Có nên hiến nội tạng sau khi mất hay không?
Hôm trước có Vị hỏi tôi là :
Cô đang phân vân nữa muốn đăng ký hiến nội tạng sau khi mất, nhưng nữa lại thấy e dè.
Và Cô hỏi tôi là hãy tư vấn cho Cô có nên hiến nội tạng sau khi mất đi hay không?
Trả lời :
Sau khi mất đi, dù cơ thể có đẹp đẽ đến đâu đi nữa, thì sau khi chôn cũng dần bị tan hoại, và trở về với cát với bụi thôi, chúng ta cũng đâu thể giữ được nguyên vẹn cơ thể lúc ấy được, dù có muốn hay không.
Ngày nay nhờ sự phát triển của y học, đặc biệt trong các kĩ thuật cấy ghép, như thay tim, ghép thận, ghép gan ….v…v…
Nhờ thế mà cũng cứu giúp được rất nhiều người đang trong cơn nguy kịch vì bị hư những bộ phận nói trên.
Vậy thì nếu sau khi mất mà ta có thể dùng những bộ phận cơ thể mình sắp phải bỏ đi để mà cứu sống một ai đó.
Thì rõ ràng đây là một việc làm phước rất lớn lúc cuối đời, hành động cao đẹp này mang lại phước báu cho người hiến là vô cùng lớn, chứ không phải nhỏ.
Tuy nhiên, làm phúc thật sự thì cũng không dễ, muốn có phước trong tương lai, thì trong hiện tại đôi lúc chúng ta phải chịu thiệt thòi, thậm chí mất mát.
Giống như khi Quý Vị bố thí tiền thì ngay lúc đó Quý Vị phải chịu mất tiền rồi.
Trong khi đó, Quý Vị cũng chưa biết là quả báo giàu khi nào trở lại.
Do đó, người mà thật sự phát tâm muốn bố thí cũng không phải dễ, phải là một người giàu lòng từ bi và rộng rãi mới có thể làm được.
Trở lại với việc bố thí, hiến tặng nội tạng :
Cơ thể là một cái gì đó rất thiêng liêng, từ khi chúng ta sinh ra đời, là chúng ta đã sống với một cái thân rồi.
Càng lớn dần thì sự chấp vào cái thân cũng càng lớn.
Mà chấp càng lớn thì sự buông bỏ sẽ càng khó, chứ không hề đơn giản chút nào.
Tôi thấy có nhiều người mất vì tai nạn giao thông mà không có thân nhân.
Thế là họ được mang vào nhà xác của bệnh viện để các sinh viên y khoa thực hành việc mổ xẻ.
Nhưng với tâm chấp thân cực lớn, các nạn nhân này khi xuất hồn ra rồi, họ đã khóc than, đau đớn cùng cực khi thấy thân thể mình bị trần trụi đặt trên bàn để làm vật thí nghiệm.
Cũng vậy, nếu Quý Vị nào quán chiếu, và nhắm khả năng của mình là có thể chịu thiệt thòi như trên, hoặc là chịu thiếu các bộ phận sau khi mất.
Nếu Quý Vị đủ bản lĩnh rồi thì mới quyết định hiến, chứ nếu Quý Vị chưa quán chiếu, chưa có sự chuẩn bị kĩ về mặc tinh thần, về mặc tâm lý, mà hiến theo phong trào.
Thì tôi cho rằng Quý Vị sẽ rất dễ bị rơi vào tình trạng khổ đau khi quá trình lấy các nội tạng được thực hiện.
Do vậy Quý Vị cần cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi quyết định.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tìm hiểu thêm : Hiến tạng-Hiến xác có ảnh hưởng đến tâm linh không?
FB Tu học mỗi ngày –
Quý Vị nào đã cân nhắc kĩ lưỡng và quyết định hiến tặng nội tạng thì có thể ghé xem trang sau để tham khảo thêm về việc hiến tạng: Hiến Tặng Sự Sống Sau Chết
Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ơ-Henry, câu chuyện người họa sĩ già cả đời khao khát vẽ một kiệt tác đã bắc thang giữa đêm mưa gió để vẽ chiếc lá cứu sống cô bé mất hết niềm tin để sống. Người họa sĩ đã lặng lẽ ra đi nhưng thông điệp về tình người, về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống thì ở lại, còn lại mãi với tất cả chúng ta. …
Rất có thể một ngày nào đó, người nằm chờ đợi chiếc lá cuối cùng rơi xuống là người thân yêu nhất của bạn, hoặc là chính bạn. Hãy giữ họ lại với cuộc sống bằng tình yêu và sự sẵn sàng chia sẻ của tất cả Chúng ta sau khi sự sống kết thúc…
Tìm hiểu thêm về hiến/tặng nội tạng:
- Hiến nội tạng là gì? ở đâu?
- Ý nghĩa của việc hiến tạng
- Hiến nội tạng sau khi chết/khi còn sống
- Chương trình hiến tạng
- Đăng ký hiến tạng online
- Luật/Thẻ hiến nội tạng ở Việt Nam
- Quyền lợi của người hiến tạng
- Hiến nội tạng có được tiền không? bao nhiêu?
- Người hiến nội tạng
- Hiến nội tạng cứu người
- Hiến nội tạng cho y học
- Đăng ký hiến xác và nội tạng
- Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào