Chỉ có một nhà ga
“Năm 2017 đánh dấu mốc 20 năm ông Trần Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Hải) khởi nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học bách khoa, ông xin làm công nhân sửa chữa ô tô và công việc đầu tiên là vét mỡ bò. Năm 1997, ông lập xưởng sửa chữa riêng của mình ở Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 2 với rất nhiều khó khăn, vất vả. Sau 3 năm tích lũy, đến năm 2000 ông lập xưởng lắp ráp xe tải nhẹ hiệu KIA – và đầu tư xây dựng dựng khu phức hợp Chu Lai ở Quảng Nam quy mô lên đến gần 600 hecta. Ông Dương nhớ lại: “Ngày quyết định ra Chu Lai, tôi nói anh em trong công ty một là mình sẽ thành công, hai là mình sẽ “chết” tại đây”.
Khi đã có vốn và có kinh nghiệm, có tài… thì hãy về quê hương hoặc các tỉnh xa xa đầu tư làm ăn, mở mang cơ nghiệp, giúp dân quê có việc làm. Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội trước khi mình chết đi. Vì ai chẳng phải chết. Nên còn sống, ráng làm những điều gì đó lớn lao hơn là kiếm tiền. Sài Gòn giàu có từ thời xa xưa, bây giờ không có mình thì vẫn luôn giàu có. Nhưng có nhiều tỉnh nghèo đang đợi. Có người học giỏi và làm giỏi như mình, có nhiều người đầu óc doanh nhân bày việc ra cho người quê có chỗ làm, quê nghèo sẽ bớt nghèo đi.
“Về thu ngân sách của Quảng Nam năm 2016, cả tỉnh thu được khoảng 20.000 tỷ thì riêng Trường Hải đã nộp về ngân sách 15.000 tỷ. 8000 người làm và 8000 gia đình đang phụ thuộc vô nồi cơm Trường Hải Chu Lai. Cứ ai giải quyết nhiều lao động là người đó tài năng.
Chú Dương là một người tài năng, dù có thể có những quan điểm khác nhau (người nổi tiếng và tài năng nào cũng luôn có thị phi và tin đồn, nhưng những gì chúng ta hiểu và biết thông tin về họ là chưa bao giờ đầy đủ, cho nên chớ đánh giá & kết luận vội vàng). Mình chỉ nhìn ở góc độ tích cực là chú đã từ một công nhân trở thành một doanh nhân lớn, rồi trở về miền Trung quê hương để làm ăn, biến đất hoang vu thành nhà máy xí nghiệp và tạo ra việc làm cho bao người.
Cũng như chú Thanh Mỹ từ bỏ Canada, trở về quê hương Trà Vinh của chú đầu tư hết tâm tài trí. Nếu bạn hỏi, thì người dân ở tỉnh này sẽ nói về chú Mỹ và tập đoàn Mỹ Lan với tất cả sự kính trọng và thương yêu. Đó là gương sáng mà chúng ta cần ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ theo thì nghĩ về mình và hành động thôi, chứ không phải ngưỡng mộ cho có, chẳng để làm gì cả. Mình cũng làm được như thế, quy mô nhỏ hơn, nhưng từ từ sẽ lớn.
Xem bài :
Tập đoàn Phú Cường với khu đô thị Phú Cường (Rạch Giá) vượt qua Phú Mỹ Hưng trở thành khu đô thị chuẩn mực nhất Việt Nam. Khách sạn 5 sao duy nhất của Việt Nam mang tên Việt là khách sạn Hai Bà Trưng ở Ban Mê Thuộc, và cả ngôi trường chuẩn nhất Việt Nam mang tên Hoàng Việt ở thành phố này, mang dấu ấn của doanh nhân lớn của tỉnh. Từ máy bay nhìn xuống, cả thành phố Pleiku chủ yếu là nhà thấp tầng, nổi bật là 2 tòa nhà văn phòng và khách sạn của Hoàng Anh Gia Lai, dấu ấn của chú Đức. 7 khách sạn Mường Thanh cao tầng tạo thành 1 skyline hiện đại cho thành phố Vinh, quê hương một 1 doanh nhân xứ Nghệ. Và còn nhiều doanh nhân vĩ đại khác đã 1 lòng dốc sức vì quê nhà. Nhưng người có tài, có tâm thật sự, luôn được khắc tên mình vào lòng nhân dân như thế.
Như Jack Ma, với tài sản công ty Alibaba tới mấy trăm tỷ đô, bản thân ông mấy chục tỷ đô và tiếng Anh lưu loát, ông hoàn toàn có thể đặt trụ sở tập đoàn ở New York, Chicago, London, Singapore, Zurich, Paris… và sống sung sướng hưởng vinh hoa phú quý mấy đời ở đó, nhưng không, ông kiên quyết trở về. Nơi đặt trụ sở của tập đoàn thương mại lớn nhất thế giới này cũng không phải ở Bắc Kinh Thượng Hải Thâm Quyến…. mà là thành phố Hàng Châu nhỏ bé.
Giới trẻ cả châu Á và thế giới ngưỡng mộ Jack Ma không phải chỉ vì số tiền ông kiếm được, đế chế ông tạo ra, mà là những gì ông đã làm cho quê nhà. Khi ông trở về, Hàng Châu có thêm đường bay quốc tế đi New York và Nha Trang (New York là để nhân viên Alibaba đi họp ở thị trường chứng khoán, Nha Trang là để nhân viên đi du lịch nghỉ ngơi).
