Chủ nghĩa Makeno
Mỗi năm nước ta có 130-160 ngàn người ung thư mắc mới, số liệu được Hội thảo do Hội Ung thư Việt Nam công bố gần đây. Vậy là cứ mỗi năm, số người mắc căn bệnh “phải chết” này bằng dân số một thành phố nhỏ thuộc tỉnh. Và cứ mấy năm sau, dân số tương đương một thành phố nhỏ như vậy sẽ bị xóa sổ. Là người Việt với nhau, bạn có cảm thấy đau lòng?
Xuống An Giang thăm anh Thìn, một nông dân trồng rau, Tony thấy rau mướt quá nên xin một ít, anh Thìn nói “cái đó để cắt bán. Nhà ăn trồng bên này, chú ăn thì cắt bên này”. Như vậy, người ta chỉ ăn sạch cho gia đình mình, còn “ra chợ bán” cái khác. Nói rồi anh Thìn uống ngụm cà phê, ngồi nhìn “cánh đồng bất tận” trước mặt, không rõ nghĩ gì.
Tony xuống chợ Kim Biên, thấy “hương cà phê tổng hợp” là mặt hàng bán chạy nhất. Anh Trung, chủ 1 sạp ở đây nói với Tony, mấy cơ sở rang cà phê nó nói, nếu không bỏ cái này vô, cà phê không dậy mùi thơm, không bán được. Rồi chỉ vào mấy thùng LAS (chất tạo bọt), họ cũng mua cái này nữa nè em, không có LAS sao có bọt. Rồi rang phải cháy đen cháy đỏ, bỏ bơ, nước mắm…để có màu và mùi “đậm đà gu Việt”. Mà nào chỉ có cà phê. Bún phở gì cũng đầy hóa chất, khái niệm “bún thiu” không còn nữa, khi bún bây giờ để cả tuần vẫn không bị mốc, bị chua.. Anh nói, anh có bao giờ uống cà phê và ăn bánh bún gì ngoài đường đâu. Sợ lắm. Sợ nhưng vẫn bán. Đó là việc kinh doanh của anh.
Tony cũng sợ, nhưng vì thèm uống cà phê vào buổi sáng nên phải mua cà phê Arabica về tự rang tự xay, pha loãng toẹt và cảm thấy yên tâm. Mỗi lần ra quán, nhìn những ly cà phê sóng sánh đen ngòm kia, Tony cảm thấy kinh hoàng. Dù bạn bè cứ khuyên: thôi kệ, mắt không thấy là được, cũng sống có là bao.
Tony đi ăn ở hàng miến gà trên phố Hàng Mành, do chị Ngọc, một người quen, mở bán. Chị nói miến này chị bán cho khách, em ăn thì vô sau nhà chị nấu riêng cho. Mì chính (bột ngọt) này chị mua chợ Đồng Xuân 50 nghìn một cân, gà này là gà dai thải của Hàn Quốc, chị và các con không dám ăn em à. Để chị nấu riêng cho, em đẹp trai quá, chết sớm uổng.
Tony chợt nghĩ. Rồi một ngày, anh Thìn, anh Trung, chị Ngọc…đều gặp nhau ở bệnh viện ung bướu, nằm ở 3 cái giường trong 1 phòng bệnh. Cả 3 đều ngơ ngác không hiểu vì sao, mình đã phòng kỹ đến vậy mà…
Vấn đề nằm ở đâu, nếu không phải nằm ở nếp nghĩ? Nếu người Việt chúng ta không nghĩ cho người khác, không thương đồng bào mình, thì con số 160,000 người mắc ung thư mỗi năm ở Việt Nam sẽ không dừng lại.
Ở biên giới Việt Trung, hàng ngày vẫn ùn ùn lê,lựu,táo,nho xanh nho đỏ, mì chính, bánh kẹo…Cơ quan hữu quan ư, không có cơ quan nào có thể quản lý nổi 300km đường biên, và hàng vạn người qua lại biên giới hàng ngày. Nguyên tắc nước chảy vùng trũng, nơi đâu có tiêu thụ thì nơi đó có cung. Khi các tiểu thương ở chợ vẫn lấp liếm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của họ bán, khi các nông dân vẫn âm thầm tự manh mún cứu gia đình của họ bằng cách “trồng riêng nhà dùng”, thì cứ mấy giây, các bệnh viện ung bướu lại có một người nhập viện.
