Câu chuyện: «Bậc thầy đức hạnh»
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào thời Phật còn tại thế.
Sau đây, xin mời Quý Vị đi vào nội dung của chuyện :
Vào thời Phật còn tại thế thì việc ăn uống hằng ngày của Chư Tăng chủ yếu là đi khất thực, và ai cho cái gì thì ăn cái nấy.
Và đó như là một phương pháp để nuôi thân mạng và gieo duyên lành với chúng sinh.
Trong các đệ tử của Phật lúc ấy, có một Vị Sư cũng cực kì đức hạnh.
Hằng ngày Sư cũng thường đi khất thực như thế.
Trên đường đi khất thực mỗi ngày thì dần dần Sư cũng quen được nhiều gia đình thân tín, trong đó có gia đình người thợ kim hoàng (thợ vàng bạc đá quý ngày nay đó Quý Vị).
Và trong hai mươi năm qua Sư vẫn thường khất thực ở nhà người thợ này.
Sáng hôm nay cũng thế, Sư cũng đi khất thực ở nhà người thợ kim hoàng.
Lúc Sư đến thì cũng vừa lúc người chủ nhà (tức là người thợ kim hoàng) đang làm cá hay thịt gì dưới bếp, và lúc ấy tay của ông vẫn còn dính máu.
Cũng đồng thời lúc ấy thì lính của nhà vua có mang đến một viên ngọc để nhờ người thợ làm giúp.
Khi nghe có lính vua tới, người thợ vội vàng đi lên trước, nhưng vì vội, tay ông cũng chưa rửa, vẫn còn dính máu.
Và khi nhận viên ngọc của lính, thì tay ông đã làm dính máu lên viên ngọc.
Công việc làm thịt cá đang dang dở, ông tạm để vội viên ngọc xuống dưới bàn (cái bàn này chắc cũng hơi thấp).
Và lúc ấy thì nhà Sư vẫn đang còn ngồi đợi ở nhà khách, cũng gần với viên ngọc đang để trên bàn.
Khi người thợ đặt ngọc trên bàn xong và xuống bếp, thì có một con ngỗng nuôi trong nhà ông thợ, nó đi vào phòng khách, nơi Vị Sư đang ngồi.
Vì viên ngọc dính máu tanh, ngỗng tưởng đây là thức ăn ngon, thế là nó đến và nuốt luôn viên ngọc và khi ngỗng nuốt, nhà Sư nhìn thấy.
Và vừa lúc ấy người thợ trở lên, ông nhìn lên bàn thấy viên ngọc đâu mất.
Ông bắt đầu hoảng hốt, lo sợ, ông hỏi nhà Sư :
Mô Phật, Thầy ơi, Thầy có thấy viên ngọc con để ở đây đâu rồi không ạ?
Lúc ấy nhà Sư im lặng, không nói gì.
(Nếu Sư nói ra, thì chắc chắn con ngỗng phải chết, vì thương ngỗng và giữ giới không sát sinh, Sư đành im lặng).
Mọi chuyện càng lúc càng căng thẳng, ông thợ càng lúc càng bực tức, nổi nóng lên.
Vì trong nhà chỉ có ba người lúc đó, nhà Sư, người thợ và người Vợ người thợ.
Vợ thì đang phụ ông nấu nướng dưới bếp. Chỉ có nhà Sư ngồi gần viên ngọc lúc ấy. Vậy ai lấy? Chắc chắn chỉ có nhà Sư lấy chứ không ai khác.
Và dưới áp lực là viên ngọc Quý của vua, nếu mất có thể bị tội rất nặng.
Tâm ông thợ lúc ấy vô cùng quẫn trí, nóng nảy. Và ông đã túm áo nhà Sư và gặng hỏi.
Nhưng nhà Sư vẫn im lặng và không nói gì.
Và ông thợ không còn hỏi nữa mà túm áo đánh nhà sư tới tấp.
Người vợ cố can ngăn khuyên ông đừng đánh mà vẫn không được.
Ông đánh rất ác tâm, đánh nhà Sư bầm dập, mặt mũi máu me đầm đìa.
Đến nỗi Sư gục ngã xuống đất, máu ông chảy ra sàn nhà.
Cũng vừa lúc ấy, con ngỗng lại đi vào, vì thấy có mùi máu tanh nó tiến vào kiếm ăn.
Sớ rớ sớ rớ, ông thợ tức giận đập con ngỗng mấy phát.
Thế là con ngỗng chết tại chỗ.
Ngỗng vừa chết, nhà Sư tiến đến xem, thì thấy con ngỗng đã chết thật rồi.
Lúc ấy nhà Sư mới chỉ con ngỗng và nói :
Chính con ngỗng đã nuốt viên ngọc.
Chứ Sư không có lấy.
Ông thợ mặt dịu hẵn lại, và khi mang ngỗng xuống bếp mổ bụng ra, thì đúng là có viên ngọc bên trong.
Lúc ấy, lòng ông thợ hối hận vô bờ.
Ông quỳ xuống xin sám hối tội lỗi với nhà Sư.
Nhà Sư nói :
Lỗi không phải ở ông, mà là tại vòng luân hồi nghiệt ngã.
Nói xong Sư ra về.
Sau sự việc bị đánh ấy, chắc nhà Sư bị chấn thương nặng, và vài tháng sau Ngài qua đời.
Và vài năm sau, người thợ cũng qua đời, vợ ông cũng mất luôn.
Sau sự việc ấy, Phật đã nói lên bài kệ mấy câu là :
« Một số vào bào thai
Kẻ ác sinh địa ngục
Người thiện lên cõi trời
Vô lậu chứng niết bàn ».
Con ngỗng sau khi mất tái sinh làm người
(trong câu kệ Phật nói là vào bào thai).
Ông thợ vì tâm hung ác, đánh nhầm một Vị A La Hán, nên sau khi mất sinh vào địa ngục, chịu hình phạt đau khổ, khốc liệt.
Vợ ông sau khi mất tái sinh về cõi trời.
Còn nhà Sư đã chứng Thánh Quả A La Hán, nên sau khi mất Ngài an trú niết bàn.
Qua câu chuyện Quý Vị thấy được cái đức nhẫn nhục của nhà Sư thật lớn lao biết bao.
Ngài thà chịu để bị đánh chết, chứ nhất quyết không để phạm giới sát sinh, và để cứu con ngỗng.
Đức hạnh này, ở thế gian không phải ai cũng làm được.
Quý Vị hãy nên chiêm nghiệm câu chuyện này để rút ra bài học cho chính mình.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –
Sự rút lui và ẩn tu
Trong một ngôi chùa nọ có Vị Sư Phụ , Ngài có năm mươi đệ tử.
Một hôm, trong giới quý tộc quyền quý, có một lãnh chúa vừa mới qua đời.
Và Sư Phụ được những người thân của Vị lãnh chúa mời vào. Để cử hành đám mai táng cho lãnh chúa.
Và Sư Phụ cũng đồng ý.
Khi vào nơi giới quý tộc, trước những hào nhoáng, phô trương và sự giàu có. Thì Sư Phụ lại mất bình tĩnh, chưa làm chủ được từng tâm niệm.
Sau đám mai táng, Sư Phụ trở về chùa cùng các đệ tử. Tuy nhiên, Ngài nhận ra và cảm thấy hổ thẹn vì tâm đạo Ngài chưa cao, còn lung lay và yếu đuối.
Ngài cho gọi tất cả các đệ tử, giao lại cho Vị Sư Huynh và Ngài từ chối không làm Thầy nữa. Ngài muốn được đi ẩn tu thời gian.
Câu chuyện tuy chỉ đến đây, nhưng ta nhận thấy, sự ra đi của Sư Phụ là điều rất đáng nể và không phải ai cũng làm được.
Vì trách nhiệm thực sự của Người thầy rất lớn lao.
Là người phải đủ trí tuệ, phải sáng suốt hơn những đệ tử. Thì mới có thể dẫn dắt chúng theo tu được. Ở đây, ta thấy Ngài tự nhận thấy mình còn rất kém cỏi, một sự tự nhận thức rất tốt.
Trước sự giàu có và thịnh vượng của giới quý tộc, nếu ta chưa quen, nếu tâm đạo ta chưa vững vàng. Thì ta sẽ bị choáng ngợp, bị rụt rè, sợ sệt. Đây là sự kiểm nghiệm rất tốt đạo hạnh và định lực của ta tới đâu.
Ngày nay, ta thấy nhiều người tu chưa đến đâu, nhưng họ vội vã muốn được làm Thầy, muốn được người kính trọng. Nhưng bên trong đạo hạnh vẫn chưa có gì, đức hạnh và trí tuệ đều không. Vậy lấy gì để hướng dẫn chúng đệ tử đây.
Đây là vấn đề ta cần nên suy tư, chiêm nghiệm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –