫn cung cấp cho thần thức chân hồn ấy các tưởng thức của cảm xúc rõ ràng như đang bị tổn hại khi còn mang thân xác.
Những ai có tu tập nhất định, có thể tự cắt bỏ các sợi dây ấy lúc còn sống, hoặc là nhờ pháp sư có tu tập làm phép xác, cắt dây oan nghiệt, thì thần thức linh hồn ấy không bị dính mắc, gần giống với việc xác đã thiêu, dù xác vẫn còn để và chôn cất bình thường.
Xem thêm các bài viết từ