Cúng cô hồn
Cúng cô hồn (cúng các bác, cô bác) là việc mà rất nhiều người làm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được cách thức cúng sao cho đúng phương pháp.
Cúng sao để cho cô hồn ăn được, cúng sao cho có phước, cúng sao để có thể hóa giải ân oán hận thù với những cô hồn mà quá khứ ta từng có ân oán với nhau,…v..v…
Nói chung là có rất nhiều vấn đề trong đó cũng rất rắc rối, mà chỉ những người trong chuyên môn mới hiểu hết được.
Khi ta cúng thì cúng cho các loại như ma, qủy, cô hồn, hay thậm chí các con thú. Các con vật khi mất vẫn vào cõi siêu hình, chúng cũng đói khổ, rồi cũng vất va vất vưỡng vì thiếu phước.
Cô hồn là gì?
Cô hồn chính là những hồn ma cô đơn, cô độc, sống đói khổ, thiếu phước. Những người này ít được gia đình cúng kiến, thờ phụng, cũng không ai quan tâm hay để ý đến.
Vì khi sống họ thường không tu, không tạo phước, lúc sống rất quậy, họ không tin nhân quả, không tin tội phước, rồi sống càng, sống ác.
Ác chưa đủ nặng để vào địa ngục, nhưng phước báu suy giảm nặng nên khi thọ thân cô hồn họ rất đói khổ, thân tướng do tâm xấu nên biến dạng ra hình thù rất xấu.
Nên nhiều người thấy sợ là vậy, vì tướng do tâm sinh.
Họ sống vất vưởng ở đầu đường, góc chợ, bụi cây, rừng cây, nhà hoang, một số có phước hơn mới vào được trong nhà ở, còn số khác kém phước thì sống vất va vất vưỡng, không có nhà, không có nơi ở cố định.
Nhưng cũng lẩn khuất xung quanh con người chúng ta, chứ không phải ở đâu xa.
Khi cúng họ hưởng được không?
Cũng có thể hưởng được hoặc không hưởng được, tùy từng trường hợp cúng cụ thể.
Yếu tố nào quyết định sự thành công của buổi cúng?
Là yếu tố người cúng là ai. Là người đạo đức hay không.
Những người có trì giới, tâm đạo đức rất hoàn hảo cộng với sự chú nguyện khi cúng. Sẽ giúp cô hồn ăn no và no lâu, quyết định sự thành công của buổi cúng.
Tại sao nên cúng chay, không nên cúng mặn?
Nhiều người không hiểu, cứ nghĩ khi sống họ ăn gì thì khi mất cúng cái đó, nghĩ vậy là không đúng.
Vào cõi siêu hình khác xa so với khi ta sống ở thế gian.
Sở dĩ họ bị rơi vào cõi ngạ qủy, cô hồn là do khi sống họ tạo tội ít tạo phước. Tâm họ không tu dưỡng, tâm rất nặng tham, sân, si, và chấp thủ, tà kiến….
Họ đã có tội nặng rồi, nay nếu cúng ta giết heo, gà, bò, chó,….để làm thịt cúng tế cho họ.
Thì theo Quí Vị tội này ai lãnh?
Rõ ràng là họ càng tiếp tục chồng chất thêm tội. Mà tội càng nặng, thì cảnh giới sẽ bị rơi xuống càng thấp, sự đói khổ và đọa lạc sẽ gia tăng.
Lúc này việc cúng dần trở nên giảm tác dụng.
Khi cúng tâm người cúng nghĩ tưởng thế nào, vái van ra sao?
Cái sức tưởng cực kì quan trọng khi cúng.
Tâm người cúng càng đạo đức thánh thiện thì khi cúng cô hồn cảm nhận được sự mát mẽ, no ấm, dễ chịu.
Cộng với lúc cúng, người cúng dùng thần chú biến thủy (biến nước), biến thực (biến thức ăn). Nên làm cho thức ăn, cúng có một chén cơm nhưng biến ra cả ngàn chén cơm,… Nên cô hồn sẽ ăn đủ và no.
Ở những đàn tràng cúng chẩn tế lớn, Vị chủ lễ trước khi cúng đều mời Chư Hộ Pháp về để sắp xếp quản lý cô hồn, giúp họ giữ trật tự, quy tắc, quy cũ như không tranh giành khi ăn, không đánh nhau,…v.v…
Và khi cúng phải đọc tụng kinh nữa thì rất tốt, như kinh cầu siêu, hay các sám văn cúng thí thực,….
Một điều cuối cùng hỗ trợ rất tốt để người thân ta mất hay các cô hồn lẫn khuất được no đủ là ta phải nên đi làm phước, có thể bỏ tiền để đi làm từ thiện hay đi cúng dường, phóng sinh…
Lấy công đức đó hồi hướng ngược lại cho họ. Họ sẽ tức khắc được no đủ, lại có quần áo mặc, cũng như có nơi tốt để ở.
Trên đây tôi đã nói sơ lược về việc cúng thí thực, cũng như về cõi giới ngạ qủy.
Mong rằng Quí Vị sẽ hiểu, mà thực hiện đúng, làm đúng thì cả hai sẽ được lợi lạc.
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Nên cúng cô hồn vào ngày nào?
Đó là câu hỏi mà tôi thấy cũng có nhiều Vị băn khoăn, thắc mắc.
Ngày nay có nhiều người hay cúng cô hồn các bác vào ngày 14 âm lịch hay 16 âm lịch, mà không cúng vào ngày rằm 15 âm.
Vậy có nên hay không? Và nên cúng vào ngày nào là tốt nhất?
Bản thân tôi trước đây khi mới tu cũng thường theo Thầy tôi đi cúng.
Thầy tôi là một người có đức rất lớn, nên khi đi cúng thường được rất nhiều sự cảm ứng.
Có hôm khi cúng xong mà tối đó về các cô hồn về báo trong giấc ngủ củaThầy để cảm ơn về buổi cúng, vì họ đã được ăn rất no và đầy đủ.
Và sau nhiều năm đi phụ cúng với Thầy, tôi cũng có chút kinh nghiệm trong việc cúng.
Với câu hỏi ở trên là:
Nên cúng cô hồn vào ngày nào, giờ nào?
Thì tôi khuyên Quý Vị như sau :
Chúng ta có thể cúng vào bất cứ ngày nào trong tháng, ngày nào cúng cũng được.
Nhiều Vị hay có thói quen nữa tháng vào ngày rằm hay ngày mùng một cúng, thì cũng tốt chứ không sao cả, vì nó như một ngày cố định để nhắc Quý Vị nhớ cúng mà không bị quên.
Còn về giờ cúng thì nên cúng vào giờ nào?
Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều hay đêm tối?
Thời gian ban ngày (thuộc dương) được tính từ 12h đêm đến 11h 59 phút, 59 giây trưa.
Thời gian ban đêm (thuộc âm) được tính từ 12h trưa đến 11h 59 phút 59 giây của đêm .
Căn cứ vào mốc thời gian này, ta thấy sau 12 giờ trưa kéo dài đến gần 12 h đêm là thời gian cúng tốt nhất cho người âm.
Tôi thấy Thầy tôi hay cúng vào lúc 4, 5 giờ chiều tối, và tôi cũng cảm nhận khoảng thời gian này cúng sẽ rất tốt.
Và tiếp theo :
- Nên chuẩn bị đồ cúng như thế nào?
- Tâm niệm, tư tưởng khi cúng ra sao?
- Đọc kinh, đọc chú gì khi cúng?
- Khi cúng chỉ vái chút mà không đọc kinh thì có được hay không?
………..
Đây là những vấn đề rất dài và chuyên sâu, Quý Vị cần phải học và tìm hiểu thêm nhiều,
chứ không thể nói một vài lời mà hết được.
Hiểu biết rõ ràng, tường tận thì việc cúng mới đem lại hiệu quả và đạt được những lợi ích tốt nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –
Cúng Thí Thực Cô Hồn
Có phải Cô Hồn chỉ xuất hiện vào các ngày đặc biệt như mùng 2, mùng 16 nên mình mới cần phải cúng ?
Ở Việt Nam và Trung Hoa, dân gian thường hay cúng thí thực cho Cô Hồn vào các ngày âm lịch như mùng 1, 2, 15, 16. Do quan niệm dân gian nghĩ rằng 4 ngày kể trên là các ngày đặc biệt, âm linh thường đi ra đường nhiều nên cúng để không bị họ quậy phá.
Việc này không đúng.
Vì âm linh lang thang khắp nơi, ngày nào cũng vậy, chẳng riêng biệt ngày nào họ đi ít, ngày nào họ đi nhiều. Người nào có điều kiện thuận lợi, thực tâm nghĩ đến Cô Hồn, thương xót, muốn bố thí để an ủi phần nào những đau khổ bi thương của họ và gieo duyên lành thì mỗi ngày đều nên cúng thí thực, giản tiện thôi không cần cầu kỳ lễ vật chi nhiều.
Việc này mỗi ngày một ít, cũng là công phu thiện hành. Chỉ cần thực tâm gieo duyên lành, thuần túy quan tâm và chia sẻ đến các Cô Hồn, chẳng mong cầu phước báo đến với mình, chẳng nghĩ rằng mình đang làm việc thí thực là đang tích phước, thì phước báo ấy chẳng thể nghĩ bàn. Đời sống của người đó tự nhiên được an lạc.
