CON VÀ NHỮNG HỆ QUẢ
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 7/4/2020
— o0o —
Sunshine Nguyen to Pram Nguyen
Thưa ngài! Nếu mình có con, bên chồng đoạt lấy đứa con thì người tu như Ngài sẽ ứng xử ra sao? Con chưa có con nên không thể giúp bạn con.
Con xin ngài rủ lòng từ bi chỉ điểm cho con.
TRẢ LỜI
Đây là câu hỏi rất khó và là nan-đề của luật pháp trên khắp thế giới. Muốn trả lời câu hỏi nầy mà không đụng chạm đến tố tụng của Luật Gia-Đình thì không phải chuyện dễ.
Muốn thắng trên pháp đình thì phải có tiền. Không có tiền không thằng hay con Luật sư nào chịu làm việc không công như ta! Nếu họ có làm thì cũng là sự đánh bóng tên tuổi, một hình thức quảng cáo mà thôi. Không ai xót thương ai cả.
Dữ kiện mà con cung cấp “Nếu mình có con, bên chồng đoạt lấy đứa con” e rằng Bao Chuẩn cũng phải mất nhiều ngày điều tra và thẩm án!
Bên chồng đoạt lấy đứa con thì phải trưng ra:
1) Nhà chồng có đủ khả năng TÀI CHÁNH nuôi đứa bé cho đến khôn lớn.
2) Không HÀNH HẠ đứa bé về cả hai mặt TINH THẦN và THỂ XÁC vì Mẹ nó không có quyền can thiệp theo ý họ muốn.
3) Người Cha DÙNG ĐỨA BÉ LÀM MỒI NHỮ để buộc Mẹ nó trở về gia đình mà người Mẹ không thể chung sống.
4) Người Cha THIẾU BỔN PHẬN LÀM CHA, không biết chăm sóc và dạy đứa bé nên người mà trước đây hai vợ chồng ao ước khi sanh con.
Đây là lượt nói 4 điều. Điều một theo mặt xã hội rất quan trọng; nhưng 3 điều dưới cũng không thua kém. Đừng sợ mặt tài chánh; vì Tòa sẽ phán quyết cả 4 mặt trên cùng 1 lúc. Nếu người Mẹ thiếu hụt thì người Cha phải bù đắp.
Đây là Luật của Hoa Kỳ, có thể không phù hợp với Luật của Việt Nam, phải cẩn thận. TA KHÔNG PHẢI LÀ LUẬT SƯ, nên đến đây chấm dứt.
NGƯỜI TU NHƯ NGÀI SẼ ỨNG XỬ RA SAO?
______________________________________
Nếu không có “người tu như Ngài” thì câu trả lời rất dễ. Vì ta quan niệm hai thứ con: Thế gian do nghiệp, xuất thế gian do bổn nguyện sanh ra. Nên hơi phân vân, trả lời thế gian thì sai mà cả xuất thế gian thì nhiều người sẽ kinh hoàng!
A.- CON THẾ GIAN
————————–
Con thế gian là kết quả của nhiều lý do:
1) Tình yêu trai gái
2) Nối dõi, nếu là nhà danh gia vọng tộc,
3) Niềm hy vọng của gia đình, cuộc sống bế tắc…
4) Không có ý định, mà vì nổi hứng, nên bất đắc dĩ sanh con
Đại khái là vậy. Hai người KHÔNG CÒN TÌNH YÊU, hay vì bất cứ LÝ DO GÌ MÀ KHÔNG SỐNG CHUNG thì nên đặt tương lai của con mình lên trên. Một trong hai người phải hy sinh vì con, và dấn bước tiếp trên đoạn đường làm người còn lại.
1) Khi duyên còn thì thế nào Mẹ con cũng trùng phùng.
2) Khi hết duyên thì dù ở gần cũng sanh tranh chấp, cải vã, đánh đập.
Người học theo Phật phải nhớ:
1) Duyên
2) Phận
3) Vận
4) Nghiệp
Thì cuộc sống sẽ ít trăn trở và phiền muộn.
TÌNH YÊU và VẬN MAY của PHÀM-PHU là thứ KHÔNG THỂ TIN-TƯỞNG ĐƯỢC. Chư Thánh hằng chê trách.
Khi người Mẹ có chồng khác hay người Cha có vợ khác thì tình thương con sẽ phai nhạt. Đây là lẽ thường. Lúc đó cơ hội đem con trở về cũng dễ. THỜI GIAN VÀ LÒNG KIÊN NHẪN LÀ SỨC MẠNH KINH HỒN MÀ ÍT AI QUAN TÂM HAY ĐỂ Ý.
B.- CON XUẤT THẾ GIAN
———————————-
Trong 4 loại con mà đức Phật đã chỉ:
1) Con hơn hẳn Cha Mẹ
2) Con ngang bằng Cha Mẹ
3) Con thua sút Cha Mẹ
4) Con là Thánh nhân gá thai
thì người tu học theo Phật phải nguyện cầu có con thứ tư nầy.
Hiện nay, chúng ta có cơ hội tiếp đón Thánh nhân. Nay ta cũng tiết lộ ít điều cho người hữu duyên. Vậy nên, phải sửa mình mà tiếp nhận giáo hóa.
Công việc của ta là cày bừa mãnh đất tâm-linh cằn cỗi của thế gian, và rưới nước đại từ-bi để hạt giống Bồ Đề có thể triển khai trong đời hiện tại: của tất cả những ai thoát được Đại Dịch và Thế Chiến.
Vì vậy, phước cho ai tu SÁM HỐI và trì KINH DIÊN MỆNH ĐỊA-TẠNG để mãnh đất tâm linh sẳn sàng tiếp nhận hạt giống theo căn-cơ của mình.
KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ TẬN THẾ TẦM RUỒNG!
KHÔNG CÓ MẠT-PHÁP THEO TIỂU THỪA!
PHẬT PHÁP SẼ HƯNG THỊNH: không có cảnh “Kinh-điển mất hết., chỉ lưu Kinh nầy và 6 chữ Di Đà” như nhiều người rao giảng TRÁI CƠ!
CHƯ THÁNH CÁC ẤM CÒN MÊ, BỒ TÁT CÁCH ẤM CÒN MUỘI, nên khi sanh ra cũng như những trẻ khác; nhưng, có những đặc điểm rất dễ nhận ra:
1) Nhập thai có ứng điềm
2) Khi còn trong thai Mẹ và Cha tu tập không gián đoạn, trí huệ gia tăng
3) Khi xuất thai hoặc Cha hoặc Mẹ tự biết hay Thần nhân, Thiên nhân ứng mộng báo cho biết trước ngày giờ. Nếu Cha hoặc Mẹ tu cao thì tự biết khi nào sanh.
4) Khi sanh ra hài nhi không hề khóc, hoặc khóc mãi cho đến khi có người khai thị thì ngưng, hoặc kêu tên thì ngẩng đầu, mở mắt nhìn và mĩm cười, sau đó nhắm mắt ngũ lại như trẻ thơ khác.
5) Thân thể sạch sẽ, thơm tho
6) Ít ốm đau, có sức mạnh
7) Có cử chỉ khác thường khi còn nằm trong nôi như nhìn chằm chằm vào hình tượng Phật, hoặc kết ấn mà vị nầy thường sử dụng…
8) Không cần Cha hay Mẹ ôm ấp
9) Rất sáng trí với Kinh điển, Pháp khí nhà Phật trước khi thôi nôi
10) Không có dấu hiệu là “thần đồng”
11) Thân thể thường không có vết tích, trầy trụa.
12) Thường một mình suy tư, chơi một mình, nhưng không phải tự kỷ ám thị (austism) hay trầm cãm (depression)
13) Tự nhớ tiền kiếp, bổn nguyện, cả hai phải cùng một lúc
14) Kinh điển không ai dạy tự thông suốt
15) Không nhút nhát, rụt rè vì có bổn nguyện lớn, tự biết mình là “Nhân Sư Tử” con, ai nhìn cũng quí mến, quy phục.
16) Luôn có Thiên Long Bát Bộ vệ hộ, chư Phật, chư Thế Tôn gia trì.
17) V.v…
Theo đó mà nhận xét.
