CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA CON BÂY GIỜ CHÍNH LÀ ĐẠI GIÁC NGỘ
Một học trò hỏi:
– Con nghĩ giác ngộ là khi một người nhận ra người đó luôn là Biết và không còn quên sự thật đó nữa. Nhưng con cũng học là ‘nhận ra’ hay ‘lúc nào cũng nhớ’ chỉ là nội dung của Biết, hiện ra và biến mất trong không gian của Biết, trong khi Biết thực sự – giác ngộ thực sự luôn ở đây. Cho nên con không thể hợp lý hóa được giác ngộ, nó có vẻ vô lý với con. Làm thế nào để giải thích ‘thời điểm’ một người chuyển hóa từ vô minh thành giác ngộ?
Thầy Trong Suốt:
1- KHÔNG THỂ HỢP LÝ HÓA SỰ GIÁC NGỘ
– Thứ nhất con đang nói ở góc độ của cái ‘tôi’, ‘tôi là thân tâm này’. Góc độ của tôi là góc độ tin vào suy nghĩ.
Khi con tin ‘tôi tu’, ‘tôi chứng’, con đang tin vào nội dung suy nghĩ. Nhưng thực ra, cái đấy chỉ có trong suy nghĩ thôi. Con nhìn mà xem: ‘tôi’ nằm ở đâu trước mặt? Tu hành nằm đâu? Không thấy nhưng mà vẫn có cái ‘tôi tu hành’.
Suy nghĩ phải hợp lý hóa mô hình giác ngộ, phải hợp lý hóa thế giới này. Nó phải cho giác ngộ vào một mô hình nào đó mà nó có thể nắm bắt được, phân tích được, hiểu được.
Những bậc giác ngộ là phiên bản ‘hợp lý hóa’ của suy nghĩ. Suy nghĩ tin rằng có thời gian, tin rằng có tôi thế nên có một mô hình giác ngộ như con đang tin là Đức Phật: đầu tiên là vô minh, sau đó ngồi thiền dưới cây bồ đề, sau đó giác ngộ và không bao giờ quên nữa. Nhưng con nhìn thử vào cái đấy xem có phải chỉ là nội dung của suy nghĩ không? Khi con ngồi đây, con có nhìn thấy Đức Phật không? Có số điện thoại không? Thế tại sao con lại tin có Đức Phật sinh năm bao nhiêu, giác ngộ năm bao nhiêu? Đấy có phải là toàn nói về nội dung suy nghĩ không?
Như vậy, ‘sự tu hành’ và ‘sự giác ngộ’ có thật không, hay chỉ là nội dung suy nghĩ? Muốn có ‘tu hành’ thì phải có suy nghĩ, nhưng con nhìn xung quanh đây thì làm gì có ‘tu hành’, làm gì có ‘giác ngộ’.
Khi con đã tin vào một mô hình rằng có ‘tôi’, có ‘tu hành’, có ‘giác ngộ’ thì con cần một sự hợp lý, bởi suy nghĩ hợp lý hóa: tôi sinh ra, tôi vô minh, tôi trưởng thành, tôi hiểu ra, tôi giác ngộ, tôi không quên nữa. Mô hình đó nằm trong suy nghĩ.
Nhưng trong thực tế, không thể có ai đi tu, không thể có ai giác ngộ, không thể có sự nhớ, sự quên. Trong kinh Kim Cương, Đức Phật còn giảng không có người giác ngộ. Không có ‘người’, không có ‘sự giác ngộ’ mà lâu nay con tưởng. Cái đấy chỉ là mô hình suy nghĩ để hợp lý hóa thôi.
Cho nên , ‘tôi tu’, ‘tôi vô minh’, ‘tôi giác ngộ’ đều không có thật, chỉ là tưởng tượng. Con đang tưởng tượng, mà con còn muốn nó hợp lý. Khó quá!
2- ĐÃ LÀ TƯỞNG TƯỢNG, SAO CẦN PHẢI HỢP LÝ?
Ví dụ, hãy thử tưởng tượng con đi bộ một bước từ hôm nay về ngày hôm qua. Tưởng tượng xong rồi, làm thế nào con có thể hợp lý hóa nó?
Thậm chí, nếu tưởng tượng thêm: ‘Nếu về ngày hôm qua thay đổi con, thì có con ngày hôm nay không?’ Hợp lý hóa thế nào bây giờ? Con có thể tưởng tượng một cánh cửa thời gian nào đó. Nhưng nếu: ‘Liệu quay ngược thời gian giết người trong quá khứ đi, thì còn có người để dùng cánh cửa thời gian nữa không?” Hại não chưa?