Người cúng thí thực nếu tâm tình không thực sự quan tâm đến Cô Hồn, mà là sự mong cầu đổi chác, cúng để được buôn may bán đắt, thì chỉ chiêu cảm thêm những âm linh có lòng tham, ích kỷ giống mình đến gần mình. Cuộc sống người ấy cũng dễ xảy ra thêm nhiều việc không hay do các âm linh bất thiện ở gần mình quá nhiều.
Cúng thí thực là điều tốt, khi thực sự người làm việc ấy có tâm tình thương cảm, quan tâm đến các Cô Hồn lang thang vất vưởng. Chỉ cần một trong các món như chén nước, chén trà, nén hương, ít bánh hay chén cháo trắng cũng là quý báu. Người cúng thí thực bày đầy bàn những món ngon vật lạ, mà lòng chẳng thực nghĩ đến việc bố thí, chỉ mong được phước báo về mình thì vô nghĩa lắm vậy.
Việc cúng thí thực càng giản đơn mộc mạc càng tốt, để tránh vướng vào nghiệp hoang phí. Chỉ nên cúng đồ chay, hoa quả, bánh ngọt, trà nước nhẹ nhàng. Không nên cúng heo quay, thịt cá các loại… không nên dính vào sát nghiệp.
Vì âm linh chỉ cảm nhận tâm tình quan tâm của người cúng, rồi họ thấy an lạc, Các vật thực, đồ cúng sau khi cúng xong thì có thể cho các con vật khác dùng cũng được. Chỉ tránh việc bị bụi hay tàn nhang vấy bẩn thì gạt bỏ phần ấy ra,
[fb_vid id=”3122737561326920″]TGTT
Hỏi đáp về việc cúng thí thực cho chư linh
1. Cúng thí thực như thế nào thì đúng cách và hợp lý
Cúng thí thực đơn giản là mình quan tâm đến sự đói khổ cô đơn của chư linh nên mình có chút thức ăn gì mình cũng có thể san sẻ bằng cách hướng tâm nghĩ tới chư linh đói khổ và muốn chia sẻ với họ thức ăn thức uống của mình.
Nên cúng đồ chay, thức ăn uống thanh tịnh để tránh tối đa việc tạo thêm nghiệp bất thiện khi làm hại mạng căn chúng sinh để làm thức ăn.
Cúng trái cây, trà, cháo trắng, bánh ngọt ăn nhẹ là những lựa chọn được gợi ý về thức ăn thanh tịnh.
Có thể dùng các loại lương khô làm sẵn như bột ngũ cốc, các loại hạt rang, các loại bánh mứt, mì gói, cháo gói… nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn.
2. Thức ăn uống đã cúng chư linh rồi người sống có ăn được không?
Ăn được bình thường vì chư linh chỉ tiếp nhận năng lượng cảm ứng, thí thực từ tâm tưởng của chúng ta. Họ hoàn toàn không dùng bất kì thứ gì từ các vật phẩm được bày cúng.
3. Cúng nhiều cho họ thì họ có theo mình không?
Tùy người, họ thích thì họ sẽ theo, không thích thì thôi. Thích ở đây là có sự hạp năng lượng, tính cách, cách nghĩ, cách hành động và thái độ sống giữa đời. Thường thì họ theo với tinh thần trợ duyên giúp đỡ, kiểu bạn bè do người ta cúng thí thực thì họ biết ơn nên sẽ tìm cách cảm ơn nếu có theo.
4. Âm linh cũng có người này người khác, vậy có người xấu theo muốn hại mình thì sao?
Chuyện này khó thể xảy ra nếu không muốn nói rằng không bao giờ xảy ra đối với việc cúng thí thực một cách thuần túy mà không vọng cầu danh lợi hay bất kì điều gì khác. Giữa người cúng và âm linh là mối quan hệ cho và nhận chớ không phải trao đổi qua lại kiểu trả giá lẫn nhau nên ai không thích mình muốn hại mình thì tự nhiên họ không thể tiếp cận mình và làm bậy do ở đâu cũng có các vị Chánh Thần bảo hộ sự bình yên lẽ vận hành Thiên Đạo.
Có chăng âm linh theo tương tác mang tính tiêu cực, hay muốn làm hại một ai đó thì giữa người ấy và âm linh đó có các oan khiên nghiệp chướng nhất định. Âm linh được quyền đòi nợ với người mắc nợ mình, lúc đó chư vị Chánh Thần không can thiệp. Còn việc cúng thí thực với tâm tình quan tâm, muốn san sẻ cho chư linh không cảm thấy cô đơn đói khổ thì chắc chắn không có chuyện bị theo ám hại bởi vì đã cúng cho họ.
Cúng thí thực cho cô hồn, các bác thì họ sẽ đi theo mình như vậy có tốt hay không ?