Và ở Đà Lạt, nông dân vẫn đổ bỏ bắp cải, hồng, cà chua cho bò ăn. Và ở Phan Thiết, nông dân vẫn cứ để thanh long héo úa trên cành, vì “công hái còn cao hơn giá bán”. Ở dọc tuyến phố, những người Việt đội nón cần mẫn đẩy xe bán nho xanh Made in China, ghi xuất xứ Phan Rang. Các xe tải chở khoai tây từ biên giới vẫn ùn ùn chạy lên Lâm Đồng, nơi đó các tiểu thương cần mẫn lấy đất đỏ bazan trét vào, hóa phép thành khoai tây Đà Lạt…
Tất cả, đều gốc từ một nếp nghĩ LỢI ÍCH CỦA MỖI CÁ NHÂN. Bạn có chút lương tri, hãy nghĩ cho người khác, nghĩ lớn cho cộng đồng. Vì nếu để mặc người, thì người cũng để mặc ta.
Đọc xong bài này, bạn có suy tư hay cũng chỉ là makeno?
P/S: Makeno là thành ngữ gần đây của giới trẻ, nghĩa là “mặc kệ nó”
Bài viết đã được đưa vào sách Trên Đường Băng – Tony Buổi Sáng
Tháo gỡ hay vá víu ngành y?
Trong lịch sử y học Việt Nam hiện đại, cố bộ trưởng bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là người để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
Sự nghiệp của ông trong gần 10 năm làm bộ trưởng (1958-1968) định hình nền y tế Việt Nam cho đến nay.
Nǎm 1958 khi ông phụ trách ngành y, tình hình bệnh tật rất nghiêm trọng: bệnh lao chiếm tới 4% dân số, bệnh sốt rét lan tràn ở miền núi với tỷ lệ người mắc 80-90%, người phong lang thang khắp nơi vì không được chạy chữa, bệnh mắt hột làm hàng triệu người mù lòa, chưa có cơ sở y tế chǎm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ trẻ chết bệnh cao, các dịch bệnh hoành hành như tiêu chảy, thổ tả, thương hàn, đậu mùa, sởi, ho gà, bạch hầu… Tuổi thọ trung bình của người dân chưa tới 40.
Ông lựa chọn con đường phù hợp nhất với tình hình lúc đó là xây dựng nền “y tế nhân dân”, lấy phòng bệnh là chính, tổ chức bộ máy y tế từ trung ương xuống tận thôn xóm. Ông phát động phòng bệnh truyền nhiễm một cách khoa học, tiêm chủng toàn dân, tự sản xuất vaccine; thành lập các trạm y tế dân nuôi; phát động phong trào “vệ sinh yêu nước”, ăn chín uống sôi, sử dụng “hố xí hai ngăn”, “ba diệt: diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột”. Các bệnh viện như viện Lao, viện Mắt hột (sau đổi tên là Viện Mắt Trung ương), bệnh viên Nhi, Bệnh viện Sản, bệnh viện thu nhận người phong… lần lượt được xây dựng.
Trong vòng 10 năm, dưới điều kiện chiến tranh, y tế miền Bắc đã thay đổi hẳn. Các dịch bệnh lớn bị đẩy lùi: sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván… giảm hẳn, sốt rét, thương hàn không còn phát triển thành dịch nữa, mắt hột được thanh toán, bại liệt được giảm thiểu, người bệnh phong, bệnh lao được tập trung trong các nhà điều dưỡng, các bệnh viện chuyên khoa để chạy chữa.
Thế giới lúc đó đánh giá Việt Nam là “một mẫu mực tổ chức chống lao cho những nước có nền kinh tế thấp”. Tỷ lệ chết do lao từ 400-500/100.000 dân xuống còn 20-40/100.000 dân. Tỷ lệ lao chung trong vòng 3-5 nǎm giảm ít nhất 50%. Ông sáng tạo những biện pháp như: soi đờm thay cho chụp X-quang phổi để phát hiện lao, dùng vaccine BCG chết thay cho BCG sống để phổ cập việc chủng ngừa lao…
Công tác hàng chục năm trong ngành y, tôi ngẫm ra được nhiều bài học từ sự nghiệp của ông.
