CHUYỆN “NGÂN HÀNG” Ở QUÊ
Chị bé Tư là người bán cá lớn nhất ở ngôi chợ làng biển này. Vì rất thân thiết nên mình mới dám hỏi chuyện tế nhị như doanh thu một ngày, chị nói cỡ năm chục. Mình ngạc nhiên, hỏi chị cất tiền mặt trong nhà vậy không sợ hả, chị nói đâu có, tí chị qua nhà Út Hoàng gửi.
Út Hoàng là “nhà băng”, hoạt động y hệt một ngân hàng. Vì ngân hàng chê xa, không mở chi nhánh ở đây, buộc dân làng giao dịch tiền bạc phải tìm một người như thế. Ở các chợ quê luôn có các tiệm vàng, và các tiệm vàng này cũng là những ngân hàng cho bà con. Còn muốn lên chi nhánh ngân hàng giao dịch, từ làng chị Bé Tư, phải chạy xe 20km mới tới thị trấn, chỉ có 1-2 ngân hàng, mà lúc nào cũng đông nghẹt. Cây ATM thì người xếp hàng rồng rắn dưới trời nắng trời mưa. Nên thôi, tiền xăng cũng vậy, dân làng mình giao dịch với ngân hàng Út Hoàng, chị Bé Tư hài hước nói.
Chị Bé Tư sau phiên chợ, sẽ giữ lại một ít tiền vốn trả ngư dân và tiền sinh hoạt, tiền lãi sẽ sang nhà Út Hoàng gửi. Út Hoàng nhận tiền mặt và “chiển phản” (động từ chuyển khoản mà người dân ở đây dùng vậy) vô tài phản (TK) của chị Bé Tư, thu một ít phí. Ai cần tiền mặt thì ngược lại, đến chiển phản vô tài khoản Út Hoàng và lấy tiền về, sau khi Út Hoàng trừ phí AY-TI-EM (chắc là máy ATM). Một ngàn hộ dân trong xã giao dịch mỗi ngày, Út Hoàng làm việc rất lu bu. Út Hoàng không làm các dịch vụ khác ngoài chuyển tiền hộ, đưa tiền mặt hộ để lấy chút phí.
Mình ghé Út Hoàng để giao dịch thử, thấy Út Hoàng lấy phí khá rẻ, chỉ bằng các ngân hàng. Mình hỏi ủa chị làm vậy có hợp pháp không?, chị nói, ai biết, giao dịch thoả thuận dân sự không rõ đúng hay sai nữa. Nhưng người dân đề nghị chị làm, vì họ không muốn đi quá xa mới lên tới trung tâm huyện. Còn khi nào ngân hàng về đây, chị sẽ nghỉ. Ngân hàng họ ôm thành phố thôi em, dân quê mình thiệt thòi lắm. Lãi của chị là lãi của ngân hàng đang bỏ ngỏ, chứ chị có dám giành giật gì. Em đọc báo thấy đó, họ lãi mấy chục ngàn tỷ một năm, đám cóc ké như chị kiếm cũng được dăm ba tỷ ở những nơi họ không thèm làm.
Mình quan sát nhà để ước chừng thu nhập của chị ấy, thì thấy có 2 chiếc ô tô, chồng chiếc vợ chiếc, ông chồng sáng sớm thì đi ăn cháo lòng và uống cà phê 10h mới về. Nhà chị là nhà lầu 2 tầng khang trang, trong vườn là cây cảnh bonsai quý giá, mấy đứa con đều đi học trên tỉnh.
—————–
** Hãy một nơi mà còn thiếu thốn, sẽ quan sát thấy họ thiếu cái gì. Mình cung cấp cái họ thiếu, sẽ có tiền. Đến ở lâu lâu một chút, ai có tư chất sẽ thấy rõ. Nhiều thứ để làm giàu lắm. Ở Tp thì mình không biết vì cái gì cũng có sẵn, người khôn đất chật, nên những nơi xa xa, những đô thị cấp tỉnh, cấp huyện là còn nhiều cơ hội.
*** Các bạn lai còm se liên tục cỡ vài bài thì anh Mark sẽ cho bạn làm fan cứng, đọc những bài học về kinh doanh và cơ hội giao thương, vì FB sẽ ưu tiên phát cho fan cứng.
TnBT
Bạn đọc comment:
Lanh Huu
Làm giàu không khó…
Ít nhất….mình ăn cơm,thì người ăn chào..
Mình đừng dành ăn…người nhịn….
Cảm ơn tg…
Kim Cai Love it chiển phan tai phản
Đào Thúy Loan Kim Cai cái giọng quê gặt gi (rặt ri) mà nghe thương dễ sợ luôn chưa ….chiển phản… tài phản
Nguyễn Phan làm giàu không khó nè
Mai Dinh Người nhạy bén luôn nhìn thấy cơ hội.