Truyền thống của Tây-Tạng về các hóa thân (tulku), chẳng qua là trước khi chết, NGƯỜI TU MUỐN QUAY TRỞ LẠI TIẾP TỤC NHỮNG GÌ MÌNH CHƯA HOÀN TẤT. Nên vận dụng ý chí mà qua đời, “thâu thần nhiếp hóa”. Do đó, họ chưa được ta gọi là Thánh-nhân.
KHI LỚN LÊN, HÓA THÂN CỦA MỘT VỊ THÁNH-NHÂN HOÀN TOÀN KHÁC VỚI MỘT VỊ BỒ-TÁT.
Hóa thân của một vị Thánh-nhân hoàn tất bổn nguyện thì vào rừng sâu hay núi thẳm mà xả thân; ít có ai xả thân ở nơi phồn hoa đô hội, hay lựa những lúc tật dịch mà hòa cùng kẻ khác chết.
Khi chết, Thánh-nhân tự biết trước, dùng Lửa Tam-Muội đốt thân lưu xá-lợi. Xá-lợi nầy thướng là trắng như ngọc hay thủy tinh, hoặc trắng ngũ sắc như kim-cương, nhỏ như hạt gạo.
Hóa thân của Bồ-tát rất khó nghĩ lường! Có điều Bồ-Tát hiếm khi để lại xá-lợi, trừ phi vì muốn chứng minh một điều gì oan ức mà thế gian nghi ngờ, gán tội. Như ngài Cưu-Ma-La-Thập, có vợ con, TRƯỚC KHI CHẾT CÓ CĂN DẶN là Kinh sách do ngài chủ biên hay tự dịch từ Phạn ra Hán nếu không sai lầm thì lưỡi vẫn còn. Xem KINH KIM QUANG-MINH TỐI-THẮNG VƯƠNG.
Không bao giờ có bất cứ một HÓA THÂN của một vị THÁNH-NHÂN hay một vị BỒ-TÁT nào mà TỰ XƯNG cả! Đây là điều đại kỵ.
Ngày nay, những “hóa thân” thường chơi ngông! Lớn lên bỏ tu, sống theo thế tục. Lợi dụng pháp tu tối cao của Kim-Cang Thừa (Vajrayana) là MAHAMUDRA, KARMAMUDRA mà truy tìm sắc dục, trụy lạc cho là tu tập! Những kẻ đó đều là đồ giả mạo!
Đời không bao giờ có QUÁ NHIỀU Thánh-nhân xuất hiện cùng một lúc.
Thánh nhân không xuất thế nếu không có những điềm báo trước. Trái lại Bồ-Tát lãng vãng qua các thời đại, nhưng ít ai hay biết.
Không bao giờ có cảnh Thánh-nhân bị Cha hay Mẹ bắt giữ bên mình.
Con xuất thế gian thường phải trải qua những gian nan, vất vả để tôi luyện lòng từ-bi, sức chịu đựng và tự rèn luyện ý chí.
Chớ tìm Thánh-nhân theo tư ý “thị hiện, trong cung đình, hay dòng họ cao sang, quyền quí”, đó là thời của đức Từ Phụ Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn và thời của đức Di-Lặc Thế-Tôn (khoảng 8.004.460 năm nữa).
Thánh nhân thị-hiện bình thường trong hàng Cư-Sĩ đúng nghĩa (không tham chính, không kinh doanh) là chỗ mà các Mật-điển (Tantra) thường nhắc đến!
Chớ tìm Thánh-nhân trong hàng xuất-gia!
Nếu đối xử tệ bạc với con xuất thế gian, thường có tai họa liền khi! Vì sao? – Vì khiến cho Thiên Long Bát Bộ căm tức, không hộ, tật dịch tai ương, tai trời ách nước, chiến tranh sẽ xãy ra… Trước cảnh khốn khổ đó, con người sẽ sợ hãi cái chết và cầu Đạo.
TÓM LẠI
_______
“Người tu như Ngài sẽ ứng xử ra sao?” –Ta chỉ biết tùy duyên và tri Thiên-mệnh (chữ Thiên đây là Thiên trung Thiên).
Pram Nguyen
Vinh Trần
Câu hỏi nhiều hóc búa
Lời giải lại càng hay
Sát luật pháp thế gian
Bám cùng Pháp xuất thế
Trí tuệ thông thiên cổ
Giải nghĩa rõ Cơ Trời
Chính Ngài Pram Nguyen
Kính Chúc huynh ngày mới nhiều an lạc
Pram Nguyen lại cười tôi rồi.