Bài học đầu tiên là nhận biết khó khăn chính để tháo gỡ. Giữa cái ngổn ngang của tình hình y tế những năm 1950, bệnh tật trong dân rất nhiều, chữa bệnh rất cấp thiết, nhưng ông có tầm nhìn xa, là người đầu tiên định hướng y tế Việt Nam hướng về cơ sở, lấy phòng bệnh làm chính. Trong phòng bệnh lấy tiêm chủng toàn dân làm chủ đạo. Những quan điểm đến nay vẫn được áp dụng.
Bài học thứ hai là năng lực quản lý, tổ chức thực hiện. Chỉ trong một thời gian ngắn bộ máy của ngành y được hình thành rộng khắp, biến các ý tưởng của ông thành hiện thực. Để thực hiện khối lượng công việc khổng lồ như vậy, ông có một thiên tài về quản lý cùng sự cần mẫn hiếm có.
Bài học thứ ba là về sự nêu gương. Ông sống giản dị, tự lái xe đi làm. Tối về ăn cơm nguội ủ trong liễn với ít thịt rang rồi lại làm việc tới khuya. Ông đi nhiều, tiếp xúc trực tiếp thực tế để nắm tình hình và giải quyết. Ở tuổi 59, năm 1968, ông vào Nam để củng cố y tế phía Nam và hy sinh trên chiến trường ở tuổi 59.
Hơn 50 năm đã qua, y tế Việt Nam có nhiều phát triển, các bài học của ông để lại cho hậu thế vẫn có giá trị, tất nhiên là về phương pháp luận, chứ không phải bê nguyên xi những việc từ thời ông sang hiện tại.
Những năm 1980, đất nước bị cấm vận, y tế gặp nhiều khó khăn, ngành y tế lúc đó phát động phong trào 5 dứt điểm: dứt điểm xây dựng ba công trình vệ sinh, dứt điểm sinh đẻ kế hoạch, dứt điểm dùng thuốc Nam chữa bệnh, dứt điểm y tế cơ sở, dứt điểm quản lý sức khỏe; với tham vọng dứt điểm được các mục tiêu này thì thay đổi được tình hình y tế. Tức là bê nguyên cách làm của thời những năm 1960, không sáng tạo. Phong trào này sau đó lặng lẽ lụi tàn. Các vườn thuốc Nam ở trạm y tế xã biến thành vườn rau.
Đến những năm 2000, phong trào học tập 12 điều y đức trong ngành y trở thành nỗi ám ảnh cho nhân viên y tế bấy giờ. Bằng cách này, chính lãnh đạo ngành y mặc nhiên nói với xã hội rằng y tế khủng hoảng là do nhân viên y đức kém. Phong trào sau đó cũng nhạt dần và các khó khăn bất cập của ngành y không được cải thiện.
Ngành y tế hiện tại cũng đang khó khăn chồng chất, vì khủng hoảng nhân sự do điều kiện làm việc và đãi ngộ; y tế công yếu kém; dịch bệnh chồng lên nhau; cơ chế điều hành quản lý lủng củng, thiếu khoa học; hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực y khoa chưa hoàn thiện…
Thời đại mới, khó khăn thách thức mới, đòi hỏi nảy sinh cách giải quyết mới. Nhiều giải pháp đã được các bậc trí thức trong xã hội nêu ra. Nhìn vào các câu chuyện cũ, tôi thấy có một bài học kinh điển trong quản lý ngành y, không phát hiện ra khó khăn chính thì giải pháp nghe hấp dẫn đến mấy cũng chỉ là lý thuyết và sẽ nhanh chóng thất bại.
Khủng hoảng toàn diện của ngành y hiện tại không thể được vá víu bằng một vài giải pháp nghe hay ho mà phải được tháo gỡ từ gốc.
