Chúa & Khoa học – Cuộc thảo luận “nảy lửa” của thiên tài Einstein thời sinh viên
(The conversation about God and science)
Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không?
Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.
Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa?
Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư.
Giáo sư: Thế Chúa có tốt không?
Sinh viên: Vâng có chứ.
Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không?
Sinh viên: Vâng.
Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào?
(Cậu sinh viên im lặng)
Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không? Bắt đầu lại nào cậu trẻ. Chúa có tốt không?
Sinh viên: Thưa có.
Giáo sư: Thế quỷ sa tăng có tốt không?
Sinh viên: Không.
Giáo sư: Thế sa tăng từ đâu mà ra?
Sinh viên: Từ … Chúa …
Giáo sư: Đúng vậy. Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không?
Sinh viên: Có.
Giáo sư: Thế ai tạo ra cái ác?
(Cậu sinh viên không trả lời)
Giáo sư: Trên đời này có bệnh tật? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không?
Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.
Giáo sư: Vậy thì ai tạo ra những thứ đó?
(Cậu sinh viên không lên tiếng)
Giáo sư: Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vậy cậu nói thử xem, cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa?
Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.
Giáo sư: Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa?
Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.
Giáo sư: Cậu có bao giờ chạm vào Chúa, nếm được Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa?
Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư. Em e là chưa.
Giáo sư: Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa?
Sinh viên: Vâng.
Giáo sư: Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học cho thấy Chúa không tồn tại? Cậu có gì muốn nói nào?
Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Em chỉ có niềm tin của mình thôi.
Giáo sư: Đúng thế, ”niềm tin”. Đó là một vấn đề lớn của khoa học.
Sinh viên: Thưa Giáo sư, trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không?
Giáo sư: … Đúng.
Sinh viên: Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không?
Giáo sư: Có.
Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Chả có thứ gì gọi là ” Lạnh ”.
(Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến.)
Sinh viên: Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt, thậm chí nhiều Nhiệt hơn, đạt Nhiệt độ cực cao, đạt mức lửa trắng, hay chỉ có chút ít Nhiệt, hoặc không có một tí Nhiệt nào. Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C, lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối, khi mà không có một tí Nhiệt nào, nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được. Không có cái thứ gọi là “Lạnh”. Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt. Chúng ta không thể đo độ Lạnh, chỉ có thể đo Nhiệt. Nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư. Lạnh chỉ là “thiếu Nhiệt”.
(Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng.)
Sinh viên: Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư? Có thứ gì gọi là Tối không?
Giáo sư: Có chứ. Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được?
Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó. Ta có thể có Ánh Sáng yếu, Ánh Sáng thường, Ánh Sáng mạnh, Ánh chớp. Nhưng nếu không có Ánh Sáng, thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không?
Giáo sư: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ?
Sinh viên: Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót.
Giáo sư: Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem?
Sinh viên: Thưa Giáo sư, chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên, hay còn gọi là thuyết hai mặt. Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết, rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu. Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn, một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được. Thưa giáo sư, Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ là gì. Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não, đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được. Tương tự, nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó. Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống, mà chỉ là “thiếu Sự Sống”.
Do đó, có thể nói những cái ác, cái xấu xa trên thế giới này không hẳn là tồn tại. Đó chỉ là do con người đang thiếu vắng tình thương của một Đấng Tối Cao mà thôi.
Bây giờ em xin hỏi, Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không?
Giáo sư: Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế.
Sinh viên: Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa?
(Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười.)
Sinh viên: Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra, thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại. Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học, mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường?
(Xung quanh bắt đầu ồn ào.)
Sinh viên: Cho tôi hỏi, trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư?
(Cả giảng đường phá lên cười.)
Sinh viên: Có ai nghe được não của Giáo sư chưa? Có ai sờ được, cảm nhận được hay ngửi được nó chưa? Xem ra là chả có ai. Vậy, theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não. Em không có ý xúc phạm, nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa?
(Mọi người im lặng. Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được.)
Giáo sư: Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi thôi.
Sinh viên: Đấy thưa Giáo sư… Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và CHÚA chính là NIỀM TIN đấy. Và chính nhờ NIỀM TIN mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động.
Cậu sinh viên đó chính là ALBERT EINSTEIN.
– St –
Albert Einstein – Physicist, Germany, USA – as fourteen years old boy – about 1902 (Photo by ullstein bild/ullstein bild via Getty Images)
Ô-Hay.Vn St.
Bạn đọc comment:
Dương Mạnh Thái Albert Einstein không hề “nước đôi” về tôn giáo
Nhà bác học đại tài Albert Einstein, trong một lá thư sẽ được đem bán đấu giá tại London vào tuần này, đã miêu tả niềm tin vào Chúa của mình là “trò mê tín trẻ con” và cho rằng người Do Thái không phải là người được Chúa chọn.
Cha đẻ tìm ra trọng lực đã đưa ra những bình luận trên trong một lá thư trả lời một triết học gia vào năm 1954. Trước đây, Einstein nổi tiếng là người có quan điểm nước đôi về tôn giáo và quan điểm của ông đã gây ra khá nhiều tranh cãi.
Là người Do Thái, Einstein từng nói ông có sự đồng cảm lớn đối với người Do Thái. Tuy nhiên họ “có những đặc tính không khác là bao so với những người khác”.
“Từ Chúa đối với tôi không có gì ngoài sự tưởng tượng và sản phẩm của sự yếu mền của con người. Kinh thánh, tập hợp của những điều danh giá, vẫn là những truyền thuyết nguyên sơ, khá trẻ con”, đó là những gì Einstein đã viết cho triết học gia Eric Gutkind vào ngày 3/1/1954.
Lá thư được viết bằng tiếng Đức này sẽ được nhà đấu giá Bloomsbury đem ra bán đấu giá vào thứ năm tới, tại Mayfair. Đây là bức tư đã được một nhà sưu tầm tư nhân gìn giữ suốt hơn 50 năm qua.
Trong lá thư, nhà khoa học đại tài, người đã từ chối lời mời trở thành Tổng thống tứ hai của Israel, cũng phủ nhận ý kiến cho rằng người Do Thái là những người được Chúa lựa chọn. “Đối tôi, đạo Do Thái giống như các đạo khác, là hiện thân của trò mê tín trẻ con nhất”, ông viết.
“Và cộng đồng người Do Thái, người mà tôi rất vui cũng có mặt trong đó và có mối quan hệ sâu sắc về trí lực, với tôi có những đặc tính không khác gì những người khác”.
Ngoài ra, nhà bác học còn nói thêm: “Như tôi được biết, họ không nổi trội hơn so với những nhóm người khác, mặc dù họ “miễn dich” khỏi những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Vì vậy tôi không nhận thấy họ là những người được Chúa lựa chọn”.
Trước đó, nhà khoa học Einstein đã có những bình luận về tôn giáo gây khá nhiều tranh cãi. Ví dụ như “khoa học không tôn giáo như kẻ què quặt, tôn giáo không khoa học như kẻ mù lòa”.
(Phan Anh – Theo AP)
Parami Do Cảm ơn Chính Ủy Còi về tin tức mới! Mình không thích bàn về tôn giáo mà chỉ thích nói về cảm xúc của con người khi hành động mà thôi. :))
Dương Mạnh Thái mọi tôn giáo đều hướng con người ta đến “chân – thiện – mĩ”. Tôn giáo là thành tựu tinh hoa văn hóa trong suốt hàng nghìn năm hình thành và phát triển của nhân loại. Nhưng đáng tiếc là trong suốt hàng nghìn năm ấy, tôn giáo để thế quyền lấn át thần quyền, để những kẻ lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ can dự quyền lực chính trị. Chính điều này đã làm hỏng tôn chỉ “đạo – đức – nhân – nghĩa” của tôn giáo chân chính .
Parami Do Tôn giáo, thực ra chỉ là hình thức thể hiện nội tâm con người. Ngôn ngữ có ảo diệu đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ đọng lại ở một chữ, đó là ĐỨC TIN. Cái hay của câu chuyện theo mình không ở cách ngụy biện mà là ở câu trả lời của Enstein, nó cho ta hiểu được, đức tin là vũ khí tự vệ tốt nhất trên con đường khát vọng.
Ngô Hồng Minh Câu chuyện trên nếu không nhờ Enstein liệu có nổi tiếng thế không. Và người viết nên câu chuyện trên là một bậc thầy về ngôn ngữ và ngụy biện…
Parami Do Đúng là rất khó nhận xét về tôn giáo bạn Minh ạ. Với tôn giáo, mình chỉ như người hàng xóm thôi, không tín ngưỡng nhưng cũng không bao giờ nhất thiết phải phán xét bằng nhận thức bé nhỏ của mình về nó khi mà với mình, tấm lòng của những người mộ đạo chân chính luôn làm cho trái tim mình thấy rung động.
Tuan Son Dang Vu câu chuyện rất hay. Về tôn giáo thì quan điểm cá nhân của tôi (mà nhiều người sẽ không đồng tình hay cho là tôi tự tin thái quá) là tôn giáo nếu không bị méo mó và lạm dụng thì là một cái gì đó rất tốt cho những người hướng theo nó, vì bản chất của hầu hết các tôn giáo đều là hướng thiện và cho con người ta đức tin để mà sống cho tốt đẹp. Phải, đức tin là rất cần trong cuộc sống, nhưng không có nghĩa đức tin tức là tin vào một bậc thánh thần hay giáo lý nào đó cụ thể. Vì các bậc đó, các kinh, các triết lý đó là những cái chuẩn mực do những nhóm người nhất định đặt ra để giúp người ta hướng vào, không khác mấy do với các hình thức giáo dục khác nhau. Tôi thì thuộc nhóm người “không cần đến tôn giáo” vì tôi có đức tin vào cả tư duy lẫn nhân cách của bản thân, không thích sống theo những chuẩn mực do người khác đề ra cho dù những người đó có mượn danh thượng đế chăng nữa.
Cái mà bạn Minh nói chính là cái chỗ trong mỗi người đều có cái duy tâm cá nhân (chứ đừng có tưởng la thích duy vật là duy vật được), duy tâm không phải là mê tín hay tin thần thánh (như ở trường họ nhồi nhét cho lớp trẻ) mà là chúng ta thường sử mặc định tin vào những gì bộ não cảm nhận, mà cảm nhận là thông qua các giác quan. Khi ông chọn tin vào tư tưởng duy vật cũng đã là ông thông qua niềm tin do các giác quan đó. Tuy nhiên niềm tin ở khoa học khác ở tôn giáo một điều. Đó là khoa học giúp chúng ta biết và giải thích được những thứ mà giác quan không tự cảm nhận được. Bây giờ người ta đã biết khá nhiềuveef bộ não con người, về những nơi xa xôi trong vũ trụ … mà giác quan con người có cảm nhận trực tiếp được đâu, ấy thế mà vẫn có thể giải thích và chứng minh bằng những bằng chứng cụ thể. Cái đó tôn giáo không làm được. Đức tin mà tôn giáo cho con người ta là đức tin được mặc định, miễn thắc mắc.
Phung Chi Kien Tôi thèm có bản gốc quá! Đơn giản là xem cách dùng từ thôi chứ không quan trọng có thật hay không.
“…một kẻ phao tin trên giảng đường” – từ hay quá! Thể nào cũng có vài vị nhảy vào mắng tôi vì mất time tranh luận với lũ…
Nhiều người nói đó không thể là Einstein được vì ông là người Do Thái. Tôi biết ông ấy là người Do Thái chứ. Nhưng vào thời đó, nước Đức có quá nhiều người kỳ thị những người do Do Thái. Nên một thực tế khá phổ biến là người ta hay nói dối về tín ngưỡng của mình. Cậu sinh viên đó đúng là Einstein. Hơn nữa, Einstein đã từng học trường Công Giáo (tức Thiên Chúa Giáo) khi ông còn trẻ.
Dung Ngo Tìm bài tiếng Anh: The conversation about god and science
Nguyễn Hoàng Sa Phung Chi Kien
“Không thể chống lại những thằng ngu, vì chúng quá đông”!.
(Albert Einstein)
Nói thật với bạn, không bao nhiêu người hiểu được ý nghĩa và nội dung câu chuyện, nên chúng phản bác “sanh tử lửa”… Căn cứ vào ý chúng là biết trình độ chúng cỡ nào…
“Đừng bao giờ cãi nhau với mấy đứa ngu. Đầu tiên nó sẽ mang bạn xuống cấp độ ngu bằng nó, và rồi chiến thắng bạn với kinh nghiệm ngu lâu năm”… (George Bernard Shaw).
Đặng Văn Dũng Chắc là bịa!
