Câu chuyện: «Chú sa di không biết thuyết Pháp»
Vào thời cách đây cũng rất lâu có câu chuyện rất hay.
Một hôm có người cư sĩ đến thiền viện để thăm viếng chùa và để được đảnh lễ các Thiền Sư.
Nhưng người cư sĩ này đến vào lúc sáng, khi mà các Quí Thầy lớn trong chùa đều đi công tác Phật Sự ở khu làng phía dưới. Trong chùa lúc này chỉ còn mỗi chú tiểu Sa Di còn nhỏ tuổi nên cho ở nhà trông chùa.
Người cư sĩ vì rất mến mộ Phật Pháp và rất muốn được nghe Pháp. Nên sau khi gặp chú tiểu, người cư sĩ qùy sát đất, qùy kiểu năm vóc gieo sát đất.
Và thỉnh mời chú tiểu thuyết một bài pháp để được nghe, vì cư sĩ nhà ở xa lâu lâu mới có dịp đến chùa.
Nhưng chú tiểu sa di tuổi còn nhỏ vả lại chú mới tu có mấy năm nên không biết thuyết pháp.
Khi nghe người cư sĩ yêu cầu, chú bối rối không biết sao.
Nhân lúc người cư sĩ đang qùy, thế là chú tiểu trốn đi mất tiêu.
( Vì thời xưa ở Ấn Độ khi họ qùy lạy là họ nằm sát xuống đất, khuôn mặt thì chỉ nhìn dưới đất, không có nhìn lên trên, để thể hiện lòng kính trọng đối với các Bậc đạo sư.
Chính vì chỉ nhìn xuống nên người cư sĩ không có thấy chú tiểu sa di ).
Khi người cư sĩ thưa thỉnh một hồi lâu nhưng không thấy chú tiểu lên tiếng, thế là người cư sĩ ngước đầu lên nhìn thử thì chẳng thấy ai cả.
Người cũng không mà pháp cũng không.
Ngay giây phút ấy, người cư sĩ ngộ ra được cái lý đạo là:
« Người Không » và « Pháp Không ».
Khi tâm bừng ngộ, người cư sĩ hết thảy vui mừng, vội đi tìm chú tiểu để cảm ơn.
Vì bài pháp không lời độc đáo của chú đã làm sư sĩ được khai ngộ.
Sau khi người cư sĩ đến phòng của chú tiểu, lúc này chú tiểu đang trốn trong đó. Chú tiểu đang lúc sợ hãi, bỗng bất ngờ vừa nghe tiếng gõ cửa cùng tiếng gọi của người cư sĩ thì liền đại ngộ chứng đạo.
Đây là trường hợp khai ngộ thật hy hữu.
Qua câu chuyện ta thấy, quả thật căn cơ của người thời xưa rất cao. Khi nghe một câu nói, hay khi nghe một tiếng động, hay đang lúc đọc kinh mà tâm liền khế hợp mà ngộ đạo.
Thật là chẳng thể nghĩ bàn.
Ngày nay chúng ta đã nghe kinh, đọc nghiền ngẫm rất nhiều bài kinh mà tâm chẳng thể nào khai ngộ.
Chứng tỏ sự dụng công tham thiền, tu tập của chúng ta còn yếu kém quá nên không thể khế hợp với ý kinh mà thấu được bổn tâm.
Do đó, chúng ta cần phải nỗ lực tinh tấn tu hành rất nhiều thì mới có thể sáng đạo được.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Đọc thêm ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày
CÂU CHUYỆN : « CHÚ SA DI KHÔNG BIẾT THUYẾT PHÁP »Vào thời cách đây cũng rất lâu có câu chuyện rất hay.Một hôm có…
Người đăng: Tu học mỗi ngày vào Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019