Như vừa rồi có cô Phật tử kia, cúng xong có em bé 12 tuổi đi theo về nhà.
Hay trước đây một người bạn cùng tu với tôi, người này cũng đã có gia đình, nhưng lúc đó chưa có con.
Sau buổi cúng thì tối hôm đó, người bạn tôi nằm ngủ mơ thấy vài em bé trong nghĩa trang hài nhi, các bé nói như sau :
” Ông muốn chúng tôi làm con ông không ? “
Người bạn tôi đáp trong mơ luôn :
” Không được, vì các con chưa xứng đáng “.
Thế là các bé ra đi.
Nói chung thì về cảnh giới ngạ quỷ cũng vô cùng phức tạp, có rất nhiều thành phần trong ấy.
Người tốt cũng có, mà người xấu cũng rất nhiều.
Do đó, nếu các vị cúng mà không biết cách cúng hay chưa có đức tu, tâm còn nhiều vọng tưởng, bất an…. thì việc cúng cũng không hiệu quả lắm.
Nên làm cái gì cũng thế thôi, ngay cả việc làm từ thiện cũng vậy, làm đúng cách thì mới cho kết quả tốt, còn làm không đúng cách, thì sẽ xảy ra việc tranh giành, ẩu đả, đánh nhau, thậm chí một số còn tham lam muốn lấy cắp của người bố thí,…..
Và trong cõi siêu hình cũng vậy thôi.
Nhưng tôi nghĩ nếu các vị cúng với tâm chân thành, vì lòng từ bi thương tưởng họ đói khổ, cúng nhưng lòng không mong cầu sự phù hộ gì hết, và có kết hợp với đọc kinh cúng thí,….
Thì mọi thứ sẽ ổn thôi…
Họ có theo các vị đi nữa, cũng chỉ theo phù hộ thôi, chứ không có phá gì đâu.
Cô hồn, các bác họ ăn bằng cách nào ?
Nhiều người không hiểu cứ nghĩ rằng họ không có thân, nhưng thật ra thì họ vẫn có một cái thân, nhưng chúng ở dạng siêu mịn mà thôi.
Trong bốn dạng ăn, thì cô hồn thuộc dạng xúc thực, nghĩa là họ chỉ cần chạm vào, tiếp xúc với thức ăn là no, chứ không cần phải nhai rồi tiêu hóa như con người chúng ta.
Tại sao một số người sau khi cúng xong, ăn xong rồi mà vẫn còn bị đói tiếp ?
Có 2 cách giải thích :
- Một là : Người cúng không biết cúng.
- Hai là : Nghiệp của người mất quá nặng, nên bị chiêu cảm của quả báo phải đói liên tục.
Trước đây tôi có biết trường hợp của một bà cô ở Nha trang, bà này khi sống hay giả làm người ăn xin, để xin tiền khách du lịch….
Xin tiền xong bà về làm gì ?
Bà ăn tiêu rồi đánh bài, ghi số đề…..
Sau khi bà chết đi bị đoạ làm kiếp ngạ quỷ.
Lúc đó Sư phụ tôi cùng một số Vị Thầy có giới đức nhưng cúng bà vẫn không ăn no được.
Đây gọi là do sự chiêu cảm của quả báo, nên phải bị như vậy.
Ngoài việc cúng thí thực, còn có cách nào khác để làm cho người thân đã mất được no đủ hay không ?
Câu trả lời là có.
Đó là việc làm phước, rồi hồi hướng cho họ.
Vẫn còn rất nhiều vấn đề về việc cúng, nếu quý vị nào có thắc mắc thì có thể hỏi thêm ở dưới.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày
Xem thêm:
- Cúng vong linh-cô hồn-ngạ quỷ có phải là của đạo Phật?
- Thức ăn sau khi cúng có nên ăn hay không?
- Nghi thức cúng Thí Thực Cô Hồn
- Có nên đi cúng-cầu thần tài hay không?
- Có nên đi cúng sao giải hạn hay không?
- Thờ cúng Ngài Địa Tạng có phải vong theo không?
Những câu chuyện kể
Sự xuất hiện của những vị khách lạ
Mỗi lần khi đi cúng thí thực cùng Sư Phụ là mỗi cơ hội để tôi học thêm nhiều điều mới, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong tu hành.
Câu chuyện hôm nay tôi sẽ kể đến cũng là câu chuyện mà tôi biết được từ những buổi cúng như vậy.
Vào một dịp cúng mãn tang người chồng của một Cô trong đạo tràng nơi tôi tu.
Hôm đó tôi, cùng một số huynh đệ đến đó để phụ sắp xếp trưng bày thức ăn, cũng như chuẩn bị mọi thứ để cúng.