Bởi vậy, con tưởng tượng một người giác ngộ thì dễ. Nhưng con tưởng tượng tiến trình giác ngộ thì rất khó. Mâu thuẫn của con rất dễ lý giải: tưởng tượng ra thì dễ, hợp lý hóa nó thì khó!
Con có thể hợp lý bằng đọc hết sách vở nhà Phật: tu hành ba a tăng tì kiếp thế nào, đoạn trừ từng phần vô minh thế nào. Nhưng nếu con nhận ra: đấy chỉ là tưởng tượng thì xong luôn. Nó không cần hợp lý! Đã tưởng tượng, sao cần phải hợp lý?
3- MỘT THẾ GIỚI MỚI
Nếu con thấy rằng thế giới này chỉ là tưởng tượng, hay là biểu diễn của Biết, con cần gì nó phải hợp lý nữa? Biết chiếu ra cảnh đấy, thế thôi, giống như xem phim, cần gì phải hợp lý – cứ xem thế thôi!
Tất nhiên điều này chống lại hoàn toàn tất cả các quan điểm của suy nghĩ, vì suy nghĩ phải liên hệ, phải logic, từ A phải suy ra B chứ. Làm sao cứ thế thôi được?
‘Cứ thế thôi’ là cảnh giới ngoài suy nghĩ rồi. Như như đấy!
Khi con học về Biết, con bắt đầu mở ra cánh cửa cho những sự kiện bất hợp lý trong đời, cho những việc tự nó thế thôi. Khi con đồng ý rằng chuyện đó xảy ra chẳng có lý do gì hết, thì con bắt đầu chuyển sang một thế giới khác, một thế giới mà con không thêm suy nghĩ vào nó nữa – thế nào cũng được. Một thế giới mới.
Sự biểu diễn của Biết rất là rộng mở. Biết có thể biểu diễn bất cứ điều gì, không cần lý do. Mọi lý do đều do tâm trí bịa vào. Cho nên con có thể hoàn toàn tự tin rằng con có thể ngộ bất kì lúc nào cũng được! Chẳng cần lý do gì. Ngộ là ngộ, hết!
4- HÓA RA ĐÃ NGỘ TỪ LÂU RỒI
Khi mình ngộ, mình nhận ra hóa ra mình đã ngộ từ lâu rồi.
‘Đùng ngộ’ nghĩa là mình chợt nhận ra mình là ai, không phải đùng một cái, mình nhận ra mình là cái gì đó khác. Khi mình tưởng mình chưa giác ngộ, thì mình đã ngộ từ lâu rồi. Chưa giác ngộ chính là chân giác ngộ!
Ngay bây giờ khi con tưởng con là thân tâm này chưa giác ngộ, con đã là Biết, và con đã ngộ từ lâu rồi.
Tất nhiên, con phải định nghĩa lại thế nào là giác ngộ:
Nếu con định nghĩa giác ngộ là “lúc nào cũng nhớ”, thì sai bét rồi! Với định nghĩa đó, làm sao con đang ngộ được?
Khi con đang định nghĩa như vậy, con đang đặt mình vào một tình thế cực kì nguy hiểm mong manh, bởi con đang muốn đạt được một thành tựu rất vô thường.
Đặt mình vào tình thế ấy thì lúc nào cũng cảm thấy có một khoảng cách với sự thật, lúc nào cũng thấy mình cố một bước nữa, với một tí gì đó nữa thì mình sẽ ‘lúc nào cũng nhớ’.
Nhưng nếu con đặt con vào vị thế con luôn là Biết, lúc nào cũng đang ngộ, thì chợt toàn bộ câu chuyện ‘lúc nào cũng nhớ’ và ‘lúc nào cũng quên’ chẳng còn ý nghĩa luôn. ‘Giác ngộ’ rất có ý nghĩa với cái tôi. Cái tôi khổ sở mới khao khát ‘lúc nào cũng nhớ’, bởi nó muốn sướng, muốn thoát được khổ, muốn đặc biệt, nên nó mới khao khát một thứ vô thường thế chứ?
Nhưng cái Biết, con tưởng tượng đi, có khao khát ‘lúc nào cũng nhớ’ không? Cái Biết biểu diễn cả thế giới này, sao lại khao khát một trạng thái vô thường nào?
Sự thay đổi lớn không phải đến từ con đạt được cái này cái kia, mà khi con nhận ra con là ai. Khi đó, con tự nhiên mất luôn cái khao khát con đạt được cái này cái kia.