Quan Thế Dân
Nguồn: https://vnexpress.net/thao-go-hay-va-viu-nganh-y-4491238.html
Bạn đọc comment
duccanh hãy học tập các nước bên cạnh ta như Thái lan, Malaixia, singapor… Họ cũng phải chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, họ cũng phải chống dịch và họ cũng có người giàu người nghèo. Mà sao họ không có những tiêu cực như ta như nạn phong bì, nằm ghép, tuyển dụng, đấu thầu, mua sắm tiêu cực, sao đời sống nhân viên y tế không khổ như ta, Các bác lãnh đạo đi nước ngoài nhiều rồi, nhưng hãy thử làm dân thường đi khám bệnh 1 lần xem sao, Hãy thử cùng BS trực 1 đêm xem sao thì mới làm chính sách sát sao được
AnhDuong Luong Thưa bạn phong bì phong bao cho ai mà: “đời sống y bác sĩ khổ cực”? Nói về lương thì đúng là chưa đủ sống, nhưng phong bao phong bì của mọi bệnh nhân cùng khổ nó làm cho đời sống nhân viên y tế không đến nỗi “quá khổ cực” như bạn than phiền
Phan Thap Ông có biết lương Bs Malaysia ra sao không? mới ra trường ĐH chuyên ngành Y, làm bệnh viện Công với chức danh MO giống như kiểu thực tập lấy Chứng chỉ hành nghề của mình hiện nay đã hưởng lương 1000 USD rồi đó, đủ nuôi sống bản thân, vợ, con rồi
hehehahajm @AnhDuong Luong: đừng lôi 1 2 cái phong bì những ng ăn bẩn ra qui chụp cả ngành b ạ. T làm y và cũng biết rất nhiều y bs làm việc tận tâm với đồng lương ít ỏi. Còn ở bệnh viện đầy ng tiền thì không muốn bỏ ra nhưng lúc nào cũng hạch sách, đòi hỏi .
Còn bảo không khổ cực thì con số hàng chục ngàn y bs bỏ việc thì ngành nào như vậy chưa???
trunksleessj4 Để tôi trả lời cho bạn nghe: Là vì dân họ thu nhập cao hơn nên họ đóng thuế nhiều hơn từ đó có nhiều tiền để phát triển dịch vụ y tế công hơn. Trước khi đòi hỏi thì hãy coi lại tiền thuế của mình có bằng nước họ chưa đã
meomooncodon @AnhDuong Luong: Thế bạn muốn làm công 10 đồng nhận đủ 10 đồng rồi cười nói vui vẻ, sống ngẩng cao đầu. hay làm 10 đồng được trả 3 đồng còn 7 đồng kia phải vòi vĩnh bệnh nhân để rồi bị xã hội lên án, tủi hổ và nhục nhã?
nguyencuong Theo thiển ý,để giải quyết vấn đề,ngành Y là ngành phục vụ và cần được trả đúng giá trị lao động của người lao động.Đó là cái gốc,cái nhìn đúng đắn vấn đề.Để đánh giá đúng sức lao động và để trả giá đúng thì hãy để cho thị trường quyết định:ông nào làm tốt,có uy tín thì sẽ được thị trường công nhận và trả giá cao.Nhà nước hãy là người kiểm soát để thị trường được công bằng,trừng phạt các hành vi sai với y đức như làm ăn gian dối,chụp giật và cũng là người điều tiết để có sự phục vụ cho riêng tầng lớp yếu thế trong xã hội qua các công cụ như bảo hiểm,các chính sách phù hợp khác.Ngân sách nhà nước dành cho ngành Y là ko đủ thì nên để Y tế tư nhân tham gia phục vụ nhiều hơn cho những thành phần có điều kiện để tập trung ngân sách đó cho những người cần hổ trợ y tế và những nhân viên ngành y có được mức lương cao hơn.Y tế tư nhân phát triển (như nước ngoài) sẽ đảm đương được nhiều việc hơn thì Y tế nhà nước sẽ nhẹ gánh đi nhiều hơn tương ứng nên trách nhiệm sẽ được làm tốt hơn.Nên xem lại ý tưởng Y tế tư nhân là mâu thuẩn với Y đức mà là nên thiên về quản lí và hổ trợ sự phát triển của Y tế tư nhân.
nt2831433 Bạn có thể cho ví dụ nước nào có nền y tế như bạn đề cập không?
Tiger @nt2831433: Ông thử đi chữa bệnh tại hệ thống y tế các nc châu Âu, mỹ và Singapore đi, sẽ hiểu ngay thôi. Nhưng nhớ có bảo hiểm nhé, không là toi đấy
Mai Thái An Theo tôi thấy, cho tất cả mọi lĩnh vực, nguyên nhân trước tiên là dân số đông mà thiếu chất lượng từ nghiệp vụ cho đến quản lý.
Hãy nghiệm mà xem. Các nước phát triển chỉ sinh con khi kinh tế giàu có để nuôi dưỡng tạo ra một công dân chất lượng. Đó là yếu tố thứ nhất.
Kinh tế quốc gia giàu có ngân sách được sử dụng đúng đắn, đây là yếu tố thứ 2.