Chủ status có nghe cậu sv này nói không?! Có nhìn thấy cậu sv này là Einstein không?! Có ngửi thấy … tóm lại, chủ thớt chỉ tin vào báo lá cải nước ngoài!
Phung Chi Kien Đặng Văn Dũng anh đọc nốt, em có Niềm Tin vào A. Einstein.
Thúy Nguyễn Đặng Văn Dũng , niêm tin la chinh
Nhan Ton Chắc người này chưa bao giờ biết “giá trị thực của lá cải”?!
Phung Chi Kien Nhan Ton anh định nghĩa thế nào là “lá cải”?
Đỗ Xuân Phương Đặng Văn Dũng bịa thì có sao đâu, miễn là nó đáng để chúng ta phải suy nghĩ về cuộc sống trong tương quan vũ trụ này. Tương tự như vậy chúng ta gọi là :kinh Phật chứ thực ra kinh Phật phần nhiều là do các thánh tăng đời sau viết chứ Đức Phật có viết kinh đâu.
Nguyễn Hoàng Sa Đỗ Xuân Phương bạn nói rất hay.
Cũng như bịa, ai cũng cho nói dối là xấu xa, nhưng đôi khi nói dối rất có ích, ngay cả trong ngành y đối với bs, người ta cho rằng đó là lời nói dối vô hại (white lie)..
Cho dù câu chuyện nầy có bịa đi nữa, (tui nói cho dù), cũng “không chết thằng Tây nào” mà trái lại nó còn đáng để cho ta suy gẫm, nghiền ngẫm… Còn có những cái bịa rất nguy hiểm gây chểt chóc, tai hại khôn lường mà không có người nhận ra được, hoặc không chịu nhận ra lại đi a dua, hùa theo mới đáng nói!…
Đặng Văn Dũng Đỗ Xuân Phương
Cái khôi hài của câu chuyện này là Einstein 14 tuổi lặp lại i chang nhận thức luận của phật giáo đi từ ngũ uẩn , lục thức … liếc qua đã thấy ảo tung chảo!
Phung Chi Kien Đặng Văn Dũng hồi xưa, khi ông Nguyễn Hoàng Phương hướng dẫn em môn học của ông, ông đã chỉ ra điều này.
Phương Tây còn một ông nữa, người nghĩ ra tập mờ trong Toán học.
Đó chính là thâm nghĩa của lẽ “Vạn pháp đồng quy”.
Đặng Văn Dũng Nhân loại đã bỏ qua lâu rồi em ơi; không phải Einstein 14 tuổi nói mà là tác giả bài báo lá cải nói!
Phung Chi Kien Vậy thì quá giỏi! Em thấy rất đáng đọc.
Đặng Văn Dũng Phung Chi Kien
Nhận thức luận phật giáo nhiều người biết; trong kinh thuộc Thượng toạ bộ có!
Đỗ Xuân Phương Đặng Văn Dũng thì Bác Hồ cũng nói lại nhiều câu của Khổng Tử đấy thôi. Vậy mà khi trích dẫn người ta vẫn cứ bảo là : Bác Hồ nói????
Phung Chi Kien Em thấy, cần chính xác là Sử và Khoa học Tự nhiên, còn Văn, Triết kiểu đóchir cần chính xác khi chuyển ngữ. Các thầy Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Hoàng Phương… luôn nhắc em nên đọc sách ngoại từ bản gốc.
Còn thưa anh @Đỗ Xuân Phương, Khổng tử nói là do đệ tử nói thế, Jesu, Shidatha… cũng vậy cả.
Nguyễn Hoàng Sa Đặng Văn Dũng
Nói vậy mà cũng nói, nói chi xa xôi, ông có nhìn thấy ông sơ, cố bà sơ, cố ông không, ông có sờ được họ và có “hử” thấy được họ hay không?!..
Vậy là chắc dạng nầy không tôn giáo, không tổ tiên rồi…
Đặng Văn Dũng Nguyễn Hoàng Sa
Không đọc bài trên à; đọc đi rồi hãy nó nhé!
Phạm Văn Khảo Quá tuyệt!
Dat Nguyen Ngoc Chuyện này tôi đã đọc rồi và cũng thích, chắc share lại lần nữa quá 🙂
Tuấn Ngọc Hoàng Chuyện này bịa mà.
