Cộng nghiệp – Biệt nghiệp
Cộng nghiệp là gì?
Cộng nghiệp Là những nghiệp chung của một người với các mối quan hệ tập thể, khi tham gia sinh hoạt gây nên các hình thức thiện ác nghiệp ở dạng chuỗi mắt xích.
Tùy theo mức độ, tính chất các sự liên quan, biểu tình, cảm xúc của các cá nhân tham gia chuỗi mắt xích tạo nghiệp, thiện ác nghiệp sẽ nặng nhẹ khác nhau.
Trường hợp cụ thể của Cộng Nghiệp: Mua bán cá
Khi đi chợ, chúng ta đang đứng mua rau, hàng bán cá kế bên đập đầu một chú cá. Ngay thời điểm đó tất cả những ai ở gần đó đều dính cộng nghiệp chung với người bán cá và người mua cá.
Người bán cá khi sát mạng đập đầu cá, từ thân tâm phát khởi sát nghiệp, biến thành hành động bởi vì mưu sinh tức là cần tiền mà dính sát nghiệp, lợi mình hại mạng loài khác.
Người mua cá vì thèm ăn, ham muốn ăn mạng chú cá ấy nên khiến cho người bán cá phải dính nghiệp sát cũng vì tiền.
Những người ở gần đó, khi thấy cá bị sát mạng, trong tâm khởi lên ý niệm cá đó ngon quá, cũng muốn ăn, dính cộng nghiệp thèm mạng.
Người gần đó, không liên quan, không thèm ăn, nhưng vì biết cá bị sát mạng mà chẳng làm gì để cứu giúp cũng dính cộng nghiệp từ sát nghiệp ấy, tuy ít nhưng có. Oán khí của chú cá, khi bị sát mạng, vì chẳng thể cầu cứu ai cả, ai cũng làm lơ trước việc cá bị sát mạng, nên oán khí ấy bao trùm tất cả những người quanh đó có chứng kiến.
Vậy thì một người sát mạng, nhiều người muốn ăn, nhiều người không liên quan nhưng dù khởi tâm thương xót, hoặc thờ ơ trước nỗi đau của sinh linh chuẩn bị bị sát mạng, tất cả đều dính chung trong chuỗi mắt xích đó, mỗi người một ít, ai khởi tâm thèm ăn thì nghiệp nặng hơn người khởi tâm thương xót hoặc không khởi tâm gì cả những thờ ơ.
Trong chuỗi mắt xích của việc một chú cá bị sát mạng, còn có các đối tượng khác như:
Người đã nhân giống cá để nuôi vì tiền, bán mạng hàng hà sa số chúng sinh cho người ta sát mạng, cũng dính cộng nghiệp.
Người vận chuyển từ trại cá, làm mối lái để chở cá bán cho hàng cá ngoài chợ, cũng dính cộng sát nghiệp tạo cơ hội cho kẻ khác gây sát nghiệp với hàng hà sa số chúng sinh.
Thiện cộng nghiệp mà mỗi chúng ta có thể đan kết mỗi ngày
Sáng sớm bước chân ra cửa, gặp ai cũng chào hỏi vui tươi, người được chào hỏi cảm thấy vui vì có người quan tâm mình, bản thân mình cũng thấy vui vì giao tiếp qua lại vui vẻ tạo nên mối tương quan thân ái với xung quanh, sức khỏe của mọi người từ đó cũng được mạnh khỏe, không phải tốn tiền thuốc, đỡ phiền não, người ta vui, sẽ truyền tải niềm vui ấy đến cho những người khác khi tiếp xúc họ, vậy đó là cộng thiện nghiệp.
Đọc một tài liệu hay, một bài kinh, sách hay, cảm thấy tâm đắc, chia sẻ điều đó đến với cộng đồng qua phương tiện mạng internet. Người có duyên, vô tình đọc được tài liệu ấy, phát tâm hoan hỷ, nếu duyên thêm sâu dày, người ấy thay đổi lối sống của họ, tạm xem như là giác ngộ, khiến cho đời họ bớt khổ, bản thân họ an lạc, quanh họ thêm phần an lạc. Vậy chỉ một hành động share với tâm ý tốt, lại có thể gieo duyên lành đến cho nhiều người như thế, đó là cộng thiện nghiệp rất cụ thể đó vậy.
Hiểu về cộng nghiệp thì người tu tập nên làm gì ?
Vậy chúng ta, các hành giả đang tu tập để trở nên Chân Thiện Mỹ cũng nên cố gắng quán chiếu tất cả các mối quan hệ của mình với xung quanh, từ người thân như vợ chồng, anh chị em, con cái, cha mẹ, đến bạn bè thân thường gặp nhau chơi chung, những nơi mình thường lui tới, công ty mình đang làm, hội nhóm mình đang sinh hoạt…
Quán chiếu được chuỗi mắt xích từ khi khởi nghiệp đến khi hoàn thành con đường của thiện, ác nghiệp thì tự nhiên bản thân hành giả cũng lãnh ngộ được ít nhiều tâm tình của chúng sinh trong khắp Tam Giới, từ đó lực chiêu cảm, cảm ứng với các sự tồn tại trong tam Giới cũng dễ dàng thuận tiện hơn, xả bỏ dần những chấp niệm, chướng ngại của bản thân và xung quanh mình.
