Chuyện 4 tiền kiếp của tôn giả Tu Bồ Đề
Hôm nay lịch Kim Cương Thừa là ngày New Moon, tương đương với ngày mùng 1. Ngày cát tường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Shakyamuni và Đức Như Lai Kim Cương Tát Đỏa Vajrasattva. Sáng sớm có người bạn gửi tặng món quà cuốn sách tô màu Phật giáo này! Trong lòng cảm thấy rất vui và hoan hỷ
Xin kể lại hồi kí về 1 vị Thầy với tôn giả Tu Bồ Đề. Tên tiếng Phạn của tôn giả là Subhuti. Tôn giả là 1 trong các Đại đệ tử giỏi nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong nhóm này có các vị: Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa) – tu hạnh khổ hạnh, đầu đà đệ nhất; Mục Kiền Liên (Moggallana) – thần thông đệ nhất; Xá Lợi Phất (Sariputra) – trí tuệ bậc nhất; Anan – đa văn đệ nhất…. Tôn giả Tu Bồ Đề được Đức Phật gọi là bậc giải nghĩa Không đệ nhất. Ngài đắc được tánh Không và nhập được vào đại định tánh Không thanh tịnh. Cảnh chứng rất cao quý nên có 2 lần vua trời Đế Thích Indra cùng Thiên chúng xuống đảnh lễ gặp ngài.
1 lần khi nhập được vào Không định, các vị Indra và thiên chúng xuống rải hoa chúc mừng. Người nhập dc vào Không định, ánh sáng thanh tịnh thắp sáng các thế giới, vì thế thiên chúng tới đảnh lễ, tán dương, rải hoa.
1 lần ngài Tu Bồ Đề bị ốm, thiên chủ Indra cùng thiên chúng cũng tới hát cho ngài nghe. Khi nghe thiên nhạc, tinh thần được rộng mở, thư thả, ngài Tu Bồ Đề liền khỏi ốm.
Ngài Tu Bồ Đề còn nổi tiếng trong kinh Kim Cương. Ngài là người hỏi Đức Phật về kinh Kim Cương, bản Kinh vô cùng đặc biệt về trí tuệ. Kim Cương là loại vật chất vô cùng cứng rắn, quý giá. Kinh Kim Cương được ví như 1 loại trí tuệ tánh Không có thể chặt đứt dc cả kim cương. Thậm chí khi đạt trí tuệ tánh Không của Kinh này, 1 người sẽ vượt qua, chặt đứt hết mọi ràng buộc, xiềng xích luân hồi. Thậm chí cả chính các ràng buộc của Phật pháp. Như Đức Phật từng nói: “Chánh pháp cũng còn phải bỏ, huống chi phi Pháp”.
- Kiếp 1 trong 4 kiếp gần nhất của tôn giả Tu Bồ Đề, ngài là 1 vị sư ở trong chùa. Ngài rất từ bi nên ngài nhận nuôi trẻ con bị bỏ rơi. 1 lần có 1 toán cướp nghe thấy vị sư này nhận nuôi trẻ con, chúng nghĩ ông này có tiền nên mới nuôi dc nhiều. Chúng vào chùa, ép Tu Bồ Đề đưa tiền. Nhưng ông không có, ông thực sự không có. Mỗi ngày ông đi khất thực xin, được bao nhiêu dùng bấy nhiêu. Nhưng bọn cướp không tin. Chúng nói, không đưa tiền ra, chúng sẽ giết bọn trẻ con. Tu Bồ Đề rất khổ tâm, thực sự ông không có tiền để đưa ra. Bọn cướp bắt đầu giết lũ trẻ thật. Máu tươi bắn ra khắp nơi. Tu Bồ Đề vô cùng đau khổ… Cứ thế bọn cướp giết hết lũ trẻ. Lúc này chúng mới nhận ra, chết rồi, đúng là ông ta không có tiền rồi. Bọn cướp sợ quá, bỏ chạy. Chỉ còn Tu Bồ Đề… Ông vô cùng khổ đau và hận. Ông phát ra tâm hận con người ác độc, thiếu niềm tin, tham lam…
- Kiếp 2, ông tái sinh trở lại cũng thành 1 vị sư tu hành. Và có đông đệ tử theo. Nhưng 1 lần, nhiều đệ tử bỏ ông mà đi. Tâm sân kiếp trước của ông khởi lên, ông chửi mắng, nguyền rủa họ thậm tệ… Vì nhân này mà khi ông qua đời, kiếp thứ 3, ông bị tái sinh thành 1 con độc long – rồng độc.
