Huyệt Thần Kỳ Có Thể Chữa Bách Bệnh, Kể Cả Những Bệnh Nặng Nhất.
Theo Dược vương nổi tiếng TQ – Tôn Tư Mạc, huyệt vị này có thể giúp con người “chết đi sống lại, bệnh vô phương cứu chữa cũng có thể giảm nhẹ”. Hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc cơ thể tốt hơn.
Khi gặp một người nào đó mắc bệnh nan y không thể chữa khỏi, chúng ta thường nói rằng họ đã rơi vào cảnh “thập tử nhất sinh” khó qua khỏi, nhưng nhiều người không biết rằng, dù bệnh nặng đến đâu vẫn nên hy vọng có thể giảm nhẹ nhờ việc day bấm huyệt Cao hoang trên cơ thể
Tại sao huyệt Cao hoang lại có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy?
Câu chuyện truyền thuyết:
Khái niệm “Cao hoang” có ý nghĩa là “bệnh tình nguy kịch” hay “vô phương cứu chữa” xuất hiện khi một người nào đó gặp rủi ro lớn về sức khỏe mà các bác sĩ không thể can thiệp cứu sống. “Cao hoang” là từ đã có từ lâu trong tác phẩm “Tả Truyện” ở một điển cố nổi tiếng thời cổ đại (TQ).
Khi Tấn Cảnh Công mắc bệnh, được Thái Y thăm khám và chẩn đoán, nói với Tấn Cảnh Công rằng, bệnh tình đã ở trong giai đoạn vô phương cứu chữa, các loại thuốc không còn phát huy được tác dụng, không thể cứu được sinh mạng.
Sau đó, Cảnh Công đã không chữa và qua đời. “Cao hoang” được người đời sau sử dụng từ đó, trước khi một người nào đó mắc bệnh không chữa khỏi và tử vong.
Trong tình huống này, dược vương Tôn Tư Mạc đã khuyên rằng, “khi người nào gặp nguy kịch, không thể cứu chữa, có thể dựa vào việc bấm huyệt Cao hoang để giảm nhẹ tình trạng bệnh, nếu tận tâm, nỗ lực cấp cứu, thì không có bệnh nào là không chữa được”.
Huyệt mà Tôn Tư Mạc nói đó chính là huyệt Cao Hoang. Ý của ông là, khi năng lực y thuật thấp hoặc bệnh tình vượt quá khả năng điều trị, thì có thể dựa vào huyệt cao hoang, bệnh nặng rồi cũng có thể đỡ hơn.
Vậy, liệu huyệt vị này có thần kỳ như vậy hay không, hãy cùng tham khảo phân tích sau đây.
Đặc điểm-Tác dụng của huyệt Cao Hoang
- Ý nghĩa tên huyệt: Tên gọi Cao Hoang có ý nghĩa để chỉ “bệnh tình nguy hiểm” hay không còn cách cứu chữa với những bệnh đã hư tổn nặng, do đó nên gọi là huyệt Cao Hoang (Trung Y Cương Mục)
- Tên gọi khác: Huyệt Cao Hoang Du
- Xuất xứ: Thiên Kim Phương
- Đặc tính: Đây là huyệt thứ 43 của đường kinh Bàng Quang. Có đặc tính nổi bật trong việc nâng cao chính khí và trong việc phòng bệnh
- Công dụng: Theo nhiều nghiên cứu Y học cổ truyền, đây là loại huyệt có tác dụng hiệu quả giúp Bổ Phế, kiện Tỳ, bổ hư lao, định Tâm, an Thần, bổ Thận, bổ hư tổn.
- Chủ trị: chuyên chủ trị những bệnh nguy hiểm như lao phổi, viêm phế quản, viêm màng ngực, suy nhược thần kinh.
Ngoài ra còn giúp nâng cao chính khí, phòng bệnh tật.
Phương pháp xác định vị trí huyệt Cao hoang.