Từ khi ông trở về, Hàng Châu trở thành thành phố thông minh, đáng sống hạng A1 ở Trung Quốc, hơn hẳn các thành phố trung ương khác. Có lần, một sinh viên hỏi Jack Ma, sao ông không bỏ tiền mua quốc tịch và sống luôn ở Mỹ hay một nước nào đó, ông về nước chi vậy. Ông chỉ cười và giơ hộ chiếu Trung Quốc lên, nói:
“Tôi đủ tiền để mua quốc tịch ở nhiều nước, họ chào mời tôi rất nhiều, ví dụ New Zealand, Canada, Anh. Nhưng tôi đến đó, và sống một thời gian, rồi nhận ra là nơi đó trái tim mình không thuộc về. Họ phồn vinh và văn minh, là do cha ông họ đã tạo ra từ bao nhiêu thế kỷ. Mình từ nước nghèo, di cư sang đấy sống là đi hưởng ké của người ta. Dù họ không nói ra chứ lòng nào thấy có vui.
Tôi quyết định trở về Hàng Châu, thành phố nhỏ bé quê hương tôi, xây dựng cái phồn vinh và văn minh y chang vậy, cho mình và con cháu mình đời sau được hưởng. Có nhiều người nói tôi muốn chết và được chôn ở quê nhà, vậy bạn có đóng góp gì ngoài lấy của quê hương mấy mét vuông đất nghĩa trang? Về quê lúc còn sống, còn khoẻ mạnh nhất, lúc trên đỉnh vinh quang và thành công mới gọi là trở về. Chứ còn làm hết nổi mới về thì thêm gánh nặng mà thôi. Tôi nghĩ vậy nên dứt khoát về.
Chỉ trở về Hàng Châu, tôi mới cảm thấy là người hữu ích. Ga đi thì nhiều, nhưng đời người chỉ có 1 ga đến. Đi là để trở về!“
Tony Buổi Sáng
Khi ‘Con sếu lớn’ Trường Hải bay về Quảng Nam
Bạn đọc comment:
Hiệp Phạm Ga đi nhiều, nhưng đời người chỉ có một ga đến.
Nguyễn Nhân Cảm ơn bài chia sẻ ý nghĩa từ Tony
Phú Nguyễn @Trung Nguyen Kon Tum nhiều người ko biết chỗ nào. mày làm cho ai cũg biết đi
Trịnh Đình Quyết muốn giúp gì cho làng cho xã
Max Lee Đi để trở về
Hai Nguyen @Triệu Tâm @Đào Minh Khôi đọc hay nè
グエン ザン Ga về !
Vĩnh Thành Đầu tàu của đất nước
Bơ Trần Sao dùng từ con sếu? Mà k phải là con cò, con vạc hay con quốc?
Duc Nguyen Một khi khu công nghiệp xây dựng ở 1 tỉnh thì bộ mặt kinh tế tỉnh thay da đổi thịt ngay
Tan Nguyen Vì họ quá thành công rồi mới nhớ về quê hương hay vì quê hương họ phải thành công để xây dựng phát triển? Dù thế nào ở phía cuối họ vẫn hướng về nhà chỉ điều đó thôi cũng thật đáng ngưỡng mộ.
Táo Út Thật đáng để ngưỡng mộ và thán phục!
Tran Duy Phu Ra đi với tinh hoa luôn là để trở về “
Đỗ Đức Tôi từng đã làm cho con “Sếu” nhưng nó thành “Sếu đầy Bạc” rồi
Duc Nguyen Những điều rút ra:
– Người nào tạo ra công ăn việc làm cho quê hương. Nơi mà ai cũng chê khỉ ho cò gáy. Đó là người giỏi.
– Jack Ma nói: tôi có thể lấy quốc tịch nước nào cũng được. Nhưng quốc gia đó do cha ông họ xây dựng phồn thịnh mới lên như bây giờ. Mình chỉ là người đi ở ké. Cho nên ông quyết định ở quê hương để xây dựng.
Do vậy, khi còn có thể khi còn khoẻ và đủ tiềm năng. Hãy về về quê hương xây dựng để cho quê hương có nhiều cơ sở nhà máy này nọ làm thay đổi bộ mặt vùng quê. Mỗi người làm một ngành quê hương sẽ có nhiều việc làm. Thu nhập đi lên. Rảnh rỗi sẽ ít đi thì tiêu cực trong lối sống sẽ giảm bớt.
Tran Tony Long Các bạn trẻ, các bạn hơi già già đọc và ngẫm rồi Quyết đi : coi mình sẽ Sống –Chiến – Chết ở nơi đâu trên dải đất hình chữ S này nhé.
Bùi Ngọc Sơn Quá trình thì ai cũng biết nhưng mấy ông lấy tiền ở đâu thì lại ko thấy nói ????
My Đỗ Nói để chú biết chú lấy à ????
Nguyen Huu Tan Nguyen Ai củng muốn làm gì đó ở quê hương….thêm động lực vậy…
Ba Nguyen Cái tinh thần đó, chỉ có nó làm.động lực mới dc
Quỳnh Nguyễn Bài viết hay quá