Truong Thanh Thuy Cũng là cách giúp nhau đôi bên cùng có lợi!
Văn Sỹ Câu chuyện vui thôi phải k ad . K thấy có gì thú vị lắm
Xuân Vi Trần Văn Sỹ
Là khi có óc quan sát và lanh lợi thì ở đâu cũng thấy cơ hội đó bạn. Cơ hội nó đến từ những thứ mà rất nhiều người thấy chẳng có cơ hội gì ở đây cả, chẳng thú vị gì cả đó.
Văn Sỹ Xuân Vi Trần cho mình hỏi chút nếu là bạn bạn sẽ thấy cơ hội gì trong câu chuyện này . 1 câu hỏi cá nhân thôi bạn !
Xuân Vi Trần Văn Sỹ Một mẩu chuyện minh hoạ để khi gặp cả nghìn cả tỉ chuyện mình tự suy luận đó bạn. Khóc
Văn Sỹ Xuân Vi Trần mình đang muốn hỏi và tìm hiểu câu chuyện yếu tố cá nhân thôi . Cảm ơn b.
Xuân Vi Trần Văn Sỹ Không biết từ “khóc” là không phải “fen” Tony rùi. Khóc lần 2
Nguyễn Phương Thảo Xuân Vi Trần Chắc a chưa đọc 2 cuốn kinh Trên đường băng và Cà phê cùng Tony c ạ.
Huỳnh Jason Văn Sỹ có thật hoàn toàn đó.
Bùi Nguyên Văn Sỹ a tìm đọc 2 cuốn sách của Tonyvà đọc bài trong page này nhiều hơn nhé, chúc anh sớm hiểu ra
Quang Vu Ha Văn Sỹ vừa vui vừa thật, đây là ví dụ về ý tưởng. Nhưng thực tế ở quanh các khu công nghiệp giữa lòng các thành phố vẫn có người làm giống vậy, vì mỗi lần ra cây ATM ngân hàng rút tiền lương mỗi tháng xếp hàng rất lâu, nên ra những tiệm như này rút tiền dịch vụ rất nhanh và phí cũng chấp nhận được.
Quốc Đạt Nếu Bác hiểu về thị trường ngách Bác sẽ hiểu phần nào ý nghĩa câu chuyện muốn truyền tải
dương thị kim oanh Ý tưởng cũng hay hay … tôi một người bán hàng mà suốt ngày làm giúp cho kh miết vậy …trả tiền hàng 200k ck 1 tr thối lại 800 k , vì tới ATM rút tiền đông người quá .
Hoa Quỳnh Tự nhiên nhớ ngày xưa đi làm ở TP mình hay dùng dịch vụ chuyển tiền của nhà xe Thành Bưởi để ở quê người nhà được nhận tiền nhanh chóng tiện lợi
Điệp NX Cơ hội luôn tồn tại khắp mọi nơi, nhất là những vùng nông thôn kém phát triển.
Tuy nhiên người người lại cứ thích bon chen ở những tp lớn, trong cs mệt mỏi và bế tắc, luôn bị cuốn theo dòng chảy cs, gánh nặng mưu sinh, nỗi lo cơm áo gạo tiền
Vy Thoa Nếu không là cá voi xanh giữa đại dương rộng lớn ,thì hãy là chú cá quậy nước nhất trong chính chiếc hồ đang bơi tuyệt vời
Dung Do Thi Trinh Một kiểu kinh doanh lương thiện có tâm
Nguyễn Thị Huệ Rất cần phải ủng hộ chúc cho được làm ăn lâu dài
Vu Le Làm công việc này hay. Nếu lãi suất nhẹ nhàng thì giúp được nhiều bà con khó khăn
Nhan Nguyen Dễ đi vào lòng nguoi
Ninh Bình Chum Sành Tiện cả đôi đường
Nhất Niệm Dịch vụ này ở đâu cũng có vì không phải lúc nào ngta cũng có thời gian ngồi chờ làm thủ tục ở ngân hàng, lúc cây atm lỗi, hết tiền
Kimlien Huynh Giờ ở đâu cũng có dịch vụ này mà
Hửng Phạm Ý tưởng cho ai đó, sự nhạy bén của người kinh doanh
Diem Nguyen Người có óc quan sát thì vứt đâu cũng sống được
Phạm Minh Hoàng Nên đọc . đầu óc cũng được dũa
Trần Quang Huy Tìm kiếm thứ đông khách hàng có nhu cầu
Quyên Lê Về quê thôi