Huyệt Cao hoang là một huyệt vị lớn và quan trọng trên kinh bàng quang, nằm bên cạnh xương vai và xương cột sống. Khi tìm kiếm vị trí huyệt, người bệnh cần ngồi, hai tay ôm chặt 2 vai, khuỷu tay gần sát với ngực, làm cho xương bả vai mở rộng ra, sờ tay xuống dưới đốt sống thứ 4, cách ngang bên cạnh khoảng 3 thốn. (Xem hình ảnh để xác định rõ vị trí).
Giải Phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 4, phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 4 và dây thần kinh gian sườn 4.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Châm Cứu:
- Châm xiên 0, 3-0, 5 thốn – Cứu 7-15 tráng đến 100 tráng – Ôn cứu 20-30 phút.
- Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
Tác dụng của huyệt Cao Hoang
“Huyệt thần kỳ có thể chữa bách bệnh, kể cả những bệnh nặng nhất”.
Dược vương Tôn Tư Mạc
Tôn Tư Mạc vốn là một danh y nổi tiếng, sống thọ 102 tuổi, được người đời sau xưng là “Dược vương” vì những cống hiến và thành tựu y học tuyệt vời. Trong cuốn sách nổi tiếng “Thiên kim phương tạp bệnh luận” ông viết rằng, trong tất cả các bệnh, không có bệnh nào là huyệt Cao hoang không can thiệp được.
Huyệt Cao hoang chủ yếu điều trị các bệnh về cơ thể hư yếu, gầy, tổn thương, mộng tinh, thượng khí, ho hen, viêm có đờm, hay quên, các bệnh về mang thai, sinh đẻ, bách bệnh đều chữa.
Các y gia cổ đại đều cho rằng, huyệt Cao Hoang có thể có ích cho các bệnh bị hư tổn, chăm sóc phổi, cân bằng tim mạch. Trên lâm sàng chủ yếu điều trị các bệnh như yếu ớt gây ra ho, thở khò khè, ra mồ hôi đêm, nóng trong xương, bệnh lao và các bệnh khác.
Bên cạnh đó, huyệt này còn có thể điều trị chứng tâm khí không đủ, tâm hỏa thượng gây ra các chứng nóng trong, bốc hỏa, hay quên, di tinh…
Châm cứu vào huyệt Cao hoang có thể loại bỏ sự nhiễm lạnh gây ra nhiễm độc ở tầng sâu nhất trong cơ thể.
Hiệu quả điều trị dựa vào huyệt Cao hoang là rất rõ ràng, được nhiều người tín nhiệm muốn áp dụng. Châm cứu sau vài ba ngày là thấy rõ trong bụng có sự thay đổi, khí rất đầy đủ.
Người nào có thể chất dư thừa lạnh, có thể giúp giải hàn rất hiệu quả, đồng thời có thể đổ mồ hôi hoặc ợ hơi. Nếu như châm cứu trong khoảng 1 tuần thì sẽ hiệu quả rất rõ rõ rệt, điều này chứng tỏ cơ thể đã trở nên khô ráo sạch sẽ hơn, loại bỏ được tình trạng ứ nước.
Điều khó khăn nhất là huyệt này khá khó để xác định, khi muốn tiêm hoặc châm cứu thì kim khó đâm vào đúng vị trí, muốn day bấm huyệt thì tay cũng khó với tới nơi, nếu muốn cho huyệt cao hoang hoạt động, cách tốt nhất là thông qua châm cứu hoặc tự mình luyện tập.
Việc mở huyệt Cao hoang không chỉ dựa vào biện pháp châm cứu, mà ngày thường bạn cũng có thể tự luyện tập, việc này cũng rất quan trọng.
Luyện tập cho huyệt Cao hoang, toàn thân hết bệnh
Khi mở huyệt Cao hoang, tất cả các bệnh đều rất khó che giấu
Xoay vai đóng mở huyệt Cao hoang: Phòng ngừa bệnh tim và phổi
Hai tay buông xuôi tự nhiên, ngón giữa chạm vào huyệt Phong thị ở 2 bên đùi, lấy vai làm trục, xoay vai về phía trước 10 lần, đây chính là cách mở huyệt Cao hoang. Sau đó, lại xoay ngược ra sau 10 lần, đây gọi là đóng huyệt Cao hoang.