Tam Giới Toàn Thư – 2036276443231581
Một cách để chuyển duyên giải bệnh cho người trong gia đình
Mình và người thân trong gia đình có mối quan hệ huyết thống và chung hưởng cộng nghiệp rất mật thiết với nhau. Do đó, nếu một người làm ác thì người thân trong gia đình của họ cũng chịu chung nghiệp ác nặng nề.
Ngược lại, nếu trong gia đình, có một người chủ động phát nguyện tu dưỡng, thường ăn chay, bớt sát nghiệp, làm thiện nghiệp nhiều, tránh làm ác, thì nhờ mối liên hệ duyên nghiệp gần gũi, nên người thân trong gia đình của người đó cũng chung hưởng công đức, phước báu ấy. Nhờ công đức ấy, các oan gia trái chủ, các ác duyên của tai nạn, bệnh tật đang bám lấy gia đình của người đó dần được tịnh hoá. Thành viên trong gia đình của người đó có thể dần được bình an, bệnh tật giảm tiêu, ít bị tổn hại.
Nếu trong gia đình, có một người chủ động phát nguyện tu dưỡng, thường cầu nguyện, tụng kinh và lời nguyện ấy đủ quyết tâm, chân thành, mãnh liệt, có thể rung động với năng lượng của chư vị Thiêng Liêng và chúng sinh xung quanh. Tất cả cùng minh chứng giúp lời phát nguyện đó mau được viên mãn, bằng việc trợ duyên để tịnh hóa các oan gia trái chủ của gia đình.
Ngoài ra, lời kinh tiếng chú mà mình thường trì tụng có thể hồi hướng cho các oan gia trái chủ đang theo đòi nợ người thân trong gia đình. Từ đó, giúp các oan gia trái chủ cảm thấy được đủ đầy, tịnh lặng, không còn gây bệnh tật, tai nạn cho gia đình mình nữa. Có khi, họ sẽ hướng thiện, trợ duyên cho gia đình tu dưỡng tỉnh tấn, thọ mạng được dài lâu.
Bạn đọc comment:
Myanmar Man Lúc thì nói nghiệp ai nấy chịu. Giờ lại bảo 1 người làm ác thủ cả nhà cùng chịu??? Không hiểu!
Kator Thanh Myanmar Man có lẻ Bạn chưa đọc rõ các bài viết về Nghiệp, trong đó có Cộng Nghiệp
Đạo Ngọc Myanmar Man cộng nghiệp ớ. Nghĩ xem vì cớ gì 1 người ra quyết định để chống lại 1 người khác, hoặc vì lợi ích của nhóm nào đó, mà cả nước chịu ảnh hưởng tiêu cực, cả cộng đồng chịu ảnh hưởng tiêu cực, cả nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thực tế nó vậy thì nghiệp lực cũng vậy bạn ơi.
TGTT cả hai đều đúng ạ, mỗi người đều chịu tác động của nghiệp cá nhân, nghiệp gia đình lẫn nghiệp xã hội, tùy hoàn cảnh mà mình muốn nhìn ở khía cạnh nào là chính để chuyển duyên giải nghiệp hiệu quả ạ
Phượng Võ Myanmar Man Gene trong người mình là từ dòng họ tổ tiên của mình, thế nên con cháu của mình sau này cũng từ gene của mình mà ra đời, có thể nói là mình được tái sinh ở đời nào đó sau này, nghiệp lực sẽ truyền từ đời này sang đời khác, thế nên giờ bạn tu cũng là tạo phước cho chính bạn mà thôi.
Maria Phụng Loan Xin hỏi ạ mình theo đạo công giáo nhưng muốn tu dưỡng thì có được không ạ
Đạo Ngọc được chứ. Hoàn toàn không có gì trở ngại
Maria Phụng Loan Đạo Ngọc mình theo đạo công giáo nhưng cũng tin đạo Phật lắm mặc dù biết như vậy là có lỗi với đạo công giáo nhưng mình thấy những lý thuyết bên Phật giáo dễ hiểu và gần gũi với csong thường ngày hơn và nó cũng thực tế hơn nữa. Nhưng mà mình như vậy thì lại có cảm giác có lỗi với chúa của mình. Nhiều lúc mình cũng buồn lắm không biết phải làm thế nào cho đúng nữa
TGTT dạ tôn giáo nào, niềm tin vào chư vị Thiêng Liêng nào cũng được ạ, quan trọng là hiểu đúng và thực hành theo những hạnh nguyện tốt đẹp của các vị, thường ăn chay, thường làm lành lánh dữ thì sẽ chuyển duyên giải nghiệp cho mình và người thân ạ
Maria Phụng Loan dạ mình cảm ơn nhiều ạ