Tết Đoan Dương
Muốn sống an lạc phải thông thái thuận theo tự nhiên, theo tiết khí, mùa vụ. Cư dân chủng Mongoloid phương nam có tiết Đoan Dương nhưng mỗi dân tộc cách riêng mà đặc sắc nhất, hấp dẫn nhất là phong tục của người Việt.
Theo lý học Đông phương thì hỏa khí dương tính của trời đất rất vượng vào ngày mồng 5 tháng 5 tính theo chu kỳ mặt trăng. Dương hỏa quá vượng không có lợi cho sức khỏe, tổn hại cho gan, cho mắt, cho da, cho thần kinh… bởi vậy cần phải chú ý và áp dụng một số mẹo và người Việt dùng rất nhiều mẹo để “mở/đoan” làm giảm tác hại của dương hỏa quá vượng.
Trước hết là cúng dường. Người Việt cúng to vì mồng 5 tháng 5 còn là ngày giỗ Quốc Mẫu, người Việt đã nằm lòng:
“Tháng 5 ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.”
Giỗ Quốc Mẫu đã có triều đình và quan nơi có miếu thờ lo, trong phạm vi gia đình thì cúng dường Ngọc Hoàng Thượng Đế và các vị Thiên ở ban ngoài trời hay cây hương lộ thiên [tùy gia đình] và cúng gia tiên ở ban thờ trong nhà. Hái lá thuốc vào giờ Ngọ, cúng vào giờ Ngọ, tháng 5 là tháng Ngọ nên Đoan Dương còn gọi là Đoan Ngọ. Trong dân gian còn có tích về Đôi Truân là cụ già không biết từ đâu tới, đã bày cho dân lập đàn cúng chay để trừ dịch bệnh sâu hại.
Về mùa vụ, lúc này đã gặt lúa chiêm, có gạo mới lại dồi dào hoa trái như vải, roi, sấu, mận, chuối, ổi, mít; hoa sen, nguyệt quế, nhài, sói, mẫu đơn, móng rồng, hoàng lan, ngọc lan, sử quân tử, dành dành… các nữ chủ nhân thỏa sức bày biện. Nhà bác học Lê Quý Đôn cho rằng người Việt thường giao tiếp với người Chiêm Thành nên di thực giống lúa chịu khí hậu khô ra Bắc gieo cấy vào mùa đông xuân ít mưa, chín về mùa hè gọi là chiêm, nên mừng tết Đoan Dương cũng là mừng mùa vụ.
Phẩm vật hiến cúng phong phú nhưng có thứ đặc biệt chỉ trong dịp oi bức này là cơm rượu [còn gọi là rượu nếp cái], không phải nước rượu chưng cất nồng độ cồn cao mà là cơm nếp ủ lên men nhẹ, trẻ em cũng ăn được, mẹ sữa, thai phụ cũng ăn được, hỗn hợp bao gồm các vi sinh vật như nấm mốc, nấm men, vi khuẩn – thực chất là một thứ lợi khuẩn hữu cơ để chữa một số bệnh đường ruột và tăng khả năng hấp thu thực phẩm. Mỗi lần nghĩ tới món rượu nếp cái là tôi xúc động trước minh triết Việt. Mùa hè, khả năng tiêu hóa của con người kém nhất, người Việt đã dùng cơm rượu để hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng lợi khuẩn ruột.
Mâm cúng Thiên dâng đồ chay: đĩa hoa, trái cây, nước sạch, xôi, trà, bánh kẹo sản vật địa phương… Mâm cúng gia tiên tùy gia cảnh nhưng thường có bánh gio, cơm rượu, bánh khúc, bánh trôi nước [còn gọi là bánh trôi nam bộ]. Miền trung có vịt.
Ngoài việc cúng và ăn cơm rượu còn nhiều tục lệ khác rất thú vị. Hồi tôi còn nhỏ vẫn thấy nhuộm móng tay, treo lá thuốc làm bùa trừ tà ở cửa nhà, đeo bùa hạt mùi, bôi vôi cho trẻ con, tắm lá, nhưng rất nhiều tục khác đã mai một do chiến tranh, do không biết trân trọng bảo tồn văn hóa truyền thống.
Có một thanh niên người Pháp rất trẻ là Henri Joseph Oger [1885-1936] đã sưu tầm, viết, vẽ 4.200 tranh như một bánh khoa toàn thư về văn minh Việt, bản thảo đã trình toàn quyền Đông Dương Albert Pierre Sarraut và xuất bản năm 1908. “Technique du peuple Annamite” mô tả nhiều phong tục Đoan Dương của người Việt mà nay đã thất truyền như:
* Xâu lỗ tai cho trẻ con để đánh dấu sự trưởng thành.
