Con đường Trung đạo
Trung đạo là gì?
Trung đạo là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, là người tránh những cực đoan trong cách tu học, thoát khỏi rừng tà kiến – như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.
Thoát rừng tà kiến
Nếu như Phật giáo Nguyên thủy đề cập đế giáo lý Trung đạo là đề cập đến sự xa lìa hai lối sống truy hoan của sự hưởng thụ dục vọng, và thực hành ép xác khổ hạnh, hay tránh hai cực đoan cho rằng thế giới là thường còn hay đoạn diệt, thì Phật giáo Đại thừa lại đề cập đến góc độ cố chấp về mặt nhận thức, quan điểm thuộc về tâm lý.
Trung đạo là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
Đức Phật dạy:
“Này các bạn đồng tu, có hai cực đoan mà người xuất gia không nên vướng mắc. Đó là hai cực đoan nào? Một là đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầm thường, hạ liệt, không xứng đáng bậc Thánh, không ích lợi. Mặt khác là chuyên tâm khổ hạnh ép xác, gây khổ đau, không xứng đáng bậc Thánh, và cũng không lợi ích.
“Này các bạn đồng tu, Như Lai đã tránh xa hai cực đoan này, và tìm ra Trung đạo chính là con đường khiến cho ta thấy và biết, con đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”3.
Trung đạo không chỉ là quan điểm sống của Phật giáo, biểu thị tinh thần trung dung cởi mở không cố chấp, nó còn là một hệ thống triết học thâm sâu của Phật giáo Đại thừa, cụ thể là trường phái Trung quán.
Trung đạo là pháp môn tu tập, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu đó là thái độ sống hay nghệ thuật sống đã đưa Thế Tôn đến chỗ giác ngộ. Trung đạo, theo Đức Thế Tôn định nghĩa, là con đường Bát chánh đạo.
Trung đạo chính là phương pháp tu tập hay nghệ thuật sống đi ra ngoài hay vượt ra khỏi hai cực đoan hưởng thụ và khổ hạnh. Trung đạo hoàn toàn không có ý nghĩa là con đường giữa, tức không phải là con đường đi giữa hai cực đoan hay nhị biên.
Trung đạo là con đường vượt ra ngoài đời sống hệ lụy dương trần, vượt ra ngoài mọi sự kiềm tỏa, chi phối của ngũ dục, tà kiến và vô minh. Do đó, Trung đạo được hiểu như là một phương pháp xả ly và giữ tâm bình thường. Đó chính là ý nghĩa mà chư Tổ thường dạy “Tâm bình thường là đạo”.
Thế nào là con đường Trung đạo của nhà Phật?
Trung đạo là đừng bị rơi vào hai cái đó, đừng có rơi vào bên phải, đừng rơi vào bên trái, mà giữ cho mình một trạng thái cân bằng. Không chấp có, cũng chẳng chấp không.
- Chấp có là gì? Tin tất cả mọi thứ là có thật.
- Chấp không là gì? Bảo chẳng có gì là thật hết.
Đấy, không chấp dục lạc, mà cũng chẳng chấp thanh tịnh. Chấp thanh tịnh là thanh thanh tịnh tịnh. Chấp dục lạc là dục dục lạc lạc. Không rơi vào một trong hai thứ đấy, mà cũng chẳng rơi vào có có, không không.
Xem thêm : Con đường Trung đạo của nhà Phật?
Trung đạo – Cân bằng giữa tu tập và cuộc sống đời thường
Đúng là phải trung đạo. Thế trung đạo nghĩa là gì? Trung đạo, nói một cách dễ hiểu, là nó không bị lệch ở đâu hết, không lệch sang phải, sang trái thì gọi là “trung”, “trung” là giữa ấy.
Ví dụ: Mình đi trên một con đường, 2 bên là vực sâu, thế nào là trung đạo? Mình cứ thẳng đường mà đi là trung đạo. Thế nào là bị lệch? Mình rơi xuống vực, lệch phải quá rơi xuống vực, lệch trái quá rơi xuống vực. Đấy, khái niệm trung đạo là đi ở giữa.
Thế thì trong cuộc sống, cái việc trung đạo còn quan trọng hơn là đi lên chùa. Lên chùa thì ít nhất không bị đối diện bổn phận, trách nhiệm. Thế phải làm như thế nào? Mình làm gì thì làm, nhưng đầu tiên phải hiểu một điều như thế này:
Xem thêm : Trung đạo – Cân bằng giữa tu tập và cuộc sống đời thường
Áp dụng lý trung đạo trong công việc
Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều có một công việc để làm, để nuôi sống thân mạng.
Có người thì làm nghề nhà giáo, người khác thì làm nghề nông, số khác thì là thương gia, buôn bán, luật sư, kĩ sư, bác sĩ,…v…v….
Được làm việc chân chính mỗi ngày để sinh sống đây là điều rất đáng quý, rất đáng trân trọng và cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhiều người.
Tuy nhiên, nếu ta cứ cặm cuội làm việc suốt ngày suốt đêm, tham đắm quá mức vào việc kiếm tiền, kiếm cái ăn, cái mặc.