Bước vào buổi cúng thí thực, sau khi đốt hương xong, Sư Phụ Ngài dâng hương và chú nguyện để mời các hương linh về ăn buổi cúng cơm.
Lúc Ngài nhiếp tâm thỉnh mời, cũng như quán tưởng thức ăn, lúc đó là Ngài đang đọc câu thần chú biến thủy biến thực (biến nước, biến thức ăn).
Khi đang nhiếp tâm vậy, bất ngờ Ngài thấy lãng vãng trước mặt mình trong buổi cúng lại có những Vị khách lạ.
Những Vị khách này là ai?
Sau cuối buổi cúng tôi nghe Sư Phụ kể, những Vị khách này là người lính phương tây (hình như là Mỹ, hay Pháp gì đó).
Sau khi Ngài hỏi người Cô chủ nhà thì cô nói:
Đúng rồi. Tòa nhà này xây lâu rồi, xây vào thời kì chiến tranh giữa Mỹ và nước ta, và tòa nhà này trước đây lính Mỹ từng ở. Tuy giờ có tu bổ, sửa chữa lại, nhưng nền móng, phần gốc, khung nhà vẫn là căn nhà của thời xưa đó. Và trong những người lính khi xưa ấy, một số cũng đã mất ở tại nơi này.
Qua câu chuyện này cho ta rất nhiều bài học là:
Một người sau khi chết rồi, nếu họ rơi vào cảnh ngạ qủy thì cũng rất khó mà đi đầu thai thành người trở lại.
Nhiều người họ sống trong ấy cả 50, 70, 100 năm lẫn quẩn đói khát mà vẫn chưa đủ duyên đi đầu thai.
Và một điều nữa là tại sao người lính phương tây như đã đề cập ở trên.
Tại sao sau khi mất đi, họ không thể bay về nước họ để sống mà lại còn lẫn quẩn nơi căn nhà ấy và vẫn còn ở trên đất nước ta, mặt dù chiến tranh đã kết thúc lâu rồi?
Vấn đề này ta có thể lý giải như sau:
- Quí Vị biết, trong nhiều cái chết khác nhau của mỗi người.
- Có người chết sông, chết biển thì ở dưới nước làm ma gia.
- Người mất vì tai nạn giao thông thì cứ đứng canh tại nơi mất đó hoài mà không đi đâu được.
- Người mất trong rừng, trên núi, hang động… thì cũng ở cố định nơi đó.
- Người mất trong căn nhà trọ, trong bể bơi,… thì cũng lẫn quẩn xung quanh đó.
- ….v…..v….
Vậy vì lý do gì mà họ không đi đâu khác được?
Những trường hợp này cũng giống như trường hợp của người lính mà tôi đã đề cập ở trên.
Vì con người ta khi còn sống hoặc sau khi chết đều bị trói buộc bởi ba yếu tố chính là bởi phước, bởi nghiệp, và bởi tâm đắm chấp.
Bị trói buộc bởi phước thì thế nào ?
Đa phần những người đã sinh vào cõi ngạ quỉ là đều thiếu phước, vì khi còn sống họ đã ăn, đã tiêu tốn quá nhiều phước (sự thể hiện của phước lúc sống là tiền bạc, tài sản).
Khi hết phước nên sẽ mất tự do, bị trói buộc, giới hạn sự di chuyển.
Ví dụ như khi còn sống, Quí Vị là người nghèo khó thì đâu có tiền mà đi qua Mỹ, qua Úc, qua Nga,…được. Vì bữa ăn mỗi ngày còn thiếu, nói gì đến được đi nhiều nơi.
Ở đây là do Quí Vị bị giới hạn bởi cái phước. (Tiền chính là bề nổi, là sự thể hiện của phước).
Bị trói buộc bởi nghiệp thì thế nào?
Một người đã thiếu phước rồi mà lại thêm khi sống lại tạo nhiều cái nghiệp ở tù nữa như :
Nuôi chó, xích chó, cột chó.
Nuôi gà, nhốt gà, cột gà.
Nuôi cá cảnh, nuôi tôm, cá lồng bè.
Nuôi chim cảnh, nhốt chim.
……..v…v……
Tất cả những nghiệp nuôi nhốt động vật hữu tình thì đều chiêu cảm quả báo ở tù, cũng như vào cõi siêu hình không đi đâu được.
Bị trói buộc bởi tâm đắm chấp thì thế nào ?
Ví dụ:
Một người lính chết vì một phát đạn của đối thủ.
Sau khi chết, thần thức thoát ra trong một trạng thái tâm đầy sân giận, đầy sự đau khổ phẫn nộ và muốn báo thù.
Chính cái tâm chấp này tạo nên sự trói buộc
(vì muốn báo thù nên sẽ bám theo suốt mà trả thù, nên hình thành sợi dây vô hình cột trói ).