Động tác này giúp cho huyệt Cao hoang hoạt động, mở rộng khớp vai một cách thoải mái nhất, nếu thường xuyên kiên trì tập trong thời gian dài, có thể chữa bệnh đau vai rất hiệu quả.
Nếu tiếp tục xoay và kéo vai về phía trước và sau, có thể làm cho phần ngực mở rộng ra, từ đó mang lại tác dụng phòng ngừa bệnh nảy sinh ở vùng tim và phổi.
Đóng mở huyệt giống như cánh quạt: Giảm nhẹ các bệnh liên quan đến đau vai, đau lưng
Chân đứng mở rộng bằng vai, đầu gối hơi cong chùng xuống, lưng thẳng, ngực phẳng, hai tay nắm tay, từ từ nâng cánh tay lên ngực ngang bằng vai, sau đó kéo hết sức ra sau, cố gắng di chuyển gần hơn đến cột sống xương bả vai, cố gắng đè ép vào huyệt Cao hoang, dừng lại khoảng 1-2 giây, trở lại tư thế ban đầu.
Khi kéo ra sau thì hít sâu, khi thu tay lại thì thở ra nhẹ nhàng, động tác làm chậm rãi, đúng vị trí, làm cho vai và lưng có cảm giác mỏi, xuất hiện cảm giác ra mồ hôi.
Động tác này có thể đóng mở huyệt Cao hoang, sau khi làm xong mấy vòng, có thể cảm thấy vai và lưng rất thoải mái, thư thái, cảm giác đau giảm đi đáng kể.
Cách đóng mở huyệt Cao hoang làm giảm đau vai và lưng, làm sạch mạch máu
Cách thực hiện:
Để xuôi thay theo thân ra phía sau lưng, tay có thể vỗ vào cột sống lưng, cách làm này có thể mở rộng huyệt cao hoang.
Khi bạn ngồi nhiều, có thể dừng lại, dùng tay vỗ vào cột sống, tự luyện tập có thể giúp làm giảm chứng đau vai, lưng, làm thông huyết quản, máu lưu thông dễ dàng hơn.
Những phương pháp được hướng dẫn trên đây không chỉ có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ, mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đau vai, lưng, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, bệnh đốt sống cổ, tăng sản vú…
Với những thành tựu y học cổ truyền Trung Quốc thâm sâu, có một huyệt vị tốt như vậy mà tiếc rằng nhiều người chưa biết để tận dụng triệt để, thậm chí nhiều người còn chưa từng nghe đến.
Sau khi xem xong bài viết này, hy vọng mọi người sẽ tự có cách để luyện tập, chăm sóc sức khỏe, rời xa bệnh tật, phòng bệnh sớm. Nếu thấy bổ ích, hãy chia sẻ với bạn bè của bạn.
Tham Khảo:
(“Cao Hoang Du không chứng gì không chữa, chủ trị gầy yếu, hư tổn, mộng tinh, khí nghịch gây ra ho, cuồng hoặc hay quên” (Giáp Ất Kinh).
(“Có người bị suyễn lâu người, đêm nằm không được, phải thức dậy đi lại, tháng hè cũng phải mặc áo, tôi biết là bệnh cao hoang, cho cứu Cao Hoang thì khỏi bệnh” (Tư Sinh Kinh).
(“Mộng di tinh, thấy giao hợp với quỷ: mùa xuân, thu và đông có thể cứu . huyệt Tâm Du không nên cứu nhiều, huyệt Cao Hoang và Thận Du cứu tùy tuổi, thấy hiệu quả ngay” (Loại Kinh Đồ Dực).
(“Muốn châm bổ huyệt Cao Hoang, trước đó pHải dùng qua các huyệt Tư Âm Thanh Nhiệt thì kết qua? mới tốt (Bách Chứng Phú ).
