Cầu nguyện thì cầu điều gì là đúng nhất?
Tối qua mình nói chuyện với một bạn fb trẻ, sắp 17 tuổi, nhưng là câu chuyện thú vị nhất từ lúc mình dùng fb tới nay. Xin trích một phần.
Bạn hỏi: Mẹ cháu và bạn rất hay đi cầu, nếu cháu cầu nguyện thì cầu điều gì là đúng nhất, cầu tài, cầu sức khỏe, cầu tình duyên…? Cháu đã đọc các bài giải thích về thực hành nhân quả trên fb của cô và bây giờ cháu không tin vào việc cầu nguyện nữa, cầu đảo thì cháu thấy lố bịch tới phát ngượng. Vậy giờ cầu nguyện mà cô kể là cúng Ngọ thì cô cầu gì?
Trả lời:
– Thứ nhất: việc cầu… xuất phát từ nhu cầu nội tại của cá nhân khi người ta không cảm thấy đủ [nhất là về tình cảm, tinh thần]. Việc này là tự do cá nhân, cần tôn trọng, dù mình không thích hay thấy lố bịch.
– Thứ hai: muốn cầu phải theo luật nhân quả. Chẳng hạn bạn thiếu phước hay thiếu năng lượng trong một vấn đề nào đó thì bạn phải dùng những thứ thuộc về riêng của bạn như thời gian, tiền bạc, công sức, ý chí để tạo ra một giá trị thêm vào bể giá trị chung của vũ trụ, như vậy mới mong bù đắp vào phần thiếu hụt riêng của bạn.
– Thứ ba: [mong bạn đặc biệt chú tâm], nếu cầu, hãy cầu để gặp được một vị Thầy. Thầy vô hình hoặc thầy thế gian. Không gì quan trọng hơn một vị thầy có đủ phẩm tính, bạn có thể tìm thông tin, kiến thức trong thư viện, trong người đời, trên mạng internet nhưng chỉ có vị thầy đủ phẩm tính mới nhìn thấy và “đánh long các tắc tắc nghẽn” của riêng bạn – tắc nghẽn đặc thù trong lần hóa thân này cản trở sự tiến hóa của bạn.
Các vị thầy luôn ở đó, thường trụ, nhưng bạn không thể nhận biết bởi tần số của bạn khác xa với rung động của các bậc thầy. Nếu bạn thành tâm chí nguyện mong ước có được một sự khai sáng thì tần số của bạn được cải biến; rồi tới thời điểm bạn nhận ra, bạn lắng nghe, bạn suy tư được các vấn đề; từ mơ hồ cho tới cụ thể và bừng tỉnh.
Thông thường, không có điều đó, bạn không thể lắng nghe những thứ khác biệt, bạn chỉ ở trong “bầy”, bạn cảm thấy an toàn trong một “bầy” nhất định cùng tần số với bạn. Kẻ thô nhất “bầy” có tác động khó cưỡng nhất đối với bạn, nó giữ bạn trong cái tần số đó.
Làm thế nào mà biết được thầy có đủ phẩm tính?
• Bất vụ lợi, thầy không “khai thác” bạn.
• Có lòng từ bi để nâng đỡ
• Có trí tuệ để khai sáng [điều này thì bạn khó nhận biết bởi tâm thức của bạn chưa như vậy].
• Giúp bạn tự chủ, tự chui ra, tự giải cứu khỏi tắc nghẽn cá nhân chứ không lôi cuốn bạn vào một sự lệ thuộc khác dù là tinh vi hay lớn lao vĩ đại hơn [điều này đặc biệt khó nhận thấy].
– Thứ tư: một buổi cúng Ngọ của Phật tử không phải chỉ là một buổi cầu nguyện, nó gồm thực hành bố thí cúng dường, tự kiểm điểm [sám và hối], đọc kinh điển [bao gồm kinh và luận giảng], trì chú, việc cầu nguyện thì mang tính chất gần giống tâm sự [nêu khúc mắc trong đời sống tinh thần, những trở ngại, xin được khai sáng từ Bề Trên…]
Ở tuổi này, khi cầu nguyện, tôi vẫn mong ước được khai sáng, mong ước đủ sức chấp nhận những thử thách đi cùng “ánh sáng”.
TB: Nhiều bạn trẻ đáng yêu vô cùng, cũng nhờ một thanh nữ mà tôi mới dùng fb.
