Nại Hà Kiều
– Nại Hà Kiều là cõi giới đặc biệt nơi U Minh Giới. Khởi nguyên Nại Hà Kiều được hình thành bởi những chấp niệm giằng co giữa hai dòng ý niệm là sợ hãi chuyển sinh và khao khát được chuyển sinh của chúng sinh khắp Tam Giới.
– Vì mỗi chúng sinh trong kiếp sinh tồn của mình đều đã tạo tác rất nhiều nhân duyên nghiệp quả, thiện ác đan xen lẫn lộn với nhau rất nhiều. Cho nên khi họ chịu sự chi phối của duyên nghiệp, muốn bản thân chuyển sinh làm sự tồn tại nào trong Tam Giới thì tức thì trong ý niệm lại phát khởi nỗi sợ hãi, chán chường đối với việc chuyển sinh.
Vì họ sợ phải trả những nhân bất thiện do bản thân từng gieo trồng, phải tiếp tục đối mặt với sự khổ, tham sân si, nguyện vọng và sinh lão bệnh tử… Lúc ấy họ thoái tâm, trong lòng phát sinh chướng ngại không muốn chuyển sinh, từ những ý niệm nhập nhằng chẳng xác định được rõ thực sự muốn hay không, cần hay không việc chuyển sinh hay là tiếp tục tồn tại với dạng thị hiện họ đang tồn tại. Lúc bấy giờ Nại Hà Kiều liền xuất hiện trước mắt họ, hay có thể gọi là họ liền bị thu hút, hiển hiện ngay đầu cầu Nại Hà Kiều để thử thách bước đường đi qua bờ chuyển sinh. Đó là lý do cây cầu này có tên là Nại Hà, có nghĩa là “làm sao, làm thế nào, chẳng biết rõ”.
Do bản thân họ chẳng hiểu rõ chính mình, chẳng biết nên quyết định lựa chọn làm sao để vượt qua chướng ngại của tâm tình vướng mắc với việc chuyển sinh.
* Tính chất đặc trưng
– Nại Hà Kiều là một cây cầu bởi chấp niệm hoang mang, lạc lối, chướng ngại chẳng biết nên tiếp tục tồn tại với hình ảnh hiện tại hay là nên chuyển sinh của các chơn hồn có ý định chuyển sinh. Vì thế mà trong tâm thức mỗi cá nhân, cây cầu ấy đều có hình dạng khác nhau, dài hay ngắn, dày hay mỏng, trơn trượt khó đi hay là cứng rắn dễ đi… đều do chính tâm tư của họ bày vẽ định hình cho nó.
– Thực tướng của Nại Hà Kiều chỉ đơn giản là một con đường bằng mây khói hư ảo bắc ngang Hắc Hải, hay còn gọi là Khổ Hải. Bên dưới Khổ Hải này ẩn tàng hàng hà sa số ác thú, oán linh có hình dạng to lớn, cuồng bạo điển hình như là Hắc Hải Huyền Xà là loài rắn đen to lớn vĩ đại vô cùng, thân dài hàng chục đến trăm trượng, Hắc Hải Cự Giải là loài cua đế vương toàn thân to lớn cũng vài chục trượng với cặp càng rắn chắc… và nhiều loài thủy tộc hung tợn khác tồn tại bên dưới Hắc Hải tượng trưng cho những sự khổ, nghiệp bất thiện, tham sân si, cạm bẫy để tàn hại nhau của chúng sinh đã gieo mầm từ cổ chí kim.
– Các chơn hồn khi đến Nại Hà Kiều thì e dè, sợ hãi, hoảng loạn, rồi họ cũng muốn bước qua bờ bên kia, đặt chân lên cầu thì hỡi ôi, những chấp niệm bởi ác nghiệp của họ liền tái hiện trong tâm cảm của họ. Họ liền nhìn thấy các cảnh tượng hãi hùng họ từng gây ra với chúng sinh khác, họ nghe rõ những tiếng khóc than van nài tha mạng, tiếng gào thét đòi mạng, đòi trả nợ máu văng vẳng trong tâm thức của mình. Tâm tình hỗn loạn, Hắc Hải bên dưới cầu liền loạn động, những loài ác linh dã thú liền ẩn ẩn hiện hiện với những đôi mắt sáng quắc chực chờ họ rớt xuống để bu vào cấu xé.