Sunshine Nguyen Con thấy thời nay có những loại người thường đem con cái ra làm cái bia, đem ra để uy hiếp người còn lại, đó chỉ là hành động của bọn thiểu trí, mất hết lương tâm, nghĩ mà đau lòng. Nên nhớ chư thần hai bên vai đang chứng kiến những chuyện chúng ta đang làm, nhưng con nghiệp thì theo nghiệp của chúng mà đi . Chỉ mong họ biết “xin dừng làm chướng duyên, mà hãy biết “hồi thủ quy an“ để “thần không oán, trời không phạt”. Con cám ơn ngài đã giúp con biết “tuỳ Duyên“ mà sống.
Nguyễn Lê Minh Đức Kính bạch chú. Sao thánh nhơn lại không xuất hiện trong hàng xuất gia.
Hay xuất gia khó độ người hơn hàng cư sĩ. Mong chú giải bày ạ
Pram Nguyen Nguyễn Lê Minh Đức con hỏi lầm người!!!
Trương Nga Chú nói là “Chớ tìm Thánh-nhân trong hàng xuất-gia!”. Chứ đâu có nói là “thánh nhơn không xuất hiện trong hàng xuất gia”. Biết đâu vẫn có nhưng có cũng thường ẩn dật, không lộ tướng và bình thường. Nên có tìm cũng không ra… hoặc ráng tìm sẽ bị nhầm…
Con đang cố nghĩ theo hướng này đó Chú… hic…
Nguyễn Lê Minh Đức Trương Nga ukm. Chắc tại mình đọc chưa kỹ. Thôi chú đã nói vậy rồi. Có duyên sẽ gặp thôi. Thánh nhơn trước mắt kia nè hehe
Vinh Trần Nguyễn Lê Minh Đức Bồ Tát …Thánh Nhân thường hiện tướng trong vai người Ăn Xin …để thử tâm từ ,lòng nhân của mọi người..
Nếu có duyên sẽ gặp… Thật…
Trương Nga Vinh Trần Còn mấy Tổ hay Thầy/ Cô xuất gia mà nổi danh tương truyền là Hoá Thân Bồ Tát con ví dụ như Ngài Ấn Quang, một vài Tổ Thiền Tông… thì sao? Cũng không phải Thánh Nhơn hở Chú…
Vậy họ tương truyền, kể các câu chuyện bịa hở…
Vinh Trần Trương Nga chú nói hiện tại,
Chú ko có Trí tranh luận …
Có gì chú Xin Sám Hối Tam Nghiệp..
Mong con Từ Bi câu chữ
Pram Nguyen Trương Nga Chú tuổi trâu khổ nhọc cày ruộng tâm linh nên bị roi vọt trăm họ!
Những vị ấy là Hiền nhân chưa chứng Bồ Tát Địa. Con xem Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Thập Địa xem chư vị có xứng không. Ngài Thanh Lương còn chỉ dám nhận mình ở địa vị Đồng Luân (ý ngài ẩn thật chứng, nói khiêm nhường)
Chú phán xét thường dựa trên TÂM KINH, KINH THỦ LĂNG NGHIÊM và KINH HOA NGHIÊM, không đoán bừa.
Trương Nga Pram Nguyen Dạ vâng con cảm ơn Chú nhiều. Nay Chú nói con mới biết! Xưa nay con toàn tưởng họ là Thánh Nhơn.
Không ngờ 2 chữ Thánh Nhơn thiệt khó đạt được! Người đời tương truyền, lưu danh cũng không đáng tin…
Chỉ dám y cứ vô Kinh Phật thôi. Con cảm ơn Chú nhiều vì đã giúp con hiểu rõ ạ.
Nguyễn Lê Minh Đức Thành ra chú mới nói. Tu theo thầy mà chẳng tu theo kinh. Dễ đi sai và nhận thức không rõ ràng.
Pram Nguyen Trương Nga Thích Thông lạc, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh… ngay cả Thích Nhật Từ còn được xưng danh là Thánh nhân mà. Vàng thau lẫn lộ chỉ có mắt thợ kim hoàn mới biết nhận ra nhanh chóng, hoặc xét nghiệm.