CÓ MÂU THUẨN TRONG KINH PHẬT KHÔNG?
(Tác giả Hương Trần – đăng 9/9/2015)
_________________
Kinh Tiểu-Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy chủ trương Tứ Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) là cao tột, trong khi bài Tâm Kinh Bát Nhã thì phủ định Tứ Đế. Như vậy, người học Phật phải hiểu như thế nào cho đúng mà không khởi ra tranh chấp?
Khi còn chấp ngã (chấp cái ta) thì có khổ, vì khổ không phát sanh ở nơi nào vắng bóng cái ngã.
Các bậc Thánh A-la-hán, hay Bích-chi Phật đã vượt qua cái ngã, nên không còn khổ; nhưng vì thiếu Đại Bi, kém phương tiện thiện xão (upaya), thấy chúng sanh là thật và vô lượng vô biên, sức mình không kham nhận nổi, nên không thể cứu độ chúng sanh tột bờ mé vị lai.
Trái lại, các bậc Bồ Tát (theo Bát Nhã Tâm Kinh) thì đã vượt qua cái ngã, khởi tâm Đại Bi lúc ban sơ (phát Bồ Đề Tâm), hành Pháp phương tiện thiện xão, y Pháp của tam thế Phật mà phát ra những đại nguyện và không thấy có chúng sanh để độ, nên tùy duyên giáo hóa, tột bờ mé vị lai trọn không nhàm mỏi.
Phật Pháp vốn không có mâu thuẩn, khác nhau là do chính căn cơ tánh dục của người học Phật và ai dẫn dắt họ tu chứng.
Nếu bậc Thầy của họ tu chứng các Pháp thấp, nhỏ, cạn thì làm sao có khả năng dẫn dắt học tu chứng Đại Pháp, nhập sâu vào biển Giác?
Kẻ ngu si mê muội ôm đắm cái Pháp mình nghe từ bậc Thầy của mình, rồi khởi kiến chấp tà vạy bởi không thông đạt Thánh ý, nghĩa Kinh, sanh ra tranh chấp cùng tam thế Phật, phỉ báng kinh điển [Đại Thừa, Mật Thừa] mà họ chưa từng đọc, tụng, nghiên cứu, hay tu hành.
– Om Mani Padme Hum –
CÓ MÂU THUẨN TRONG KINH PHẬT KHÔNG?(Tác giả Hương Trần – đăng 9/9/2015)_________________Kinh Tiểu-Thừa hay Phật…
Người đăng: Om Mani Padme Hum vào Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020