* Đóng kịch đánh cây để kích thích nó ra trái gọi là khảo cây. Một bé trai trèo lên cây đóng vai thần cây, một người lớn đứng dưới dùng gậy hoặc hung khí giả vờ chặt và dọa, cậu bé trên cây giả vờ sợ và van lạy xin tha mạng, hứa sẽ ra trái. Các cây mít chậm có quả là bị “khảo”.
* Thu hoạch thảo dược vào buổi trưa.
* Mặc áo dấu, xin của nhà chùa hay các pháp sư.
* Đổ bệnh cho cây, một hình thức hút thanh điển từ cây để hóa giải bệnh do hỏa khí quá vượng.
* Đi sêu nhà thầy và cha mẹ vợ tương lai.
* Đeo bùa, buộc chỉ ngũ sắc.
Nhìn cách người Việt hưởng tết Đoan Dương thì biết rằng không phải du nhập Hán, dân Hán thì dịp này kỷ niệm chính trị gia Khuất Nguyên người nước Sở với lễ hội chèo thuyền.
Bạn đọc comment:
Minh Hieu
Bài viết giá trị quá ạ. Xin chân thành cảm ơn cô, có những thông tin mà em chưa bao giờ đọc được ở đâu.
Grace Nguyen
Ngày xưa, sáng sớm các cụ nhà em cho con ăn chút cơm rượu, hay quả vải, mận gọi là thụ lộc để giết sâu bọ. Và như vậy phải dâng cúng sáng sớm.
Nguyễn Trung Hiếu
Hiểu thêm về 5.5 âm. Thanks e Tú. Ng nước ngoài bỏ công vẽ hơn 4000 bức tranh về dân tộc khác thật đáng khâm phục
Luu Ba Hung
Đọc truyện Quê nhà của Tô Hoài cũng có đoạn tả tục ăn ngày Tết Đoan Ngọ rất hay. Cháu xin phép chia sẻ ạ.
Nguyễn Hà
Hàng năm, cứ đến ngày Tết Đoan ngọ bà nội cháu lại ủ cơm rượu nếp, sáng sớm bố cháu bế em trai cho mười ngón tay lên mái ngói bếp để không bị xước móng rô. Cả nhà ăn sáng với cơm rượu nếp, quả mận, vải. Bữa trưa thì ăn bún với thịt vịt xáo măng. Nhiều năm đã qua kể từ ngày bà già yếu đã không còn ai trong nhà ủ cơm rượu nữa. Bây giờ chợ bán đủ thứ nhưng không có cơm rượu ngon như hồi cháu còn bé nữa. Cảm ơn cô đã chia sẻ những kiến thức rất thú vị ạ!
Nguyễn Thị Phương Dung
Cháu cảm ơn cô vì bài viết! Trẻ con bây giờ rất nên đọc để hiểu hơn về văn hoá Việt!
Xin phép cô cho cháu chia sẻ ạ!
Duyên Híp
Ôi hồi bé em suốt ngày bị trèo lên cây mít để anh chị ở dưới tra khảo. Vừa nói vừa cười xong lúc mít ra quả thì cũng “cười” (nứt toác).
Chij Bé
Trò khảo cây giờ không thấy ai làm. Nhưng mẹ cháu có kể lại chuyện: có bà kia nhờ thằng bé hàng xóm trèo lên làm thần cây để bà ý ở dưới khảo. Nhưng vì bà này không quý cháu nên thằng bé để thù trong bụng. Bà ý gõ cây rồi hỏi sang năm có ra quả không? Thằng bé trả lời không ra, không ra. Bà hỏi quả có to, ngọt không? Thằng bé trả lời vừa bé vừa thối.
Huỳnh Duy Đạt
Ở quê con trưa mùng 5 là mẹ bà đi hái lá thảo dược về làm trà. Cắt dành dành… trẻ con trước 11h đứa nào sài ghẻ là cho tắm vs thằn lằn. Vì tới giờ ngọ là thằn lằn sẽ trốn hết không tìm thấy. Trưa cả xóm xúm nhau lại, sẽ có một người biết làm lá thuốc nhỏ vào miệng bắt sâu răng cho cả xóm. Bắt ra mấy sợi nhỏ lí rí luôn cô ạ.
Rồi nấu chè kê… đọc bài của cô nhớ lại sao yêu quê hương quá ❤️
Nguyễn Xuân Tâm
Huỳnh Duy Đạt dành dành là cây gì vậy chị .
Cho em hỏi đổ bệnh chao cây thì mình làm như thế nào ạ .
Mình bắt thằn lằn trước đêm m4 có đc k ạ.con e ghẻ quá trời .tắm vs thằn lằn là m thả thằn lằn vào nước ạ
Huỳnh Duy Đạt
Tắm là mình bắt thả vào thau nc đó chị. Mà hôm nay sợ tìm k ra nữa.