(“Thành Công Thập Niên ghi : Ngày xưa, vua Tấn Cảnh Công bị bệnh nặng, các thầy thuốc trong nước, kể cả ngự y đều bó tay, vì vậy phải phái người sang nước Tần để cầu danh y. Vị Tần Bá liền cử Y Hoàn sang chữa. Lúc đi còn độ 1 ngày đường nữa mới đến thì nhà vua nằm mơ thấy bệnh hiện thành 2 đứa trẻ. Chúng bàn với nhau, 1 đứa nói: “Ông Y Hoàn là 1 danh y, chúng mình khó tránh khỏi bị hại, nên đi trốn thôi”. Đứa kia trả lời: “Thế thì phải nấp ở phần trên Hoang và dưới Cao, tao chắc là Ông ấy không làm gì được mình”. Hôm sau Y Hoàn đến xem bệnh cho vua xong, Ông liền tâu: “Bệnh của bệ hạ không còn cách gì chữa được vì nó nằm ở trên Hoang và dưới Cao, dù có dùng kim châm hoặc uống thuốc cũng không sao đạt tới đó được. Vua nghe xong, khen là thầy thuốc giỏi, hậu tạ và cho về Tần” (Tả Truyện).
(“Khi châm huyệt Cao Hoang pHải tả huyệt Túc Tam Lý để dẫn sức nóng xuống, nếu không sẽ gây nôn mư?a hoặc ho ra máu hoặc sinh biến chứng (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(“Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(“Thanh niên chưa đu? 20 tuổi mà cứu Cao Hoang, dù có tả huyệt Túc Tam Lý hỏa vẫn dồn lên thượng tiêu gây ra nhiệt bịnh (Tuần Kinh khảo Huyệt Biên).
(“Huyệt Cao Hoang trước đây là 1 Kỳ Huyệt, sau này được sách ‘Đồng Nhân’ xếp vào kinh Bàng Quang” (Châm Cứu Du Huyệt Học).
(“Huyệt Cao Hoang trước kia vốn chỉ là Kinh Ngoại Kỳ Huyệt, mãi đến đời Đường, Tôn-Tư-Mạo nhận thấy hiệu năng của nó quá đặc biệt cho nên Ông mới quan trọng hóa nó trong tác phẩm ‘Thiên Kim Phương’ và ‘Thiên Kim Dực Phương’, và cũng từ đó, huyệt Cao Hoang mới được sáp nhập vào kinh Bàng Quang” (Châm Cứu Du Huyệt Học).
(“Uông-Tỉnh-Chi viết: “Cao Hoang là chỗ ở của thần minh, nếu tà khí phạm vào, đương sự sẽ yếu mệt, gầy ốm. Nếu được thầy thuốc giỏi dùng phép cứu cho ở huyệt đó thì người bệnh sẽ được khỏe mạnh và bình an vô sự” (Châm Cứu Ca Phú Tuyển Giải).
(“Khi nghe nói ‘Bệnh nhập Cao Hoang’ tức là ám chỉ bệnh tình đã tiến tới thời kỳ thứ ba. Vì khi bệnh còn ở thời kỳ thứ nhất thường phản ảnh ở trên đường thứ nhất, nó xuyên qua huyệt Kỵ Trúc Mã. Đường thứ nhất này chạy dọc 2 bên, cách xương sống mỗi bên khoảng 1 khoát ngón tay út. Bệnh của thời kỳ thứ nhì phản ảnh trên đường thứ hai, cũng chạy dọc từ trên xuống dưới, cách xương sống mỗi bên hơn 1 lóng tay, đường này xuyên qua những huyệt như Phế Du, Thận Du… Bệnh thời kỳ thứ ba phản ảnh trên đường thứ ba, xuyên qua những huyệt như Phách Hộ, Cao Hoang…vì vậy, hễ bệnh phát hiện ở Cao Hoang đều coi là bệnh vào thời kỳ cuối, điều trị rất khó thu được kết quả mong muốn” (Châm Cứu Chân Tủy).
(“Một số báo cáo ghi rằng châm huyệt Cao Hoang có tác dụng làm tăng bạch cầu và hồng cầu, do đó dùng trị bệnh thiếu máu có hiệu quả” (Trung Y Cương Mục).