Nếu không tự giác được ở 2 yếu tố này, vòng tròn luẩn quẩn thừa người thiếu việc thừa việc nhưng việc ko mang lại giá trị kinh tế sẽ cứ lặp đi lặp lại thôi.
Phu Nguyen @Mai Thái An: Bạn có biết đất nước sau khi kết thúc chiến tranh, thì bị cấm vận, chỉ mới phát triển được hơn 30 năm lại đi bì với các nước có hàng trăm năm phát triển kinh tế kỹ thuật. Nếu cho bạn quyền , bạn sẽ làm ntn để đưa đất nước phát triển như bạn nói, ngày nay thừa hưởng nhiều lợi lộc từ hoà bình nên lúc nào nói cũng dễ hơn làm, trong khi cha ông thời trước vừa nhịn đói vừa đánh giặc đấy bạn. Đến cái chữ còn chưa nắm được thì đòi hỏi chi xa, và ngay tại bây giờ, cả bạn và tôi chỉ là hậu bối, có một chút xíu gọi là hiểu biết, nhãn quan còn nhỏ bé thì ko nên bàn luận một vấn đề rộng lớn được đúc kết từ hàng trăm năm của các nước phát triển.
hatbuinho1201 Ông Phạm Ngọc Thạch được người dân Việt luôn nhớ và tri ân . Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội gần trường đại học y . Những gì ông làm cho ngành y cho nhân dân Việt Nam thật nhiều. Là thế hệ con cháu xin ngàn vạn lần cảm ơn ông một trí thức, một nhân cách lớn của người Việt ta.
Thuần Tôi là trưởng phòng của một trung tâm y tế của 1 TP thuộc tỉnh, lương GĐ của tui là 7tr còn 1 anh y sĩ thường thì 12tr, không có nước nào trên thế giới lại trả lương GĐ thua nhân viên thường gần 1 nữa
Nguyễn đức thành Cũng không có nước nào lương GĐ thấp hơn lương nhân viên mà lại ở nhà lầu, đi xe hơi, nhân viên đi xe đạp, ở nhà thuê
truonggiangng0512 Bởi vì anh y sĩ trực tiếp tham gia khám chữa bệnh còn a GĐ thì sáng xe đón chiều xe đưa về?!!
Connie Nguyen Thế tại sao ông vẫn còn muốn làm GĐ?
chucpham1956 Tôi chưa từng thấy ông TP Y Tế tỉnh nào ở VN mà nghèo cả.
Niquita @Nguyễn đức thành: Người ta chỉ nêu thực trạng, đừng quay ra chỉ trích cá nhân.
oanh le Tài sản của ông Bill Gates hàng tỷ, nhưng lương tháng của ông ấy thua nhiều chuyên viên trong hãng ông. Nhiều hãng khác ở Mỹ cũng vậy, tuỳ theo công việc, trách nhiệm.
Nguyễn Điệp GĐ nói vô lý y sĩ trừ TP loại 1, hệ số lương cộng 11% vượt khung ko được 12 tr. tôi thấy nhiều ý kiến trong đó có của GĐ. nếu theo vị trí việc làm mà y sĩ, trung cấp khác 5 đến 8 tr nên so sánh với ng làm ngành khác thu nhập cao hơn, ko phải học… để mở tư nhân cạnh tranh thì bên công lập như hiện nay sẽ thua, mất người là đương nhiên. Đầu tiên phải có chế độ mặt bằng chung. bs ra làm có hơn 4 tr so công nhân ko phải học còn cao hơn. tính chi phí thuê nhà giá trên 1 tr, trừ điện, nước, các phí tạm tính còn 3 tr. một tô phở sáng 30 đến 40k. Với chi trả này tất cả vẫn sống, khỏe mạnh thậm chí béo tốt nhưng sống theo kiểu sinh học. Tôi trên 20 năm ct nên nói để cùng ngẫm.
Quan Hoang Bạn so sánh thật khập khiễng. Vậy bạn thấy nhân viên của bạn thấp hơn bạn thì bạn mới vui sao? Nếu họ được 12tr mà bạn được 7tr thì có nghĩa là bạn mới vào làm đã được lên sếp, còn họ sắp nghỉ hưu rồi. Còn tại sao lương của bạn chỉ được 7tr là chuyện khác, đừng so sánh vậy!