Trong khi đó tài sản của gia đình ta đã quá dư đầy, thậm chí thừa thải. Nhưng Quí Vị cứ mãi tham làm, ham tiền mà quên mất đi việc dành thời gian để tu tập, thì đây là điều không nên.
Mà cái khéo, sự khôn ngoan của một người tu là ta nên áp dụng lý trung đạo trong công việc.
Nghĩa là ta nên làm việc vừa phải, mỗi ngày làm tám, chín tiếng.
Thời gian còn lại trong ngày Quí Vị nên dành ra để chuyên tu, nghe pháp, đọc kinh điển, xem các bản luận, rồi thực hành công phu như niệm Phật, trì chú, ngồi thiền.
Vì cái thực sự Quí Vị mang đi sang các cõi giới khác không phải là vàng bạc, tiền, hay trang sức,…
Mà chính là phước, là công đức của sự tu hành, là các thiện nghiệp. Đây mới thật sự là những thứ Quí Vị mang đi.
Do đó nếu ta quá tham tiếc công việc, tham đắm quá mức vào tài sản. Để rồi ta mắc kẹt vào đó, mất quá nhiều thời gian, quên đi sự tu, quên mất bổn tâm, thậm chí đánh mất chính mình, để rồi ta tạo nghiệp ác, rồi thoái đọa.
Thì rõ ràng ta thật không có trí tụê.
Không làm thì không được, nhưng làm nhiều quá cũng không nên, người khéo là biết làm vừa phải, vừa đủ.
Đây chính là Quí Vị đã áp dụng lý trung đạo trong công việc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Trung Dung
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một triết lý, «Triết lý về sự trung dung».
Vậy trung dung có nghĩa là gì?
- Trung là chính giữa, hay cũng có nghĩa là vừa phải, thích hợp, điều độ.
- Dung là sự cần, hay điều hòa, cũng có nghĩa là nên.
Vậy trung dung có nghĩa là chúng ta nên dung hòa, giữ hay duy trì mọi việc, mọi thứ ở mức độ vừa phải, thích hợp.
Trong cuộc sống, đôi lúc vì ham mê, hay không để ý mà nhiều khi Quý Vị đã hành động không còn phù hợp với sự trung dung.
Có thể là thái quá, nhưng cũng có khi lại là quá thiếu, ít ai mà giữ được sự vừa phải, thích hợp.
Tôi sẽ lấy nhiều ví dụ để Quý Vị dễ hiểu hơn :
Về ăn uống chẳng hạn :
Như uống nhiều nước quá thì dễ bị mất muối, dẫn đến chóng mặt, hay bị loãng xương.
Nhưng nếu uống quá ít nước thì cũng dẫn đến bệnh tật, như làm giảm quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào, các khớp không được bôi trơn, hay làm cho sự điều hòa nhiệt độ của cơ thể trở nên khó khăn hơn,…v…v……
Do đó, người uống nước vừa phải sẽ là tốt nhất.
Hoặc về ăn chẳng hạn, ăn nhiều quá, rồi không vận động, thì dễ dẫn đến béo phì, và dễ sinh bệnh.
Nhưng nếu ăn ít, sơ sài quá thì cũng bị suy dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể bị thiếu sức lực, suy kiệt.
Hoặc nói về vận động :
Tập thể dục sẽ là rất tốt cho cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn, giúp điều hòa tim mạch, lượng oxy lưu thông sẽ tốt hơn, người tỉnh táo, nhanh nhẹn thông minh hơn,…
Tuy nhiên, nếu tập thái quá, thì lại dẫn đến cơ thể quá mệt, tiêu hao nhiều sức lực,…thì sẽ lại trở nên không tốt.
Do đó, người tập thể dục vừa phải sẽ là tốt nhất.
Hay như đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau chẳng hạn.
Nếu ham mê quá, đắm chìm trong tình ái thì dẫn đến suy kiệt sức khỏe, và có thể dẫn đến mắc bệnh.
Nhưng lạnh nhạt quá, không ai quan tâm ai, thì tình cảm gia đình cũng trở nên có khoảng cách và ít hạnh phúc.
Nên sự vừa phải lại là điều cần thiết.
Hay nói về làm việc :
Làm nhiều việc lợi ích thì sẽ rất tốt vì giúp gia tăng phước báu, nhưng nếu ham làm quá mà quên nghỉ ngơi, thì cũng dẫn đến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi và bệnh.
Hay một người lười biếng ham chơi, cứ ăn rồi đi rong ruổi, không chịu làm việc, thì dần dần sẽ dẫn đến hết phước, cạn phước và quả báo là nghèo khổ, thiếu ăn.
Do đó, người hiểu đạo sẽ là người làm vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi đúng đắn.
Đây sẽ là điều tốt nhất.
Ở trên tôi chỉ lấy sơ sơ vài ví dụ để Quý Vị dễ hiểu nhất.
Nên qua bài này, Quý Vị cần nên ứng dụng vào cuộc sống của mình, là nên duy trì mọi thứ trên nền tảng của triết lý trung dung, thích hợp.
Đừng nên để mình bị thiên lệch vào một cái gì thái quá, mà đánh mất đi sự trung dung, thì sẽ là không tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –