CƯ SĨ QUÌ LẠY SAO CHO ĐÚNG PHÁP PHẬT?
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 28/7/2018)
NGUYÊN VĂN
_____________
Kính nữ Cư Sĩ, mình vừa nhận quyển sách Sám Hối theo 35 vị Phật và lạy theo cách nầy rất thoải mái.
Trước đó, mình có theo TT. Hoằng Pháp và Thầy Giác Nhàn để học cách lạy, nhưng khi lạy 108 vị Phật thì rất mệt, lạy lâu thì bớt mệt, nhưng hai chân đau, mẹ và cha mình hai đầu gối cũng bị đau. Xin nữ Cư Sĩ truyền bá cách lạy nầy ạ.
Xin Cư Sĩ xem các clips sau ạ.
Đoạn 6:09 về sau (cách của Thầy chế)
Hướng dẫn cách lạy Phật – ĐĐ.Thích Giác Nhàn
——–
Đoạn 4:05, 8:19, 9:23-10:48 của Chùa Hoằng Pháp do TT Chân Tính dạy
——–
Đoạn 4:45-5:06
Hướng dẫn Lễ Phật và Sau khi lễ Phật nên đi như thế nào cho đúng
___________________________________
Hương Trần xin nêu ra cách lạy thời Phật còn tại thế, căn cứ vào Kinh văn của Phật và quyển BỒ TÁT SÁM HỐI NHỮNG TỘI ĐÃ PHẠM VÀ PHỤC HỒI SAMAYA, Nguyễn Pram, pháp danh Thiện Thọ, pháp hiệu: Pháp Định, bản tháng 7, 27, 2003). Đây là bản mà Hương Trần nhận được khi về viếng Việt Nam năm 2007.
Hương Trần theo cách lạy nầy mà vào các định môn nho nhỏ như Vi trần, Bạch lũ… (Kinh Tâm Địa Quán) cách đây 5 năm về trước. Các bạn theo cách thức lâu nay các Chùa dạy, hay tự mình làm đã có được điềm lành gì chưa?
Hương Trần không phê phán lẽ nên hay không nên về cách lạy của những gì bạn gởi đến. Vì sao? – Vì sẽ sanh tranh chấp vô ích cho việc tu học.
Trong các Kinh văn thường là “quì gối phải chấp tay thỉnh hỏi” đây là cung cách của Ấn Độ thời Phật còn tại thế, không có ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.
Đảnh lễ có nhiều cách, nhưng ngũ thể đầu địa cách tỏ lòng biết ơn với bậc cao quí nhất. Cách lạy nầy khác với Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản…
Ban đầu, đến hai chấp 2 tay trước ngực, người nhận lể tay đưa ra phía trước là cách chào của bề trên như lối chào của các vị tu sĩ Kỳ-na Giáo hay Ni-Kiền Tử. Còn đức Phật thì duỗi tay ra.
Sau đó, quì gối phải tay phải chạm chân người mình lễ kính.
Kế đến, kéo chân trái về ngang gối phải, mọp người xuống, trán chạm nhẹ vào chân của người đứng, hai cùi chỏ chạm sát đất, không làm vấy bụi hay bùn bắn tung tóe như cách chụp xuống của người Việt mình lạy lâu nay.
Cuối cùng, chờ người mình lễ kính mở miệng hay lấy tay phủ dụ lên đầu và nói “đứng lên đi” hay “bình thân”.
Người có Giới đức cao chẳng hạn như những vị đã thọ và giữ đúng ý nghĩa của Bồ Tát Giới, Bồ Đề Tâm Giới,
lạy người không giữ Giới hay Giới thấp (Cụ túc Giới (của Phật chế, không phải của Thích Nhất Hạnh hay Minh Đăng Quang lập), Sa Di Giới, hay Cư sĩ chỉ thọ Ngũ Giới, Thập Giới) thì người nhận lễ thường bị choáng váng mặt mày, và suy tim!
Trái lại, lễ bái người có Giới đức cao thì thân tâm an lạc, bệnh tật giãm nhẹ.
Bàn tay của người từ ái không bao giờ khô đét và lạnh, huống chi là của bậc cao Đức.
Chính Hương Trần biết là có vị cao Đức, nhưng hiện tướng Cư Sĩ đã
1) lễ bái các vị Hòa Thượng, thì sau đó nhiều vị đã bị đau tim, đột quị, hoặc suy tim phải ngồi xe lăn.
2) Phật tử mến đem thức ăn dư thừa của Hòa Thượng Thích Trí Chơn (lúc đó rất khỏe mạnh, thường gọi là “Hòa Thượng xe Bus”) nói “ăn cho có Phước”. Vị nầy 3 lần từ chối, nhưng Hòa Thượng viện chủ cũng ép ăn! Hậu quả là 6 tháng sau Hòa Thượng Trí Chơn chết. Hiện thần thức còn bám víu tại nhà quàn ở Nam Cali.
Vì thế khi các bạn lễ 35 vị Phật phải hết sức thận trọng và nhẹ nhàng, khoan thai, không phải lễ lạy trả bài! Phước đâu không thấy họa đến liền khi.
Chỉ cần Tăng-Ni hay tục gia quì lạy, Hương Trần thể tiên đoán được khi chết họ sanh về đâu!
Ngay cả các Tỳ kheo lễ bái Tháp và chư Tăng chưa chắc đã theo đúng lời Phật dạy!
DẪN CHỨNG
____________
KINH TĂNG NHẤT A-HÀM
(PL.2549 – sửa chữa và bổ sung)
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
—o0o—
MƯỜI PHÁP
- PHẨM LỄ TAM BẢO
KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn lễ bái chùa tháp[224] Như Lai, hãy hành mười một pháp lễ tháp Như Lai. Những gì là mười? Khởi ý dũng mãnh, vì có điều khả kham. Ý không tán loạn, vì hằng nhất tâm. Thường niệm chuyên ý, vì có chỉ quán. Các niệm vắng lặng, vì nhập tam-muội. Ý đến vô lượng, do bởi trí tuệ. Ý khó quán sát, do bởi hình[225]. Ý tĩnh đạm nhiên, do bởi oai nghi. Ý không rong ruổi, do bởi danh xưng. Ý không tửơng tượng, do bởi sắc. Phạm âm khó sánh, vì dịu dàng.
“Này các Tỳ kheo, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn lễ bái tháp miếu Như Lai, nên đầy đủ mười một pháp lễ bái tháp miếu Như Lai này, để cho lâu dài được phước vô lượng. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Pháp, hãy niệm mười một sự, rồi sau đó hành lễ bái Pháp. Những gì là mười một? Có mạn hãy trừ mạn. Phàm chánh pháp là nhắm dứt tưởng khát ái đối với dục. Phàm chánh pháp là nhắm trừ dục ở nơi dục. Phàm chánh pháp là nhắm cắt đứt dòng nước sâu sanh tử. Phàm chánh pháp là nhắm đạt được pháp bình đẳng. Nhưng chánh [806c] pháp này nhắm đoạn trừ các nẻo dữ, và rồi chánh pháp nhắm đưa đễn cõi lành. Phàm chánh pháp là nhắm cắt đứt lưới ái. Người hành chánh pháp là đi từ có đến không. Người hành chánh pháp thì sáng tỏ không đâu không rọi đến. Người hành chánh pháp là để đi đến Niết-bàn giới.
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Pháp, hãy tư duy mười một pháp này. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Tăng, hãy chuyên cần mười một pháp, rồi sau đó mới hành lễ bái Tăng. Những gì là mười một? Chúng của Như Lai là những vị đã thành tựu pháp. Chúng của Như Lai hòa hiệp trên dưới. Tăng của Như Lai đã thành tựu pháp tùy pháp. Chúng của Như Lai thành tựu giới; thành tựu tam-muội; thành tựu trí tuệ; thành tựu giải thoát; thành tựu giải thóat tri kến huệ. Thánh chúng của Như Lai thủ hộ Tam bảo. Thánh chúng Như lại hay hàng phục dị học ngoại đạo. Thánh chúng của Như Lai là bạn tốt, và là ruộng phước cho hết thảy thế gian.
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn lễ bái Tăng, hãy tư duy mười một pháp này, sẽ được phước báo lâu dài. Như vậy Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo và trời, rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, A-tu-la, ca-lưu-la, nhân-đà-la, ma-hưu-lặc, trời và người, nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
____________________________________
[224] Nguyên Hán: Như Lai thần tự 神寺. [225] Đây chỉ hình tướng của Phật.