HAN & ME Nhiều quan điểm của Bác sĩ, cháu đồng tình. Đi từ cái gốc, nếu không khủng hoảng sẽ bị lan truyền, như những quân bài domino – vì ngành Y liên quan đến Sức khỏe (về mọi mặt: thể chất, tinh thần, giống nòi,) nên sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt (ngành) của cuộc sống.
Với bất cứ ngành nào khác, khủng hoảng cũng cần phải đi từ gốc: giáo dục, giao thông, tài chính.
Người SG Cái ” gốc” là cái gì? Ai biết nè? Mà nếu biết có đủ sức để giải quyết hay không?
Đơn cử ví dụ một phần của ” gốc” là đãi ngộ, lương bỗng…vậy thì ví dụ lên lương những người trong ngành y tế…Còn những người trong các ngành khác im lặng? Nếu lên lương các ngành thì tiền đâu ra? Tăng giá xăng? Tăng thuế thu nhập?
Theo tui, người theo đuổi ngành y là những người tri thức ưu tú của xã hội. Cũng như thầy cô giáo, họ chọn con đường họ đi là ít nhiều là một sự tự do, dấn thân, tự nguyện, cống hiến. Phàm là cái gì tự nguyện, dấn thân thì cần sự rung động, đồng cảm, thành tâm, chứ họ không cần mệnh lệnh.
Quoc An Nguyen Làm gì có dấn thân, tự nguyện đây. Lương thấp thì chất lượng phục vụ, chăm sóc bệnh nhân thấp. Thế thôi
atvtksg Có thực mới vực được đạo. Giá trị sức lao động?
huynhoangminh nhưng họ vẫn là con người, vẫn cần tiền để nuôi sống bản thân và gia đình của họ. đi làm mà cứ lo cơm áo thì sao có thể tận tâm cống hiến.
aha @Quoc An Nguyen: Các nước phát triển họ trả lương cho y tá thế nào mà họ vẫn phải bổ sung lực lượng này bằng lao động nhập cư?
meomooncodon@aha: các nước phát triển họ bổ sung y tá chủ yếu làm trong viện dưỡng lão, phục vụ người già. Cái ngành này họ thiếu vì không có ai muốn làm, lương trả không đáng nên phải tuyển nguồn lao động nước ngoài với giá rẻ.
ngonhatphat Bạn không thể lấy tư tưởng của mình để cho rằng thầy cô hay y bác sĩ họ đã mặc định chấp nhận mất đi tự do và làm việc dấn thân. Bạn phải tới trước mặt họ, hỏi thẳng họ trả lời thật lòng là họ có chấp nhận hy sinh như vậy không hay họ có nguyên do khác nên mới làm y bác sỹ hoặc thầy cô giáo.
phunghoang1060 Chỉ cần đánh giá đúng nguyên nhân nghành y tế khủng hoảng do đâu,là có thẻ giải quyết được khó khăn này.
tongquynh1987 Nguyên nhân thì biết đấy , nhưng có muốn giải quyết hay không mới quan trọng!
Lê Minh @tongquynh1987: Ôi, em phục bác. Đó mới là gốc rễ của vấn đề!
HN_ PINK Tôi nói ngắn gọn nhé: tăng lương cho nhân viên y tế ngay còn kịp!
Minh LQ Thủ tục “hành là chính”, ý tưởng bệnh nhân luôn đúng trước tiên, đang bóp nghẹt môi trường làm việc của nhân viên y tế. Nhiều thủ tục, qui định không sát thực tế. Công tác đào tạo tràn lan. Đồng nhất quản lý về Tây Y và Y học cỗ truyền mà bỏ qua một số khác biệt giữa hai con đường. Y tế không thể tự chủ về vật tư thiết bị, đặc biệt y tế công. Đó là một số vấn đề đã và đang làm cho lĩnh vực y tế quay tròn trong sương mù, không lối ra. Nhiều người không biết y tế tư nhân cũng có sóng gió của nó.
phamhienccln Theo tôi ngành nào tại thời điểm này cũng thế thôi, có cái là có dám nói hay không, đây là hệ quả của đổi mới thôi. Thiết nghĩ các nước phát triển cũng đã trải qua giai đoạn này.
drthang6969 Theo tôi cái vấn đề chính của nghành Y hiện nay là quá bao cấp như những năm 80,90 của thế kỷ trước trong đó Bảo hiểm Y tế có vẻ như đang là một lực cản. Vào bệnh viện công hiện nay giống như vào mua hàng ở cửa hàng Mậu dịch quốc doanh thời bao cấp, người cần thì cầm tem phiếu xếp hàng còn người trong thì chẳng muốn phục vụ. Khối y tế tư nhân quá nhỏ bé chỉ chiếm 5% số giường bệnh không tương xứng với tỷ trọng của khối kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp cho nền kinh tế. Y tế công thì luẩn quẩn trong định hướng bao cấp hay theo cơ chế thị trường, y tế tư nhân thì vẫn bị nhìn với ánh mắt kỳ thị. Ý kiến của tôi là ngành Y cần tư nhân hoá để giải phóng các nguồn lực.
lethanhtam020667 Nói gì thì nói, tôi vào ngành y vì kỳ vọng thu nhập cao nhé. Cú nhìn các bs tư thì biết!
atvtksg Ngành y tế hiện tại cũng đang khó khăn chồng chất, vì khủng hoảng nhân sự do điều kiện làm việc và đãi ngộ; y tế công yếu kém; dịch bệnh chồng lên nhau; cơ chế điều hành quản lý lủng củng, thiếu khoa học; hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực y khoa chưa hoàn thiện…
aha… và do dịch COVID. Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt sau COVID không chỉ có ở nước ta mà còn thấy ở cả một số nước phát triển nữa.
Trần Ngọc Hùng Câu chuyện không chỉ riêng ngành y
Một hệ thống lương công chức, viên chức được thiết kế một cách duy ý chí đang thách thức những TÂM HỒN THIỆN LƯƠNG.
Nếu công nhân làm thuê, họ được bảo vệ qua LƯƠNG TỐI THIỂU, là mức lương đảm bảo MỨC SỐNG TỐI THIỂU cho những lao động trình độ đào tạo tối thiểu, với những công việc đơn giản.
Tuy nhiên, công chức, viên chức được xây dựng trên LƯƠNG CƠ SỞ, nhưng nó là gì thì thật khó xác định.
Hậu quả là công chức, viên chức đang ở trong tình trạng MƠ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU.
Buồn thay
tusardeva Theo tôi, gốc của vấn đề trong ngành Y nằm ở cụm từ “xã hội hóa và công khai hóa”. Cần xem ngành Y như một ngành kinh tế đặc thù, có sự hỗ trợ và định hướng lớn của nhà nước. Cần khơi thông cả hai chiều cung – cầu. Về phía cung, cần bãi bỏ những quy định “đặc thù”, đang tạo đk kiếm lời cho những nhóm lợi ích nhất định. Cả trong công tác khám chữa bệnh cũng như sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối thuốc và dụng cụ vật tư ngành Y. Mở rộng cửa để các thành phần kt, bao gồm nhà nước, tư nhân, nước ngoài.. tham gia cung cấp dịch vụ. Về phía cầu, cần tháo gỡ các vướng mắc để phát triển các loại hình bảo hiểm y tế. Bảo đảm khả năng thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của bảo hiểm để khơi thông dòng chảy tiền tệ cho ngành Y. Ngân sách nhà nước nên ưu tiên cho y tế dự phòng, tiêm chủng, vệ sinh dịch tễ, hướng dẫn giáo dục cách bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, kiểm tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ô nhiễm môi trường v.v
Nguyen Billon2810 Không có cái khó nào bằng cái khó ở trong chính chúng ta: yếu tố con người.Ta có thể thấy nền tảng hệ thống y tế của cả một quốc gia được vị bác sĩ quá cố Phạm Ngọc Thạch xây dựng thành công trong thời kì khắc khổ, mưa bom đạn lạc. Vậy mà cũng chính hệ thống y tế ấy lại chao đao, khổ sở trong thời bình. Điều đó cho thấy hoàn cảnh chỉ là thứ yếu, con người mới là yếu tố quyết định. Cho nên muốn thay đổi cái gì, cũng phải bắt đầu từ con người.
Quê Hà Nội Tôi đang có người nhà nằm viện , sáng sớm bước chân đến cổng viện đã thấy ưu tư khi hàng dài đăng ký KB . Tôi tự hỏi làm sao không thể đơn giản như đi xem xi nê hay xem chiếu bóng ? Có thể làm cho họ vơi bớt đi sự nhọc nhằn không ? Đấy là chưa nói đến sự vất vả cả về tài chính nữa .
ximangvn Giải pháp là trả lương cao nếu có người đưa phong bì họ không giám nhận vì nhận có thể bị mất việc mất thu nhập, Thuốc và trang thiết bị y tế để thị trường quyết định, có lãi họ làm, giá cao không có người dùng dịch vụ, Nhà nước kiểm soát chống độc quyền. đẩy mạnh y tế tư nhân, các BV công cơ sở vật chất ưu tiên nhiều trong khi các viện tư phải thuê mặt bằng, nên giá dịch vụ cao, khó phát triển.
Kim Dung Nay học phí trường y công lập khoảng 70 triệu 1 năm rồi. 6 năm học trầy da tróc vảy, 1 năm thi 4-5 chục lần, lê lết mới ra mới được ra trường, cũng chưa làm được mấy việc. May mắn xin được BV hạng 1, 1 năm thử việc rồi lương BS chính thức khởi đầu 2,34. Phải ít nhất 2 năm lăn lộn nữa mới thành 1 bác sĩ đứng một mình được. Mà cái chuyện học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2…không thể nào ngừng được chứ bác sĩ trơn thời buổi này nói ai mà nghe, ít nhất tốn gần 500tr để hoàn thành 2 bậc học trên. Đến khi tốt nghiệp CK2 về lại bệnh viện làm việc, lương vẫn 3,0.
Muốn đủ tiền cho con đi học thì ok, BS Ngoại thì mổ thâu đêm suốt sáng bao sân toàn thành phố, BS nội thì làm 3 4 chỗ 1 lúc, thời buổi này phòng mạch mở bão hòa rồi. Thế là nguyên một tuần không một ngày nào nghỉ. Nhiều khi khám bệnh cũng qua loa dần cho xong vì cơ thể nó rệu rã hết. Bức tranh BV công nó thế, thời chưa covid thì còn gắn gượng, covid ập vô là giọt nước tràn ly.
Thế mới thấy giờ xã hội cũng tự chọn lọc hết rồi, con nhà giàu học giỏi hoặc lấy được vợ giàu thì mới học được y khoa và mở miệng ra nói chuyện y đức, cống hiến quên mình được. Nhưng mà những người đấy cầm đồng tiền mà không phải do mình kiếm ra, cầm tiền vợ mua quà sinh nhật cho vợ…dù bản thân mình bộ óc là tinh hoa của xã hội, bộ không cảm thấy tủi hổ sao. Thôi, ra bệnh viện tư thôi.
ducnguyendinh1812 Là nhân viên y tế công lập, chưa có tầm nhìn vĩ mô của cả ngành y tế để nói về cái gốc, các giải pháp, tuy nhiên y tế công không hề yếu kém chúng tôi vẫn có đầy đủ chuyên môn, vẫn tấm lòng phục vụ, vẫn tham gia chống dịch khi được kêu gọi.
Trần Nam Người giàu hay nghèo vào viện đều dùng dịch vụ BHYT thuốc men BHYT nên không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các dịch vụ xã hội hóa biến cơ sở y tế công thành 1 mớ hỗn độn,đồng tiền dẫn lối, y đức xếp xó. Người có y đức thì lay lắt qua ngày, kẻ thức thời thì xe hơi nhà lầu.
Van Nguyen Cao Hình mẫu thành công trên thế giới luôn có. Người Việt Nam có tài và có đức cũng không phải ko có. Việt Nam chỉ thiếu tầm nhìn và quan điểm đúng đắn. Tại thời điểm này nhà nước chỉ cần chọn được người tài lãnh đạo BYT. Đưa ra định hướng đúng cho ngành y và định hướng đúng chi sức khoẻ toàn dân. Còn thực thi khám và chữa bệnh phải xã hội hoá và tư nhân hoá toàn bộ.
Lê Văn Muốn phát triển thì phải cạnh tranh (y tế tư và y tế công). Vả lại muốn cạnh tranh lành mạnh thì cơ chế, chính sách PL phải khoa học, rõ ràng, minh bạch. San bớt công việc cho y tế tư thì mới có đk tăng Lương cho y tế công và làm công tác chính sách tốt hơn và tập trung đầu tư cho y tế cơ sở. Ngược lại, để y tế tư phát triển lành mạnh thì cũng phải có cơ chế điều chỉnh không thể để phát triển tự phát.
hanhloidpt Cảm ơn tác giả. Mong là nhiều người có trách nhiệm đọc được bài này và suy ngẫm để sớm tháo gỡ cho ngành y để người dân được nhờ. Xin cảm ơn