Nếu con nhận ra con là ai càng rõ ràng, càng xác quyết, con sẽ thấy cuộc sống hàng ngày của con bây giờ chính là đại giác ngộ. Cuộc sống bây giờ hàng ngày của con có vô minh đến mấy đi nữa, thì nó vẫn là đại giác ngộ. Con không còn cầu ‘tiểu giác ngộ’, có sinh có diệt nữa. Nếu con biết con là một thứ không thay đổi, luôn tỏa sáng rực rỡ, con cần gì phải cầu một trạng thái lúc nào cũng nhớ nữa?
Đấy là tại sao Đại Toàn Thiện nói là không cần phải giác ngộ nữa, bởi vì đây đã là Phổ Hiền rồi, đã là tuyệt vời rồi.
5- BIẾT CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA NÓ BẰNG CÁCH CHIẾU RA NHỮNG ĐIỀU KÌ DIỆU.
Khả năng đáp ứng của Biết rất kì diệu. Nếu con khao khát trạng thái ‘không bao giờ quên’ Biết có thể biểu diễn ra như vậy luôn, cho kinh. Thế mới là kì diệu chứ. Những điều kì diệu chứng minh sự tồn tại của Biết. Biết có khả năng biểu diễn muôn vàn phẩm tính, có thể biểu diễn ra Phật cũng được và biểu diễn ra kẻ giết người hàng loạt cũng được. Nếu Biết không biểu diễn ra được bất kì điều gì, có phải khả năng biểu diễn của Biết bị yếu đi không?
Mọi chuyện sẽ thay đổi khi con nhận ra con là ai. Trước đấy, thế giới của con rất là mâu thuẫn. Sau thời điểm đấy, mâu thuẫn thế nào cũng được, bởi nó chỉ là trò của suy nghĩ thôi.
Suy cho cùng, con thấy mâu thuẫn vì con tin ‘tôi là thân tâm này, đi tu và thân tâm này một ngày sẽ hết khổ’. Con cần phải đổi hẳn cả mô hình của con.
(Trích bài nói chuyện “Biết bồng bềnh hay Biết bận bịu”, Hà Nội, ngày 16/10/2021)
YOUR ORDINARY LIFE HERE AND NOW IS THE GRAND ENLIGHTENMENT
YOU CANNOT RATIONALIZE ENLIGHTENMENT
A student asked:
I thought enlightenment is when a person realizes he has always been Awareness and no longer forgets that truth. But I also learnt that ‘realization’ or ‘remembering’ are just contents of Awareness which appear and vanish in the space of Awareness, while true Awareness – true enlightenment – is always here.
Because of that, I couldn’t rationalize enlightenment at all: it seems like a paradox to me. How to explain the ‘transformation moment’ from an ignorant one to an enlightened one?
Trong Suot:
Firstly: THE PERSPECTIVE OF AN ‘I’ IS THE PERSPECTIVE WHERE YOU STILL BELIEVE IN THOUGHT
You are speaking from the perspective of an ‘I’:
‘I am this body & mind’. From this perspective, you believe in thought.
When you believe ‘I practice’ ‘I realize’, you believe in the contents of thought. Yet, these descriptions just lie only in thought! Look with your own eyes: Where is the ‘I’? Where is the ‘practice’? You can’t see them with your eyes, but there is still the ‘I practice’ in your mind.
The mind must rationalize enlightenment, just like how it rationalizes everything in this world. It must box enlightenment in some certain model that it can grasp, analyze and comprehend.
Enlightened ones are ‘rationalized’ versions for the mind. The mind believes time exists and there is an ‘I’, so there is an enlightenment model that you are believing in – the Buddha: he was initially ignorant, then he meditated under the bodhi tree, then he became enlightened and never forgot. But look directly at that story: isn’t that just the contents of thought? When you sit here, do you see the Buddha with your own eyes? Do you have his phone number? (everyone laugh) So why do you believe that the Buddha was born in this certain year, and became enlightened in that certain year? Isn’t all of that just your thoughts?
So, do ‘practice’, or ‘enlightenment’ exist in reality, or are they just contents of thought? For ‘practice’ to exist, there must be thought. But if you look around, there is no such thing as ‘practice’! There is no such thing as ‘enlightenment’!
Once you believe in a model that has ‘I’, ‘practice’ and ‘enlightenment’, then you need a rationalizing process, as the mind’s habit is to rationalize: I am born, I am ignorant, I grow up, I realize, I become enlightened, I no longer forget. That model lies in thought!
But in reality, there can’t exist any person who practices, there can’t exist any person who becomes enlightened, there can’t exist ‘remembering’ and ‘forgetting’. In the Diamond Sutra, the Buddha teaches that there is no enlightened person. There is no ‘person’ or ‘enlightenment’ that you mistakenly thought about: that is just a rationalized model.