Hoặc ví dụ khác :
Khi một người giàu có, nhiều quyền lực và của cải. Bất ngờ họ đột ngột mất đi, do tai biến chẳng hạn.
Vì đang hạnh phúc, đang quyền lực mà ra đi bất ngờ nên họ sẽ phát sinh tâm tham luyến cùng cực.
Chính cái tâm tham luyến đã tạo nên sự trói buộc.
Từ những ví dụ này, nên Quí Vị sẽ dần hiểu được là tại sao Phật dạy là hãy nên tu để giải thoát là vậy.
Vì giải thoát chính là trái ngược lại với sự trói buộc mất tự do.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Một việc nên làm vào dịp cuối năm
Theo Quý Vị thì có một việc mà gần cuối năm người tu tại gia không nên quên, đó là việc gì?
Theo tôi nghĩ sẽ có nhiều việc, trong đó có một việc là “Cúng Thí Thực” cho người đã khuất.
Hình ảnh bên dưới đó là hình tôi chụp lại của buổi cúng ngoài biển trên đảo Phú Quốc vào chiều nay.
Mới đó, mà gần năm năm tôi sống trên đảo, và cũng đã bốn cái tết rồi tôi đón tết xa nhà.
Tôi nhớ năm đầu tiên ra đảo, ngày gần tết tôi làm theo việc mà Thầy tôi hay làm vào dịp cuối năm, đó là cúng thí thực cho cô hồn (hồn ma cô đơn).
Rồi những năm sau đó, tôi để ý cứ gần tết là thường có các cô hồn trên đảo hay xuất hiện trong giấc ngủ và xin tôi cúng cho họ ăn.
Năm nay mặc dù họ không xin, nhưng gần cuối năm tôi có cảm giác áy náy, sẵn có ít tiền, thế là hôm nay tôi cúng luôn.
Chiều hôm nay khi đang đi mua đồ cúng, tôi cảm giác mọi thứ rất thuận duyên và vui vẻ, lòng hoan hỷ.
Không hiểu sao chiều hôm nay tôi xuống chợ, dạo mua mà gặp rất nhiều người quen, có nhiều người cả năm rồi không gặp, thế mà lại gặp. (Những lần xuống chợ trước đây tôi thấy khó mà gặp người quen ).
Tôi nghĩ cũng lạ thật “Trước giờ ra biển cúng mà sao gặp toàn người quen không ta”.
Gần tết là dịp mà mọi người con xa gần đều tụ hội và nhà về quê để đoàn tụ, vui tết sum vầy ấm cúng hạnh phúc cùng gia đình, họ hàng.
Thế nhưng ở trong cõi siêu hình thì các cô hồn lại đang cô đơn, buồn tủi, đói khổ.
Đói ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa là đói về thể xác và đói về tình yêu thương, sự quan tâm.
Vì một khi đã mất đi rồi, thì con người ta sẽ dần dần bị xã hội quên đi, dần dần chìm trong quên lãng, và rồi thời gian qua đi sẽ chẳng còn ai biết đến trước đây chúng ta đã từng có mặt và tồn tại trên cõi đời. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời cũng buồn.
Do vậy, với mỗi chúng ta khi còn sống và vào dịp cuối năm vui tết này, Quý Vị có thể dành ra một buổi để sắm sửa ít cơm chay và tự cúng cho người đã mất, mời họ đến ăn.
Nghi thức cúng thí thực:
Quý Vị có thể mua quyển kinh cúng thí thực cô hồn, hoặc lên mạng tìm rồi ghi lại và đọc khi cúng.
Chú ý:
Khi cúng là vì lòng từ bi, thương chúng sinh đói khổ mà cúng từ thiện cho họ ăn, chứ không được xin phù hộ làm ăn này nọ.
Và khi cúng tâm tưởng cần quán, nghĩ tưởng ra thật nhiều thức ăn, và nước mát.
Giúp ăn vào sẽ no và no lâu, thân tâm được an lạc.
Đồ cúng cơ bản phải có :
Bánh, cơm canh chay, mía, khoai lang, cháo loãng không bỏ muối, trái cây, hoa quả, nhiều nước lọc,…
Trước ngày cúng người cúng nên ăn chay khoảng 3 ngày để thân tâm được thanh tịnh.