Phung Chi Kien Tuấn Ngọc Hoàng thì Kinh Thánh, ngụ ngôn Aesop, Iliad, Odisey… bịa tuốt mà…
Thang Hoi Bui Minh Bịa nhưng hay, ý nghĩa
Phung Chi Kien Thang Hoi Bui Minh đừng nên đặt vấn đề bịa hay không, vì đây là bài học, không phải sử liệu.
Thang Hoi Bui Minh Phung Chi Kien tôi thấy anh nói bịa thì tôi nhắc lại thôi
Phung Chi Kien Thang Hoi Bui Minh đây là cái tư duy ngớ ngẩn, sản phẩm của mái trường XHCN.
Thang Hoi Bui Minh Phung Chi Kien ha ha ha, vui mà anh
Diễn Lê Văn Thang Hoi Bui Minh ko nên vui kiểu này nha bạn.
Thuỳ Nguyễn Em chưa kiểm chứng được câu chuyện này có thật hay không nhưng các nhà khoa học đều là bọn phản Chúa cả. Nếu coi Chúa là người trần mắt thịt thì lịch sử nhân loại không mang bao nhiêu đớn đau vì Cơ Đốc giáo đã gây ra nhân danh dị giáo.
Nhuan Truong và giờ Einstein đã biết được Trời Đất vũ trụ này do ai tạo ra
Nguyễn Ngọc Lân Ko phải người phàm đâu..
Nguyễn Văn Hùng Bịa ra thôi
Quy Vu Nguyễn Văn Hùng
Bịa mà hay để chuyển tải một vấn đề nghiêm túc mở mang thì đó là khai sáng.
Bịa là nghi ngờ rồi sinh chuyện. Nó là Truyện. Truyện bịa thực hơn sự thực diễn ra trước mắt chúng ta.
“Không có một chuyện thật nào thật bằng một truyện hư cấu”- s. Mô ôm
Truyện trên là bịa đáng yêu bạn ạ!
Hoàng Mạnh Long Kiep Cuối cùng * Niềm tin* chính là nguồn năng lượng gốc của vạn vật trong vũ trụ ! Kết nối ; thúc đẩy mọi sự chuyển động trong vũ trụ tạo ra sự sống tạo ra con người ! Vậy * Niềm tin * chính là * CHÚA * ! HAY TUYỆT VỜI !
Mac Vi Nguyen Sắc sắc không không . Sắc tất thị không , không tức thị sắc
Bình Bùi Sự việc luôn có hai mặt đối lập là do ý nghĩ mà ra. Niềm tin là do ý nghĩ mà có. Có điều niềm tin đó được củng cố theo hướng tích cực hay không tích cực mà thôi
ThuyVi Le Bình Bùi Căn bản Nhị Nguyên của khoa học hiện tại cũng gọi là “nguyên lý triệt tam” (tương lai có cái gì khác hơn nữa thì chưa rõ).
Từ cái nhỏ như số Nhị phân với 2 trạng thái ĐÓNG /MỞ đến TỒN TẠI hay KHÔNG TỒN TẠI (Shakespeare)
Nhưng đời thực nó lại như chúng ta phải vặn cái nút dò đài trong chiếc Rađiô bán dẫn (semiconductor) cơ ,một loại analog chứ không phải digital nhảy số 1 rồi 2 rồi 3 ( thực tế giữa 2 và 3 ắt còn có cái gì đó mà khi dò đài bằng cái nút vặn ta mới thấy giữa 2 con số, sự tinh chỉnh sẽ giúp tìm ra cái sát na khiến đài phát thanh được nghe rõ nhất tại điểm “chẳng có số má nào quy định được cả, mà nó cũng chẳng cố định nữa, ta cứ để nguyên nút tinh chính ấy nhưng sang hôm sau nghe nó lại rè, nó dường như cũng thay đổi theo không gian và thời gian (tương đối, tương tác nào đó) Cũng cái radio ấy, nhưng chúng ta không tinh chỉnh bằng nút vặn analog mà chỉ cần xoay nguyên cái Rađiô theo hướng nào đó, đưa lên cao hay xuống thấp là nghe đã khác nhau rồi (hay tại cái tai ta nhỉ?)
Nguyễn Đức Long Ở xứ ta mà nói tới câu thứ hai là sinh viên đó về chăn lợn vĩnh cửu , ngẫm mà buồn cho GD nước nhà !