– Chơn hồn nào khi tiềm thức quay về gợi lại những âm thanh, hình ảnh kinh khủng khiến họ rã rời tay chân, thoái chí nản lòng, thì tự nhiên họ không vượt qua cầu ấy được, họ liền rơi xuống cầu làm mồi cho các sinh linh bên dưới.
Tất nhiên sau khi cảm nhận các nỗi đau ấy, họ lại tức thì hoàn hoàn hồn phục sinh ngay tại đầu cầu, tiếp tục đối diện với sợ hãi, đau khổ, với một kinh nghiệm xương máu thấm thía vì đã bị cấu xé ra sao. Họ tiếp tục bị duyên nghiệp chi phối việc phải bước qua cầu để chuyển sinh, lại sợ hãi.
Nhưng mà nếu lúc này, họ bình tâm lại một chút, thì tâm tình sẽ đỡ hoảng loạn, họ ý thức được ác nghiệp của mình đã gieo, giờ cần phải trả khi chuyển sinh, dám đối diện với nó, hoan hỉ với việc vay nợ thì phải trả nợ, thì khi họ đặt chân lên cầu là đã bước qua được bờ bên kia. Họ liền chuyển sinh theo những nhân duyên thiện ác an bài với tâm tình, ý nguyện của mình trong việc dứt sạch duyên nợ trả vay kiếp sinh tồn mới.
– Thường thì chúng sinh đã đến nơi cầu này, ai cũng sẽ có ít nhất một lần rơi xuống cầu. Hiếm có ai đã đến đây mà có thể đứng đó quán chiếu, đối diện với nhân duyên nghiệp quả rồi nhẹ nhàng bước một lần mà qua bờ bên kia, tất nhiên vẫn có dù hiếm.
– Có một số trường hợp vì quá sợ hãi sau khi nếm trải cảm giác bị cấu xé nhiều lần, thay vì hoan hỉ đối diện thì họ lại sợ hãi hoảng loạn hơn, lúc bấy giờ họ không bước qua Nại Hà Kiều nữa, họ tiếp tục biến hiện ở một nơi nào đó trong Trung Giới với thân phận hiện tại họ đang có đó trong nỗi hoảng loạn. Nếu hoảng loạn quá nặng nề đến nỗi không còn làm chủ được tâm thức, thì tự nhiên được Lạc Hồn Trì thu hút về đó để an tĩnh tâm thức hơn, chờ ngày đủ duyên sẽ chuyển sinh.
– Những chơn hồn nào khi chết đi thân mạng, tự tâm thức họ rõ ràng ý niệm việc chuyển sinh, không vướng mắc việc phải làm sao giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, không đắn đo suy nghĩ nhiều và không bị vướng mắc chuyện chuyển sinh hay không chuyển sinh nữa, chơn hồn đó tự nhiên không bị Nại Hà Kiều thu hút. Và trong Tam Giới thì những chơn hồn như vậy cũng hàng hà sa số, chẳng hề ít.
Những chơn hồn nào có tu tập tinh tấn, cấp linh hồn từ quả Thần Vị đã có thể tiếp tục tồn tại nơi Trung Giới để độ duyên khắp Tam Giới, họ không bị Hà Kiều thu hút về đây.
– Các chơn hồn không muốn chuyển sinh, không vướng mắc giữa chuyển sinh hay không chuyển sinh thì không bị thu hút về đây.
– Nơi Nại Hà Kiều vẫn nghe được tiếng chuông trống từ Thượng Giới thường xuyên vang vọng về đây để cảnh tỉnh, giúp các chơn hồn nơi này dần tịnh lặng lại để định thần định trí mà quyết định được việc chuyển sinh của mình thuận duyên hơn.
– Các thế lực cường quyền tà ác cũng hay đến đây để chiêu mộ, dụ dỗ hay tìm cách bắt các chơn hồn cũng như tà linh ác thú bên dưới Hắc Hải để phục vụ cho mục đích tư lợi cho mình.