Therefore, all the ‘I practice’ ‘I am ignorant’ ‘I am enlightened’ do not exist in reality. They are just your own imagination! You are imagining, and now you want to make your imagination rational? How challenging!
Secondly: IF IT’S JUST IMAGINATION, WHY MUST IT BE RATIONAL?
For example, try to imagine that you take one step from today to yesterday. Once you have imagined that, how can you rationalize that?
If you imagine further: ‘If I went back to yesterday and changed my yesterday self, would my today self still exist?’ How can you rationalize that? You can imagine a special time portal. But if: ‘If I went back to yesterday and killed my yesterday self, then would there be any today self to use the time portal?’ Has that racked your brain?
So, you can easily imagine an enlightened one. But it would be very difficult to imagine the ‘enlightening process’! Your paradox is easy to explain: imagining is easy, rationalizing imagination is difficult!
You can rationalize by reading all Buddhist books: practicing for million lives, how one removes ignorance part by part… But if you realize: this is just imagination, then that’s done! If this is just imagination, why must it be rational?
Thirdly: “A NEW WORLD”
If you see that this world is just imagination, or the performance of Awareness, you no longer need to rationalize it. Awareness performs that scene, simply, like a movie. It doesn’t need to be rational – you just simply watch!
Of course, this attitude is against all viewpoints of thought, as thought must connect, relate, rationalize: A must be followed by B. How could it be ‘just simply is”?
“Just simply is” is the realm outside thought. That’s Suchness!
When you practice Awareness, you begin to open the door for unreasonable events in life. You let events simply happen. Once you agree that this event happens without any reason, you begin to transition into a new world, a world where you do not add extra thoughts to phenomena – whatever happens is ok.
The display of Awareness is very open. It can perform anything whatsoever without a reason. All reasons are fabricated by the mind. So you can be completely confident that you can become enlightened at any moment! No reason. Enlightenment is enlightenment – that’s all there is to it.
Fourthly: ONCE YOU ARE ENLIGHTENED, YOU REALIZE YOU HAVE ALWAYS BEEN ENLIGHTENED.
‘Sudden enlightenment’ means that you suddenly realize what you are. It’s not that you suddenly realize you are something else. When you think you are not enlightened, you have always been enlightened. Being not enlightened is being truly enlightened.
Right now, when you mistakenly believe you are this unenlightened body & mind, you are already Awareness, and you have always been enlightened.
Of course, you have to redefine what enlightenment is:
If you define enlightenment as “always remember”, that’s egregiously wrong. With that definition, how can you always be enlightened?
When you define enlightenment that way, you are putting yourself in a very precarious situation, because you are wanting to achieve an impermanent result. In that situation, you always feel there is a gap to the truth, always feel you need to try another step, reach a little further so as to ‘always remember’.
But if you put yourself in the situation where you are always Awareness, always enlightened, suddenly the whole story of ‘remembering’ and ‘forgetting’ becomes meaningless. ‘Enlightenment’ is only valuable to the ego. Only the suffering ego longs to ‘always remember’, because it wants to feel blissful, wants to escape suffering, wants to become special. So it desires that impermanent thing!
But, try to imagine, does Awareness desire to ‘always remember’? Awareness displays the whole world, why does it long for any impermanent state?
The great change happens not from when you achieve this or that, but when you realize what you are. At that moment, you naturally lose the desire to achieve this or that thing.
The more clearly and resolutely you realize who you are, you will see your ordinary life here and now is the grand enlightenment. No matter how ignorant your everyday life is, it still is the grand enlightenment. You no longer look for the ‘little enlightenment’ that has a beginning and an end. If you realize you are this unchanging Awareness that is always radiating brightly, why must you look for a state of ‘always remembering’?
That’s why Dzogchen states that there is no need for enlightenment, as this world is already universally perfect, universally wonderful.
Fifthly: AWARENESS PROVES ITS PRESENCE BY DISPLAYING MIRACULOUS THINGS
Awareness’s responsiveness is very magical: if you desire for a state of ‘always remembering’, Awareness can display that state, just to amaze you! That’s how miraculous it is. Miraculous things and events prove the presence of Awareness. Awareness can display myriads of qualities: it can both display a Buddha and a serial killer. If Awareness is not able to manifest anything, wouldn’t that make its ability weaker?
Everything will change once you realize what you are. Before that, your world is full of contradictions. After that moment, any contradictions are okay, as they are just the game of the mind.
After all, you see a paradox because you believe ‘you are this body & mind that practices, and one day will no longer suffer’. You need to change your whole model.
Trong Suot
(Quoted from the talk “The restful Awareness, or the hectic Awareness?”, Hanoi, 16 Oct 2021. Translated by Duc Doan)
Xem thêm :