- Kiếp 3 làm độc long, một lần ông bị Kim Súy Điểu Garuda – 1 loại chim thần chuyên ăn rắn và rồng bắt. Kim Súy Điểu gắp con độc long trong miệng bay qua 1 hẻm núi. Lúc này tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là 1 vị Tỳ Kheo đang tu hành ở đó. Con độc long nhìn vị Tỳ Kheo gật đầu xin cứu. Vị Tỳ Kheo không cứu kịp chỉ kịp gật đầu nhận sẽ độ cho nó.
- Kiếp 4, nhờ cái gật đầu thọ kí của Đức Phật kiếp đó. Kiếp này, ông được sinh vào 1 gia đình tu hành Bà La Môn (Brahmin) và gặp Đức Phật quy y Ngài. Trong Kinh Kim Cang, có ghi tên ông có 2 tên, lúc là Thiện Hiện, lúc là Tu Bồ Đề. Nguyên do là vì ông vốn có 3 cái tên. Khi ông mới sinh ra, đồ đạc trong nhà tự nhiên biến mất. Mọi người gọi ông là Không Sinh. Và cho rằng đây là điềm ko tốt. Họ đi xem chiêm tinh, thầy chiêm tinh nói, đây là dấu hiệu tốt, cả nhà yên tâm. Cả nhà gọi ông bằng cái tên thứ 2 là Thiện Cát (Tốt lành). Khi mọi người về nhà, đồ đạc lại hiện lên, họ gọi ông bằng cái tên thứ 3 là Thiện Hiện. Đó là lí do, trong Kinh Kim Cang, có những đoạn có cái tên Thiện Hiện xuất hiện cùng tên Tu Bồ Đề.
Kiếp 4 này, Đức Phật nhìn là biết tiền kiếp ông chính là con độc long mình từng gật đầu. Trước nữa ông từng có nghiệp hận thù trong lòng. Nên Đức Phật dạy ông tu pháp Nhẫn nhục. Trước mọi chuyện tốt xấu, khen chê, sỉ vả, lăng mạ…. đều nhẫn để mọi thứ qua đi. Nhờ vậy, ông hàn gắn và chữa lành được dấu ấn sân hận trong dòng nghiệp của mình. Ông chứng được Không định, 1 cảnh chứng rất cao quý và thanh tịnh…
“Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc,
Sống an vui từng chớp sát na!
Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa,
Thoát vòng tục lụy phiền hà thế gian!”
Ghi lại trong trí nhớ từ lời dạy của các bậc Thầy Mật tông.
Lê Nguyễn Quỳnh
Con Đường
Nhẫn nhục diệt Sân hận
Cảm ơn chia sẻ của anh !
Nguyễn Cẩm Thạch
Mùng một thật cát tường cảm ơn anh rất nhiều về bài viết ạ.
Hạnh Ngộ
Sách này mua ở đâu vậy bro
Lê Nguyễn Quỳnh Hạnh Ngộ
có bạn tặng mình cũng ko biết thỉnh ở đâu. Chắc sắp tới người bạn này sẽ gửi thông tin tới các nhóm tu tập
Xuân Tùng Hạnh Ngộ
cuốn sách này của Đức Nhiếp Chính Vương dòng Drikung Trisab Rinpoche giới thiệu và các đệ tử Việt Nam phát hành. Anh liên hệ với page CLB An Lạc nhé
Guy Đô Câu chuyện quá hay , nhưng quả thực ải kiếp 1 quả thực là quá khó anh à.
Việc nhìn thấy những đứa trẻ mình có tình cảm, mình nuôi nấng chúng , sau đó lại phải nhìn cảnh chúng nó bị mấy thằng ất ơ giết => chỉ có bậc Thánh mới không sân hận, quá khó anh à .
Mà việc mấy ông cướp đấy giết đứa bé, nó lại có vòng nhân quả ở tiền kiếp trước cái kiếp 1 kia, ôi thật là đau đầu …. hic hic
Tâm Diệu Câu chuyện hay quá anh ạ. Hiểu thêm về Tôn giả Tu Bồ Đề. Em cảm ơn anh
Đức Huệ
“ Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc / Sống an vui từng chớp sát na/Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa/ Thoát vòng tục phiền hà thế gian“ Em cảm ơn chia sẻ của Anh ????

Ô-Hay.Vn St.