Bạn đọc comment:
Tam Thi Thanh Nguyen
Đã lâu rồi con đi chùa hay lễ nhà tâm thành kính với câu ” con dãi tấm lòng thành cúi xin chứng dám” mà ko cầu xin j cả. Con cám ơn cô bài chia sẻ chủ đề này . Quả thực lại giúp con khai trí thêm.
Hoàng Thu Thảo
Cháu 18t và cảm thấy biết ơn cô vì đã khai sáng cho cháu và các bạn trẻ khác những điều trước đây chưa từng biết, cũng chưa từng để tâm.
Huan Nguyen
Em cũng hiểu phần nào, xin chia sẻ thêm là em vẫn chỉ thích cái câu của một nhà văn khá nổi tiếng: “Vô cầu mà được”
Lê Thủy Tiên
E thấy cầu cũng đc mà k cầu cũng đc, nó là tự do cá nhân của mỗi ng. Bản thân e vẫn hay xin đc khoẻ mạnh và bình an, tâm sáng trí sáng để k bị đi vào con đg lầm lạc, xin đc trợ duyên để tìm đc đúng thầy. Chứ xin tài xin lộc, chưa nói tốt xấu ra sao nhưng xin mà đc lại hoá ra nợ. Nợ đó thì k cách nào mà trả cho hết đc
E chỉ nghĩ đơn giản trên đời này, ngoài cha mẹ m ra thì chẳng ai cho k biếu k ai cái gì. Xin tài lộc, nhất là xin lô đề, phất lên quá nhanh và nó hoàn toàn k đúng v lẽ đời nên dĩ nhiên nếu ăn đc chỉ có ma quỷ, k thánh thần nào chứng cái lòng tham để mà cho m đc như vậy. Vong nữ đi theo e, có lần e vui vui đùa 1 câu là thôi làm làm gì về đây e nuôi rồi ngày ngày e xin “chị ấy” con lô cho mau giàu. Ấy vậy mà đc cho thật, lại còn cho về nhiều. Nhưng e k đánh. E biết m lỡ lời cô ạ. E lại bảo họ, chị cho thì tôi xin nhận tấm lòng của chị, còn cái lộc kia tôi xin phép k nhận. Chị cho tôi vậy là tôi nợ chị, tôi càng lún sâu vào tội lỗi, sao có đủ tư cách để tu tập và giúp đỡ dẫn dắt những ng như chị đc. Thôi tôi cảm ơn, nhưng xin chị đừng cho tôi nữa nhé. Cô ấy đồng ý và từ đó cũng k cho e nữa cô ạ.
Chuyện tâm linh đúng là k thể đùa đc. Trần sao thì âm vậy. Vốn chẳng cần tài lộc hay mâm cao cỗ đầy, quan trọng là ở cái lòng. E chưa bao giờ hoá vàng gửi cái gì xuống dưới cho ai hết, nhưng e vẫn đc thổ địa giúp đỡ, đc gia tiên che chở. Nên e có xin cũng chỉ xin bình an, xin mạnh khoẻ, xin đc trợ duyên để tu tập tốt và sớm gặp đc thầy thôi cô ạ
Tran Ngoc Anh
Wow, bao năm nay khi nào cầu nguyện cháu cũng chỉ cầu gặp được bậc Thày chỉ dẫn cháu đi theo chánh pháp, vì cân nhắc hết các nhu cầu của bản thân cháu thấy cũng chỉ cần thế. Gì đọc kinh nghiệm của cô hoá ra cháu đã làm đúng.
Phan Thắng
cảm ơn cô đã khai trí. con có lẽ đã gặp được vị Thầy rồi.
Oanh Luong
Khao khát, sẽ tìm, tìm sẽ gặp
Thanh Long
Con chỉ lý luận đơn giản như vầy,tại sao nhiều người cầu không linh ứng, thình thoảng vẫn nghe tin đâu đó có điều tốt xảy ra khi cầu nguyện…vậy cầu không linh thì có nghĩa là cầu không đúng, muốn cầu đúng thì đầu tiên phải biết mình cần gì và có thực sự cần hay không? nhiều khi biết rồi thì lại thấy mình không cần cầu nữa… “hãy lặng im và thỉnh cầu” câu nói của riêng bản thân vì nếu thỉnh cầu đúng thì chỉ cần ý nghĩ thôi thì cũng đã đủ lây “Cánh bướm”…
Các bài viết cùng tác giả
Các bài viết về cầu nguyện