Chữ «Tín»
Tín nghĩa là gì ?
Tín là lòng tin, là niềm tin.
Thường thì chữ tín sẽ xuất hiện trong hai trường hợp chính :
Một là, ta được người tín nhiệm và tin cậy :
Để mà ta được người tin cậy, thì cần phải thêm một từ đi kèm nữa là «Giữ lời hứa».
Bậc được gọi là trượng phu, khi đã không nói ra thì thôi. Nhưng lời đã hứa, đã nói ra thì dù chết cũng phải giữ.
Nhiều người tu theo đạo nho, họ rất trọng chữ tín, rất trọng lời hứa, sống đúng bản chất là một người quân tử.
Dạo này, mình hay quan sát và thử nghiệm thấy người đời họ rất ít coi trọng, xem trọng lời hứa và chữ tín, rất hay thất hứa và bội tín.
Chỉ vì chút ít lợi ích nhỏ nhoi mà họ đánh mất đi chữ tín, chẳng giữ lời hứa.
Khi nói thì ngon ngọt, nhưng rồi làm thì chẳng thấy đâu.
Có câu :
Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Hai là, ta tín nhiệm và tin cậy ai, hay điều gì :
Một người được gọi là Bậc trí thì khi tin tưởng ai hay điều gì thì ta cần phải đặt trên nền tảng của trí tuệ, của sự suy xét, sự cân nhắc và quán chiếu hết sức kĩ càng và chặt chẽ.
Thì ta mới tin, niềm tin mà không có trí tuệ thường rất dễ rơi vào mê tín và dị đoan, cũng rất dễ tin vào điều sai trái.
Khi Phật thuyết pháp, Ngài được rất nhiều người yêu mến và nghe theo, và muốn xin được Ngài nhận làm đệ tử.
Tuy nhiên, Ngài luôn khuyên : Là hãy chiêm nghiệm , hãy kiểm tra lại xem những lời Ngài dạy có đúng với thực tế không, có đúng với chân lý không và khi thực hành có mang lại an vui và hạnh phúc không.
Khi đó, mới nên tin theo.
Và khi khuyên dạy vậy, Ngài càng làm cho lòng tin của những đệ tử tăng lên gấp rất nhiều lần.
Chữ tín và niềm tin là điều rất cần thiết và quan trọng. Do đó, ta nên cố gắng giữ gìn, đã hứa thì phải thực hiện, đã nói được thì phải làm được.
Và khi tin điều gì cần rất sáng suốt, rất trí tuệ,
Vậy, ta mới không đi làm con đường u mê, sai lầm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –