Chuyện ở Bến Tre
Những năm đầu thập niên 80, cứ 5 chiều trên chuyến phà Rạch Miễu từ Bến Tre sang Mỹ Tho, người ta thấy có một cô bé da trắng, tóc dài, ôm cái cặp đi học tiếng Anh. Lúc đó ở Bến Tre chưa có trường dạy ngoại ngữ nào. Cô bé đó là người thứ 2 ở tỉnh có bằng C sau cô giáo dạy tiếng Anh của mình. Ai hỏi thì cô nói là “con muốn đi ra nước ngoài mở mang đầu óc, nên con phải biết tiếng của người ta”.
Học xong cấp 3, cô thi vào trường trung cấp du lịch để học nghề, ban đêm cô còn học thêm tiếng Anh tại chức ở ĐH Sư phạm. Cô đam mê đi lại, di chuyển, phục vụ người khác nên quyết tâm chọn nghề hospitality (du lịch, phục vụ).
Vừa học vừa làm, sau 7 năm làm hướng dẫn viên du lịch một cách cật lực, cô quyết định nghỉ. Tiền tích luỹ, cô mang hết về mua đất ở một khu vực khá hẻo lánh cách thành phố Bến Tre 30 phút xe chạy. Lúc cô mua đất, ai cũng cười vì trên phố hem mua, tự nhiên đem tiền vô mua đâu tuốt trong làng, đâm đầu vô chỗ heo hút, toàn dừa và ruộng.
Cô nói kinh nghiệm đi mấy chục tỉnh thành, mấy chục nước khiến cô biết đây là mỏ vàng, vì không có nơi nào trên thế giới có cảnh vật con người văn hóa y chang vậy. Cô bèn cho người đắp đất, dựng chòi tranh liêu xiêu dưới mấy cây dừa (nhưng bên trong lại là phòng ngủ sang trọng như khách sạn 4 sao). Cô còn tự thiết kế tàu du lịch trên sông, tự ngồi đọc bản vẽ, tự đi chọn vật tư để đóng tàu, tự đăng ký kiểm định và làm mọi thứ. Từ đó, một miếng đất lau sậy đã biến thành một khu resort lung linh, đẹp như tranh vẽ (vấn đề là ai vẽ).
Dù đã là một bà chủ, hàng ngày cô vẫn bận áo bà ba, tự tay lựa và trồng cây để 100% diện tích xanh mát, cây cối mọc đan xen nhau một cách tự nhiên. Hiện resort sinh thái Mango Home Riverside đã giải quyết cho cả trăm lao động. Đội tàu khách hai ba chục chiếc, ngược xuôi trên sông, toàn Tây cả. Khách Tây nườm nượp mò đến, dù phải đi mất mấy tiếng đồng hồ từ sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng họ thích lắm, họ nói bây giờ mà resort mở đường lớn, dời ra mặt tiền, trong vườn thiết kế cảnh quan chỉnh chu thì tụi tao hem đến nữa. Gu du lịch của Tây khác gu Việt, cái này phải phục vụ họ nhiều mới nắm được.
Hàng ngày, khách Tây ở đây sẽ tham gia mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như cư dân trong làng. Đi tát ao bắt cá, leo cây hái mận hái xoài hái dừa, chèo xuồng đi chợ xổm ngồi lê ăn hàng nói chuyện đôi mách, đi phụ nấu ăn đám giỗ nhà bên cạnh, tham gia làm bánh tráng mật ong lò bún này nọ…với dân địa phương. Dân trong làng giờ ai cũng nói chuyện tiếng Anh như gió. Bà bán bánh tét cũng biết đếm đô la và xài smartphone để theo dõi tỷ giá. Gặp Tây là tiếp thị liền, “Tét Cay hia, hu bai hu bai (đoán là Tét Cake here, who buy who buy)”.
Tâm sự của một học sinh giỏi huyện
Dù có biệt thự thiệt bự ở Phú Mỹ Hưng để cho thuê, di nước ngoài như đi siêu thị, cô vẫn dành phần lớn tiền bạc và thời gian để đầu tư ở huyện nhà. Cô nói, tại hồi xưa cô có lần thi học sinh giỏi huyện môn TỪ NGỮ, NGỮ PHÁP và đoạt giải khuyến khích. Mà một học sinh giỏi huyện thì phải đem thành tựu gì đó về cho huyện mình chớ.
Cô nhắn nhủ, nếu bạn từng là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố thì hãy làm cái gì đó đền ơn cho cho tỉnh, cho thành phố mình. Còn nếu từng là học sinh giỏi quốc gia thì phải có thành tựu, giúp quốc gia tăng Gi Đi Pi(GDP), tinh hoa mà, có phải người thường đâu. Cô nói vì cô bị rớt HSG tỉnh nên tài năng chỉ có chút xíu vầy. Nếu lúc đó cô đậu HSG tỉnh thì bây giờ khắp Bến Tre, huyện nào cũng có 1 cái resort. Còn nếu cô đậu HSG quốc gia thì giờ tỉnh thành nào cũng có một cơ ngơi làm ăn sản xuất kinh doanh, thành tập đoàn luôn. Nhưng hồi đó “tôi chỉ đậu giải cấp huyện” – cô ngậm ngùi chia sẻ. Rồi cô bật khóc. Dù sao cô vẫn là sản phẩm của nền giáo dục ham thành tích. Giờ nhận thức khác, cô chuyển qua ham thành tựu.
Cô còn là một mentor (hướng dẫn khởi nghiệp) cho tất cả các bạn trẻ Việt Nam có đam mê làm resort homestay trong làng trong xã để lấy tiền Tây. Các bạn có thể đăng ký các buổi thực tế tại resort của cô do StartUp Study Tour tổ chức nhé.
KháchTây ở đó 1 đêm, cô lấy tới mấy trăm đô la, riêng các bạn trẻ khởi nghiệp thì cô chỉ lấy lại đúng chi phí tiền ăn tiền điện nước, còn chia sẻ tận tình miễn phí cách làm ăn nữa.
À, mà xuống đó gặp cô đừng nói là cô Nhung nhé, phải gọi là dì Nhung thì cổ mới chịu. Dân quê Nam Bộ mà, gọi cô nghe xa cách lắm người ơi.
Không có hình dì Nhung, trên mạng thấy có cô chèo thuyền này giống giống nên admin mượn đỡ. Hàng ngày Dì Nhung vẫn mặc bà ba màu hường chèo thuyền đưa du khách tham quan trên mấy con rạch. Dì hát cải lương bằng tiếng Anh cũng ngọt.
Chuyện dễ thương. Các bạn share nhau mà đọc. Bài này hem phải bài PR vì khách của Mango Home Riverside gần như 100% là khách Tây. Bài này đăng để các bạn xem bắt chước mô hình mà làm ở địa phương mình, kiếm đô la chơi cho vui.
Be like her!
Xem thêm : HỌC DỞ THÌ NÊN LÀM GÌ?
Xem thêm các bài viết về khởi nghiệp nghề du lịch
Một lá thư Bến Tre
Kính thưa dượng, con ở Bến Tre, năm nay đã 16 tuổi, từ nhỏ tới lớn con được gia đình thương yêu, chăm lo đầy đủ, nói chung điều kiện vật chất tinh thần là không thiếu gì cả, thuở nhỏ còn nghịch ngợm rong chơi con luôn nghĩ rằng mình có cuộc sống thật hạnh phúc, tuy mẹ con rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, là người giúp con biết lễ độ, sống ngay thẳng, nhưng mẹ cũng có “tư duy an toàn”, không muốn con mình sau này khổ cực.
Con lên mấy tuổi nữa thì chú bác nội ngoại, người trong xóm, thầy cô thậm chí cha mẹ bắt đầu so sánh với người anh tài giỏi của con (anh con học rất giỏi, lại lễ phép, ganh lăng, đẹp trai…dưới quê con thì đúng là một mẫu lý tưởng cực hiếm hoi, do mẹ con đào tạo hết á!). Việc so sánh lúc đó cũng ít làm con thấy khó chịu và áp lực, nhưng nó làm con tiếp thu được ý kiến của mọi người về con: lanh lợi, thông minh hơn anh hai nó, mà quá cứng đầu cứng cổ, hay cãi lời người lớn, cứ làm theo ý mình cho bằng được, hay bày ra mấy trò khỉ khọt rồi rủ bạn bè tham gia,…
Thêm tí tuổi nữa, con bớt nghịch ngợm hơn, ít chịu những trận đòn trời giáng của mẹ hơn, lúc này cả nhà con ai cũng bận túi bụi (trừ con), con bắt đầu biết thương và cảm thông cho nỗi nhọc nhằn của gia đình, con mới biết phụ cha mẹ những việc trong nhà, rồi buôn bán. Bên cạnh việc học ở trường, phụ giúp gia đình, thời gian rảnh rỗi con thường đọc vài cuốn sách, đọc chán thì đi đánh cầu lông hoặc xách xe đạp chạy ”khám phá” từng ngóc ngách ngỏ hẻm trong huyện.
Nhưng nhiều khi con thấy cuộc sống mình cứ nhạt nhòa kiểu nào ấy dượng, cứ như con đang sống một cuộc đời chưa phải của con, con chưa sống thật với mình, với cái tính ưa mạo hiểm, thích tìm trải nghiệm mới và làm chủ cuộc sống của chính con, con phải tạo nên cái gì đó để lúc chết vẫn còn để lại cho đời…
Dù bây giờ con chưa định hình rõ ràng “mission of my life” là gì nhưng con luôn cố tìm ra nó. Càng lớn con càng bạo dạn, thích làm việc hơn, con thấy trong lúc lao động con mới hiểu được giá trị của cuộc sống, mới thấy con sống ý nghĩa và xích lại gần hơn nữa con người thật của mình. Cha mẹ thì ngày càng “phát sốc” nhiều hơn trước những quyết định của con, nhiều khi than nói mày ngu quá, sao nhàn hạ không chịu cứ thích nghĩ ra việc làm cái này cái kia cho cực thân, ở nhà học cho tao được rồi… Nhiều khi nghe mẹ nói vậy, con cũng nản chí, mất đi niềm tin và động lực lắm, con khóc giữa đêm mà phải thút thít nhỏ để thôi cha mẹ phòng kế bên nghe thấy rồi phải nói dối bị nghẹt mũi, sáng dậy con uể oải, rồi con bắt đầu sa vào những thú vui chơi, rồi một ngày vô ích trôi qua con lại thấy hối hận mình không làm được việc gì.
Tình cờ con gặp được dượng, mỗi lần đọc bài của dượng là một lần con sôi máu, có thêm động lực, con thấy trước mắt mình con rất nhiều việc phải làm, còn quá nhiều thứ để nỗ lực, không có thời gian chần chừ, để nuối tiếc. Con cảm ơn dượng thật nhiều, vì tất cả những gì dượng đã dạy con, cả những bài học con có thể áp dụng ngay hôm nay và trong tương lai nữa, con đều trân trọng.
Dượng làm con có niềm tin vào bản thân, chính kiến của mình. Con chúc dượng nhiều sức khoẻ và niềm vui bên gia đình, dượng là một đoá hoa thơm rót mật ngọt cho đời, con cảm ơn một lần nữa vì tất cả những gì dượng dành cho con và các anh chị em con dượng!
Xem thêm :
Sứ mạng cuộc đời (mission of life) của bạn là gì?
Nhật Anh Tuyệt quá dượng ạ dượng đúng là như bạn ấy nói vậy đó dượng hồi trước con có đứa bạn nó không có niềm tin khát vọng vươn lên mặc dù con nhiều lần khuyên nhưng nó không nghe dượng ạ thế là sau khi đọc 2 cuốn sách của dượng nó lại có niềm tin vào cuộc sống ngày ngày cùng con nỗ lực phấn đấu thự hiện ước mơ của tụi con là du học dượng ạ ! Con cảm ơn dượng nhiều lắm❤️❤️
Hà Thanh Chào dượng con năm nay 25 tuổi đầu tốt nghiệp loại ưu. Đi làm viên chức cho một cơ quan nhà nước lương 3 cọc 3 đồng làm 2 năm mà chưa có để dư ra một đồng lương nào hazzz. Con vẫn bám trụ tại cái đất Hà Thành nơi mà cuộc sống sô bồ tiếng anh nó gọi là hustle and bustle (tiếng anh thì bập bõm 3 -4 câu thôi dượng ạ). Chen nhau từng tý khói bụi rồi traffic jam, rồi bao nhiêu ôi nhiễm cuộc sống chán ngắt con luẩn quẩn có ý định về quê nhưng bố mẹ bảo về quê làm gì. Con chợt nhận ra xã hội nó khắc nghiệt quá tiền nó quan trọng hơn cả mạng sống, cái đứa ngheo từ quê lên chẳng ai tôn trọng khốn nạn cái thân con. Giờ co như vu vơ không biết định hướng gì cho tương lai nữa