Nếu Quý Vị làm đúng cách, cúng như tôi nói trên thì sẽ được rất nhiều phước báu, may mắn, và các chúng sinh trong cõi siêu hình sẽ rất quý mến, gia hộ cho Quý Vị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
CsNH
Các tìm kiếm liên quan đến cúng cô hồn
- Cách cúng cô hồn đúng
- Cách cúng cô hồn trong nhà
- Bàn thờ cúng cô hồn
- Mâm cúng cô hồn đơn giản
- Có nên cúng cô hồn hàng tháng không
- Mâm cúng cô hồn mùng 1 2 14 15 16
- Văn khấn cúng cô hồn
- Đồ cúng cô hồn có ăn được không
- Văn khấn – Văn cúng thí thực cô hồn
- Nghi thức – Khoa cúng thí thực cô hồn
- Tụng kinh cúng cô hồn
- Bài cúng thí thực cô hồn tại gia
- Công phu chiều Mông Sơn thí thực
- Tiểu Mông Sơn thí thực
Bạn đọc comment:
Khanh Huyen Con mấy năm nay chiều 30 tết là thương tương chúng sinh đói khổ nên con cúng.
Sam Ken Cách đây mấy năm, con cứ cúng thí thực mỗi tháng 1 lần. Con cúng ở trong cổng nhà, rồi mở cổng để đón chúng sinh. Con đọc theo bài cúng trong Chư kinh nhật tụng.
Nhưng sau có người bảo con là : cúng chúng sinh sợ lắm, mình ko phải là thầy, mời người ta đến , sau ko đuổi được đi.
Sau đó con ko dám cúng nữa.
Nhưng con có 1 tật, xuất hiện 5,6 năm nay, đó là thèm ăn gạo sống và bột sắn sống, tinh bột nghệ.
Con ko hiểu sao lại thế!
Cư Sĩ Nhuận Hòa cúng đúng pháp thì tăng phước, không tội.
Thèm ăn mấy đồ sống vậy đây là nghiệp không tốt, con nên sám hối và đoạn dần.
Sam Ken Cư Sĩ Nhuận Hòa A Di Đà Phật
Thánh Thuỷ Bài viết rất hay.
Thầy cho con hỏi:
1. Con là con gái, lại yếu vía và chưa ck. Con bày mâm sắp cơm ra cúng như thế lỡ người ta theo con thì sao. Có nguy hiểm ko ạ
2. Nếu con gởi kinh phí để đến thời nào đó thầy cúng, cho đồ ăn dc nhìu hơn và tươm tất hơn có dc ko ạ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Thánh Thuỷ phải học cách cúng cơ bản, biết cách cúng thì sẽ ko sao con.
Gửi tiền cho ta cúng dùm cũng được, nhưng mỗi năm ta chỉ có cúng 1 hoặc 2 lần thôi con.
Hang Nguyen A mi đà phât … xin chân thành cảm ơn thầy vì bài viết quá hay và ý nghĩa …bài này có chú biến thưc chân ngôn nam mô tát phạ đát tha nga đá phạ rô chỉ đế án tam bạt ra tam bat ra hồng .
Đọc 7 lần sẽ biến ra rất nhìu đồ ăn
Chuc Huynh Con ở phòng trọ muốn cúng. Xin thầy chỉ cho cách. Với lại dọn ra bàn cúng cần bao nhiêu chén thưa thầy. Xin hoan hỷ chỉ cho con với ạ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Chuc Huynh nhà gần biển ko con.
Chuc Huynh Cư Sĩ Nhuận Hòa dạ không. Con ở nhà trọ thôi thầy
Quỳnh Quỳnh Nhi Dạ vậy cúng cơm chay với bánh mình có được ăn ko thầy ???
Thuong Tu Dạ con cảm ơn thím đã chia sẻ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Thuong Tu ta là nam mà.
Thuong Tu Cư Sĩ Nhuận Hòa dạ con cảm ơn Thầy đã chia sẻ ạ. Có gì không phải mong thầy đại xá
Trung Pham Đinh Đức Phật dạy phước ai lấy hưởng nghiệp nghiệp ai lấy mang. Mỗi chúng sanh đều có nghiệp của họ. Sao không tạo công đức để sau đạng nhờ . Nam mô ta bà dáo chủ bổn sư thích ca mâu Ni Phật.
Nguyễn Việt Anh Sư huynh cho đệ hỏi , mình làm như vậy mặc dù không vì mình mà vì người đã khuất , cũng không mang tâm cầu đắc hay gì nhưng cũng là từ hành động mang nghiệp lành thì như vậy các vong linh thọ thực sẽ cũng từ đó mà mang ơn hoặc kết duyên với mình dù tốt hay không thì cũng là tạo nghiệp (lành) , thì như vậy lại tiếp tục cuốn vào lục đạo sinh tử, luân hồi, nhân quả như vậy thì làm sao được giải thoát, xin sư huynh từ bi giảng giải cho sự thắc mắc nông cạn này ạ , Mô Phật !
Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyễn Việt Anh kết duyên lành không có nghĩa là kết ràng buộc.
Ràng buộc tạo nên kiếp luân hồi bởi tham ái dục, cùng các tâm chấp, sự dính mắc của chúng sinh vào các pháp.