Đổ bệnh cho cây ngoài em lại làm khác. Cắt một cành có sâu xuống đúng giờ trưa thôi.
Cây dành dành hay còn gọi rành rành. Làm chổi quét ngoài quê ah chị. Kết hợp 5 loại lá nữa nấu nc uống mùa hè.
Nguyên Lam
Quá tuyệt vời ạ, cảm ơn cô đã trân trọng, giữ gìn và chia sẻ những văn hóa truyền thống thuần Việt như thế này. Hồn dân tộc sẽ không mất khi luôn được trân trọng và truyền đạt tới thế hệ sau.
Phương Hoa Đào
Hay quá chị. Em xin đc chia sẻ. Từ trước tới giờ ngày 5 – 5 em chỉ được biết gọi là ngày giết sâu bọ và phải cúng thật sớm, sau đó thụ lộc ngay khi còn đói bụng, mà đồ lễ toàn rượu nếp, mận xót ruột lắm c à
Diện Chẩn Yên Bái
Đọc bài này cháu mới hiểu rõ hơn về Tết Đoan Ngọ. Cảm ơn cô ạ! Cháu xin phép chia sẻ bài này ạ.
Nguyen Vo Hung Huy
Cháu xin phải được share ah. Cảm ơn cô khai trí cho mọi người ah
Vietha Do
Trân quý những hiểu biết, trải nghiệm của cô.
Vui Nguyen
Nghe Cô kể mà cháu lại thấy rộn ràng, nhiều năm về trước, tối mồng 4 chúng cháu sẽ được đi hái lá móng, giã nát và người lớn giúp đắp lên từng ngón tay, chân, lấy lá bọc bên ngoài rồi buộc lại, đêm nằm ngủ phải nằm im không được cử động để lá khỏi tuột. Sáng hôm sau dậy cởi ra xem màu nhuộm móng tay, chân có đậm và đẹp không!
Màu nhuộm lá móng đó tự nhiên và mát mắt hơn bất cứ loại sơn móng đắt tiền bây giờ.
Bà nội cháu ủ cơm rượu và nấu chè rất ngon, chè gạo tẻ với nếp trộn ,đỗ xanh xay vỡ bằng cái cối đá. Nấu chín là bà cháu cầm cả bánh mật mía thái từng lát nhỏ vào nghe xào xạo.
Bà còn cho gừng nên ăn rất thơm.
Cháu cảm ơn Cô đã kể cho chúng cháu nghe truyện xưa ạ.
Huong Trinh
Cháu cảm ơn cô ạ! Rượu nếp là một loại men tiêu hoá tự nhiên bởi các lợi khuẩn trong đó. Hơn nữa, rượu nếp được lên men từ gạo còn nguyên cám nên nhiều xơ và tốt cho tiêu hoá. Ngày bà Nội cháu ốm, ngày nào bà cháu cũng ăn một chút và vì vậy tuy nằm một chỗ nhưng đi ngoài rất đều đặn và tốt nữa ạ.

Thưa cô, vì sao cúng chúng sinh phải cúng mặn? Cháu nói mẹ cúng chay nhưng mẹ nhất quyết ko chịu.
Liên Hương Lena Đỗ Thị Kim Lan
Tôi cúng chay, nhưng hôm đó đi mua cháo họ chỉ có cháo sườn nên đành mua.
Đỗ Thị Kim Lan cháu hiểu rồi ạ
Mi Le
Cô ơi, thức ăn và lễ vật của mâm cúng nào thì mình được phép dùng lại, mâm nào thì ko nên dùng lại sau khi cúng ạ?
Liên Hương Lena Mi Le Cúng thí thực ở bên ngoài nhà cho các vãng vong thì cúng xong bỏ không ăn.
Mai Nguyen Cô cho con hỏi vì sao lại cần sắp 3 mâm cúng ạ. Con cảm ơn cô.
Liên Hương Lena Mai Nguyen
Gia đình tôi thờ theo ngôi thứ:
* Ngôi chư Phật là các Đấng đã thoát luân hồi.
* Ngôi chư Thiên là chúng sinh đang hưởng phước các cõi Trời nhưng hết phước báu, dù là 36 triệu năm sẽ phải luân hồi.
* Hội đồng gia tiên là chư linh có liên kết tần số ADN.
Ngoài ra còn cúng thí thực ở bên ngoài nhà cho các vãng vong khu vực đó. Rất đông.
Dang Nguyen
Từ “cúng”, có nghĩa là gì vậy ạ? Tại sao phải cúng?
Không cúng thì sao ạ?
Liên Hương Lena bạn xem lại bài CHUYỆN THỜ CÚNG