** Ở mục từ này Tam Giới Toàn Thư dùng từ chuyển sinh xuyên suốt chứ không dùng từ đầu thai, vì chuyển sinh thì có thể chuyển thành một dạng tồn tại nào đó khắp Tam Giới, trong đó có bao gồm chuyện đầu thai chuyển kiếp vào Hạ Giới. Còn đầu thai chuyển kiếp là chỉ đề cập được khía cạnh chuyển sinh ở Hạ Giới, làm một sinh vật có thân xác hữu vi sinh tồn. Không đề cập được khía cạnh sinh tồn ở cõi vô vi không có thân mạng hữu hình.
* Những cách nhìn về Nại Hà Kiều
– Wikipedia và một số kinh sách, truyện có đề cập đến Mạnh Bà và bát cháo lú nơi Nại Hà Kiều, cùng với dòng chữ “Tam Sinh Tam Thế” bên dưới cầu.
– Các tài liệu nói rằng qua khỏi Nại Hà Kiều sẽ được một bà lão là Mạnh Bà cho một bát cháo lú, ăn uống vào thì sẽ quên hết mọi chuyện quá khứ, mới chuyển sinh đầu thai vào một kiếp sống mới.
Mạnh Bà
* Nguồn gốc hình ảnh Mạnh Bà
– Thực ra thì Mạnh Bà trong dân gian dựa trên tích truyện về Mạnh Mẫu, tức là mẫu thân của Mạnh Tử. Bà nổi tiếng với 3 lần chuyển nhà vì mong muốn con mình được tiếp xúc với môi trường sống tốt mới có thể trở thành người tốt mà không bị nhiễm thói hư tật xấu của môi trường sống bất thiện.
– Từ đó, người xưa xem việc quên lãng chuyện đau buồn ở quá khứ để tiếp tục sống tốt ở kiếp hiện tại và tương lai gán ghép với Mạnh Mẫu, mượn hình ảnh của bà làm khuôn mẫu nơi Nại Hà Kiều, liên tưởng ra Mạnh Bà với bát cháo lú.
Đồng thời cụm từ “Tam Sinh Tam Thế” cũng liên tưởng đến việc 3 lần dọn nhà, tượng trưng ba kiếp sinh sống khác biệt, ba khoảng thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai khi phải quyết định đoạn tuyệt quá khứ, đối mặt hiện tại, và sống như thế nào trong tương lai trong tâm cảm lựa chọn quyết định của các chơn hồn nơi Nại Hà Kiều.
– Do chấp niệm, đức tin của quá nhiều chúng sinh từ cổ chí kim về Mạnh Bà rất mạnh và dày đặc nên từ đó sản sinh một Mạnh Bà bằng hình tư tưởng nơi Nại Hà Kiều thường xuyên chăm sóc cho các chơn hồn ăn uống nghỉ ngơi để định thần, tịnh trí mà có đủ tâm lực đối diện sự khổ, vượt qua chướng ngại nơi Tâm khi quyết định chuyển sinh. Mạnh Bà ấy ở đầu cầu Nại Hà nơi mà các chơn hồn còn lẩn quẩn với chướng ngại nơi tâm thức mình. Chứ đã qua cầu, thì chuyển sinh, gặp Mạnh Bà bên kia chi nữa.
– Nhưng vụ cháo lú thì không phải uống vào mới lú, mà là khi chơn hồn chuyển sinh đầu thai vào Hạ Giới thì tự nhiên những ý niệm tiền duyên đều được bao bọc lại thành dạng tiềm thức ẩn tàng. Lúc đó chơn hồn ấy mới hòa nhập vào thân xác hữu vi và tiếp tục sinh sống được.
Tam Giới Toàn Thư
Tam Sinh Thạch – Đá Ba Đời
Từ xưa đến nay, dân gian đều lưu truyền một truyền thuyết rằng, người chết trước khi được đầu thai chuyển thế nhất định phải đi qua một con đường u minh gọi là Hoàng Tuyền lộ để đến sông Vong Xuyên.
Trên con sông ấy có một cây cầu Nại Hà, đi qua cầu Nại Hà lại gặp Vọng Hương Đài. Nơi đó có một bà lão phân phát Canh Mạnh Bà cho các vong hồn. Bên bờ sông Vong Xuyên, đầu cầu Nại Hà có một tảng đá lớn gọi là “Tam Sinh Thạch”. Tương truyền rằng, trên Tam Sinh Thạch có ghi chép lại kiếp trước, kiếp này và kiếp sau của một linh hồn.

Xem tiếp trang sau