Như chấp sắc thân này là ta, tâm này là ta, cõi giới này của ta, hay nhỏ hơn gia đình này là của ta, tài sản này là của ta, vợ là của ta, con là của ta,……
Khi tâm có sự chấp, tức đã tạo sự trói buộc ta vào vòng luân hồi sinh tử.
Còn cúng thí là hành động của từ bi, làm mà tâm không mong cầu hay dính mắc, vậy sự cột trói trụ nơi đâu mà có luân hồi.
Vàng Sen Dạ A Di đà Phật nam mô hoan hỉ Tạng Bồ Tát Ma ha tát Tác đại chứng minh ạ. Cảm ơn tấm lòng từ bi của con Phật các cs sẽ rất hoan hỉ vì được no đủ ạ.
Xuyên Phạm Con ở phòng trọ muốn cúng. Xin thầy chỉ cho cách. Với lại dọn ra bàn cúng cần bao nhiêu chén thưa thầy. Xin hoan hỷ chỉ cho con với ạ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Xuyên Phạm bao nhiêu đồ ăn thì có bấy nhiêu đồ đựng con.
Chén bát chỉ là vật để chứa, không quan trọng điều này.
Quan trọng ở cách cúng và người có đức, tâm thanh tịnh, có sức định khi cúng.
Mai Chung Tuyêt Mai Nam mô a di đà phật cầu xin cho những linh hồn sớm được siêu thoát
Ngọc Mai Nam mô A Di Đà Phật xin phép thầy con xin copy để chia sẻ với mọi người ạ. Nam mô Hoan Hỷ Tang Bồ Tat
Huê Lê Cho con được hỏi: khi hồi hướng công đức cho người thân với số lượng từ 5,6 người vừa mất vài tháng có ,1 năm, rồi 2đến 5 năm trước vậy phải cần đọc tên họ , tuổi hay ngày mất… Như thế nào cho đúng để hương linh cảm nhận được ạ! ?
Xin cảm ơn rất nhiều!!!
nếu hồi hướng theo nghi thức trong kinh đầy đủ thì nên đọc đầy đủ, còn nếu hồi hướng nhanh vắn tắt thì tâm mình hướng về người đó tác ý hồi hướng là xong, nhưng nếu nêu tên ra thì càng tốt.
Huê Lê Dạ con cám ơn nhiều ạ! Còn sẽ chọn cách hồi hướng nhanh (tác ý và kèm theo độc tên ) cho mổi ngày .
Pham Dongvan Cung xong co ăn duoc ko hay bo
Cúng cho người thân ở nhà thì ăn cũng đc, còn cúng cô hồn thì ăn ít thôi
Cường Vé Số Xin cho con hỏi mình nên cúng chay hay mặn, có cần phải đốt giấy tiền vàng mã không ạ
Cúng chay, không vàng mã.
Dương Thị Bích Trang cho con hỏi: vậy thức ăn cúng xong thì nên làm gì là tốt nhất ? Và vì cô hồn ở dạng siêu mịn vậy bánh kẹo ta cúng có cần phải bóc giấy gói hoặc lá đùm không ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa khỏi bóc cũng được. Thức ăn sau khi cúng mang về cho heo hay cho các con vật ăn, có ăn thì ăn ít thôi, hoặc chia cho nhiều người ăn
Dương Thị Bích Trang Cho con hỏi thêm: thế có người cúng cô hồn trên tầng hai có đc ko ạ và cúng cháo, muối gạo xong thì có nên đổ ra đường không?
Cư Sĩ Nhuận Hòa nếu ko có không gian dưới tầng trệt, thì cúng tầng hai cũng tạm đc, nhưng phải mở cửa, vì nhiều khi họ không vào đc, cúng xong muối gạo ko nên đổ ra đường, tìm góc nào đất trống ko người thì đổ vào.
Dương Thị Bích Trang dạ, con cảm ơn Thầy nhiều
Nguyên Vân Nhàn Cho hỏi cúng thí thực ở ngoài sân nhưng đóng cửa cổng. Cửa cổng làm sắt thưa thôi, vậy cô hồn có vào ăn được không thưa thầy?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyên Vân Nhàn mở cửa cổng luôn.
Ngo Thi Kim Hoa Nam mô A Di Đà Phật con xin tri ân công đức của Thầy đã mở mang hiểu biết cho chúng con ạ
Ngô Trung Kiên Dạ ngạ quỷ ăn bằng ngửi mùi hương mới đúng chứ sao lại là xúc giác a , thưa cư sĩ
Cư Sĩ Nhuận Hòa Trong bốn dạng ăn của chúng sinh là Đoạn thực, xúc thực, tư thực, và thức thực. Ta chưa nghe ngửi thực.