Có nên làm lễ cúng cho ông bà?
Hỏi đáp thực hành thiền và tâm linh – Trong Suốt – Nha Trang T5/2018
Bạn Cần: Bây giờ ông bà mình chết, không biết sẽ đi về đâu?
Thầy Trong Suốt: Ông bà mình, khi mất thì không nhất thiết phải là ngạ quỷ.
- Có những ông bà tái sinh là thần tiên,
- có ông bà tái sinh thành người,
- có ông bà tái sinh thành gà, lợn, chó, đủ các loại, và
- có những người tái sinh vào cõi ngạ quỷ.
Đấy, thế thì nếu chẳng may ông bà mình thành ngạ quỷ thì ông bà mình sẽ đói khát. Vì thế nên mình làm buổi lễ đấy để ông bà bớt đói khát, ông bà mình sẽ thiếu thốn tình cảm, cô độc mình làm buổi lễ thể hiện mình vẫn tưởng nhớ ông bà để ông bà bớt cô độc. Nhưng hỏi ăn xong có hết đói không?
Pháp Nguyên: Không.
Thầy Trong Suốt: Được con cháu khấn vái một năm một lần thì có bớt cô độc không? Không! Ông bà tái sinh thành ngạ quỷ thì cách tốt nhất là mình tu hành, rồi mình hồi hướng để ông bà siêu thoát. Chứ không thể nào cúng một buổi mà ông bà hạnh phúc được, cúng lễ bao nhiêu thì ăn hết lễ đấy xong lại cô độc như cũ, đói khát như cũ.
Nên người cháu có lương tâm trách nhiệm thì là người tu hành, xong rồi hồi hướng công đức cho ông bà để ông bà dễ siêu thoát hơn. Nếu mà giỏi nữa thì khuyên nhủ ông bà, để ông bà đừng có bám chấp vào thân ngạ quỷ nữa tìm đường siêu thoát, chứ không thể nào nhờ cúng vái mà siêu thoát được đâu.
Bạn Cần: Cho em hỏi nếu mình là người tu thì mình vẫn cúng như thế?
Thầy Trong Suốt: À, mình phải đổi động cơ khi cúng. Ví dụ mình động cơ khi cúng là gì?
Một là “cháu thắp nén hương này để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn ông bà”, chứ không phải để mời ông bà về đây hưởng cỗ, khác nhau, cũng là nén hương. Một nén hương của lòng biết ơn, rõ ràng không có ông bà thì làm sao có mình, làm sao có ngày hôm nay. Kể cả mình có tu hành thành chính quả đi chăng nữa thì ông bà vẫn có công lao lớn, nén hương của lòng tưởng nhớ biết ơn, chứ không phải nén hương của việc mời về ăn uống, khác hẳn nhau.
Đấy, thế là riêng khi mình thắp nén hương, thái độ mình đã khác.
Thứ hai là nén hương của lời khuyên, của trí tuệ: “Cháu xin hồi hướng tất cả các công đức tu hành của cháu cho ông bà, để ông bà dễ dàng siêu thoát, gặp được Phật Pháp giác ngộ”. Như vậy là một buổi thắp hương cũng là buổi hồi hướng công đức luôn. Khi em thắp hương em vừa bày tỏ lòng biết ơn, em vừa hồi hướng công đức cho ông bà, đó mới là giá trị của buổi lễ thắp hương.
Nếu em than vãn: “Sao ông bà lại bỏ cháu đi sớm? Cháu còn nhỏ dại, con còn ốm yếu, ông bà đừng có đi, ở quanh đây mà phù hộ” – thì khác gì bảo là ông bà đừng bao giờ rời khỏi cõi ngạ quỷ. Nếu ông bà lên được cõi trời thì tự nhiên phù hộ cho mình. Chẳng bố mẹ nào mà lên được cõi cao lại không phù hộ con cái ở cõi thấp. Mà ông bà không lên được cõi trời, trở thành ngạ quỷ thì không phù hộ nổi, chỉ có đau lòng khi mình khấn: “Ông bà phù hộ cho cháu”, nhưng ông bà còn chẳng phù hộ cho chính ông bà được thì phù hộ cho ai? Có phải khổ ông bà không?
Nên đừng thắp nén hương theo kiểu “ông bà hãy làm tròn trách nhiệm, phù hộ đi…”. Khổ ông bà quá còn gì nữa. “Cháu chỉ tưởng nhớ thôi, cháu chỉ biết ơn thôi, ông bà không cần phải phù hộ cho ai hết ông bà cứ sống cuộc sống mà siêu thoát và giác ngộ đi”. Còn ông bà tự có lòng phù hộ mình nếu ông bà muốn, tại sao lại bắt ông bà phù hộ mình?
Bạn Cần: Những người vẫn cố cầu siêu cho ông bà, và cúng, khấn vái ông bà…
Thầy Trong Suốt: Cầu siêu xong lại bảo ông bà ở lại đây thì…
Bạn đó: Ờ thì đó em thấy buồn cười.
Thầy Trong Suốt: Ừ, thế đấy. Không hiểu biết mới thế, mình có hiểu biết thì mình không sao. Suy cho cùng mọi vấn đề là do không hiểu biết, những người đấy họ bị sai khiến bởi vô minh, mình đánh thẳng vô minh, giết xong vô minh thì mọi người hết khổ. Người thông minh không mất công đánh nhau với bên ngoài mà sửa vô minh bên trong.
Trong lòng mình hết vô minh thì mình mới cứu người khác hết vô minh, trong lòng mình còn vô minh thì mình còn là nạn nhân của họ. Người thông minh sửa tất cả đống nhầm lẫn ở bên trong, sau đó dùng năng lực đấy đi cứu người khác bên ngoài, thế là xong, khỏi cần phải đánh nhau với phong tục tập quán các thứ, bao giờ mới xong. Đánh xong ông thầy này thì ông thầy khác xuất hiện, tại vì còn nhầm lẫn thì còn có người làm điều sai.
Mình tiêu diệt nhầm lẫn là xong. Mà nhớ là tiêu diệt nhầm lẫn cho mình trước. Mình không thể tiêu diệt nhầm lẫn cho người khác trong khi mình còn đầy nhầm lẫn được. Vì thế là tu hành là tu sửa mình bên trong, là rất quan trọng.
Xem thêm: Hỏi đáp về thờ cúng – Thầy Trong Suốt
Nào có ai bảo người già sẽ đi trước?
Trong dòng nước xanh biếc đang nhảy múa,
Giữa tiếng rì rào bất tận của những làn sóng vỗ,
Vang lên tiếng kêu cứu của một người con gái.
Đến khi nào nàng sẽ bị đông cứng trong băng giá của mùa đông?
Những cánh đồng lấp lánh đầy hoa, vang lên tiếng ong rộn rã,
Chẳng mấy chốc sẽ tê buốt trong băng giá của buổi sáng mùa thu,
Để rồi trở thành hoang vắng như những bóng ma,
Rên siết và lo sợ trước những cơn mưa đá dập dồn.
Hai con chuột, một trắng một đen – ngày và đêm –
Luân phiên gặm nhấm những cọng rơm của sự hiện hữu này.
Trong mỗi khoảnh khắc ta bước thêm từng bước,
Để đến gần hơn với kẻ thù là cái chết.
Kìa một cụ già đang khóc đứa con ra đi,
Thân cụ run lên và còng xuống.
Mái tóc bạc phơ xoắn lại như một chiếc vỏ sò.
Nào có ai bảo những người già đi trước?
– TENNYI LINGPA –
#OmManiPadmeHum #QuanAmBoTat
>>> Xem thêm : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/