Cúng căn cho trẻ
Căn của một người có nghĩa là gì?
Căn là gốc, rễ, nguồn, nền tảng. Khi nói căn của một người có các ý sau đây:
– Nói về những nhân duyên nhiều đời kiếp trước cho đến đời kiếp này. Phần này tùy trường hợp cụ thể, người ta có thể thấy biết, cảm ứng với những nhân duyên tiền kiếp, rồi có phần tiềm thức của ký ức cũ chi phối sinh hoạt đời sống thường nhật. Ví dụ ở kiếp trước A là người thích học hỏi, đam mê đọc sách thì tự nhiên kiếp này A cũng có xu hướng thích đọc sách đam mê học hỏi. Tức là những sự nối tiếp, kế thừa một thói quen, tư niệm của tiền duyên.
– Nói về việc nguồn gốc của người đó là con, chiết linh, chủng tử của vị nào đó có tu tập ở cõi Linh Giới. Khi A có cảm xúc đặc biệt khi nghĩ tưởng, nghe nhắc tới, hay là tiếp cận gặp gỡ một hình ảnh, tôn tượng của vị B. Cảm giác thân thương đến lạ, và muốn tu tập, thực hành theo hạnh nguyện của vị B ấy. Trường hợp này gọi A là có căn duyên với vị B.
– Nói về nguyên do tại sao có người đó ở đây. Phần này ý nói người A trong quá khứ do cầu xin ở miếu, ở chùa với vị nào đó thì mới sinh ra được đứa bé là B.
Quan niệm sai lầm về việc cúng căn
Ở một số nơi trên thế giới, người ta có thói quen hễ thấy đứa trẻ mình đang nuôi cứ hay bệnh tật, khó nuôi, nói không nghe lời… thì người ta khấn vái cầu xin tổ tiên gia đình hoặc các vị thần linh, hay là những người khuất mặt trong khu vực họ đang sống để cho đứa trẻ được sống bình yên khôn lớn.
Việc khấn nguyện này thường là một sự trao đổi, người khấn nguyện hứa sẽ cúng tạ lễ, đổi lại đứa trẻ họ nuôi sẽ mạnh khỏe. Rồi thời gian trôi qua, người ta cảm thấy đứa trẻ khỏe mạnh hơn thì thực hiện lời hứa, khấn sao thì cúng vậy. Đáng tiếc là, người ta thường khấn nguyện cúng tế con này con kia, gà bò heo thật hoành tráng, vun đầy để đổi lại cho con cháu họ bình yên mạnh khỏe.
Nếu cúng tế sinh mạng chúng sinh thì là đi sai với lẽ Đạo tự nhiên. Đâu có lý nào mình muốn được sống yên ổn khỏe mạnh mà mình lại đi sát mạng kẻ khác, và sát mạng xong thì mình được khỏe mạnh, đây là vô lý và mê tín vậy.
Trẻ em mà khó nuôi, thì cha mẹ cần xem lại nghiệp của bản thân mình, nghiệp của gia đình mình, những người có liên quan trực tiếp tới đứa bé trong lục thân. Tức là những việc làm, thái độ sống của ông bà nội ngoại, cha mẹ ruột, anh chị em của đứa trẻ. Nếu họ có thái độ sống bất thiện, thường làm các việc dữ, thì đứa trẻ đó sẽ rất khó nuôi, thường hay bệnh.
Một trường hợp khác đứa trẻ là con cầu khấn ở các nơi tâm linh mà có, thì hiển nhiên nó sẽ có xu hướng thích tu tập, ăn chay, thích an lạc và thanh tịnh. Thế nên nếu nó bị sống trong môi trường có nhiều điều bất thiện, ăn mạng chúng sinh thì nó sẽ hay khóc, khó nuôi và hay bệnh, có khi nơi nó sinh sống thường diễn ra các ác nghiệp nặng nề thì nó sẽ chết yểu vì năng lượng tiêu cực nơi đó nó chịu không nổi.
Chung quy lại vẫn là muốn con cháu trong nhà được mạnh khỏe thì ngoài việc quan tâm sức khỏe của con cháu, cần quán chiếu lại bản thân về thói quen sinh hoạt và thái độ sống của chính mình, người thân của trẻ để từ đó có sự thay đổi, sửa mình sống sao lương thiện hơn thì bé tự nhiên khỏe mạnh. Nếu có cúng căn thì có thể cúng mâm cơm chay giản đơn, ít hoa quả, nhang đèn là được. Tuyệt đối không đốt giấy tiền vàng mã, không sát sinh hại vật.
Tam Giới Toàn Thư – 1755813001277928
Bạn đọc comment:
Ngọc Hân Thật sự rất giống mình từ nhỏ nghe kể lại mình rất khó nuôi rồi càng lớn lại càng thích đi chùa nghe những gì về giảng đạo Phật
Nguyễn Lành Nam Mô A Di Đà Phật Cám ơn Sư Huynh chỉ dạy!!!
Từ nhỏ muội cũng hay bệnh tật – ông nội thấy vậy đặt cho muội một cái tên để muội được dễ nuôi hơn (chó con) – và sau đó muội có bệnh thì cũng có thể tạm lướt qua được!!!
Kator Thanh Ở Em thì thói quen được “gửi” cho một ông Thầy cho đến 12 tuổi “nhận” về lại. Trong thời gian đó ốm đau bệnh tật chỉ cần đốt 1 lá Bùa và uống luôn sát tro là ngày sau khỏi.
Duy nhất có 1 lần bị nặng nhập viện không khỏi phải đi nhờ ông Thầy đó về lễ người và cúng góc bên ngoài phía sau nhà một ít nội tạng sống cho Ụ Gò Mối thì hết
TGTT là em đã từng nhờ cúng ở u gò mối đó hả?
Kator Thanh gia đình em nhờ cúng để khỏi bệnh ạ.
em còn một chuyện đụng chạm mà đến bây giờ khi về ở nhà trên 2 tuần là bị đổ bệnh, đi ở nơi khác chẳng bao giờ bị. Mà đi viện cũng không trị hết được
Xin phép cho Em hỏi tại sao mình không cúng giấy tiền vàng mã vào ngày 15 và 30 hàng tháng thì sao ạ
TGTT Xem bài này em nhé: Cúng tế phẩm vật đốt giấy tiền vàng mã
Bùi Hồng Ngọc Cho em hỏi cúng động thổ có phải mê tín ko? Nếu ko phải thì nên cúng thế nào cho đúng ạ?
TGTT Xem bài này em nhé: Cúng động thổ trước khi xây cất
Tam Ho
Giáo lý một chuyện nhưng quan trọng nhất căn tánh của mình…phải biết thực tại thân tâm mình…để mình tu tập….hiệu chỉnh cho phù hợp….