“ĐẠI THỪA” VÀ “TIỂU THỪA” THEO PHẬT GIẢNG
(Hương Trần đăng 9/9/2015)
______________________
Thiện nam tử!
1) Đại thừa như biển lớn, Tiểu thừa như vết chân,
2) Đại thừa như núi Tu Di, Tiểu thừa như tổ kiến,
3) Đại thừa như nhật nguyệt, Tiểu thừa như ánh lòe,
4) thừa này là Đại thừa, không thể nghĩ bàn, dung nạp tất cả chúng sinh, cũng như hư không, trong tất cả mọi thừa, thừa này là bậc nhất, Đại thừa này (là vô thượng thừa), Tiểu thừa có hạn lượng, không hay độ tất cả, duy có Vô thượng thừa, độ hết thảy chúng sinh, nếu hành theo vô lượng hư không Đại thừa này, hư không không có lượng, cũng không có hình sắc, Đại thừa cũng như thế, vô lượng, vô chướng ngại, tất cả chúng sinh nhờ ở Đại thừa, hãy quan sát tướng của thừa này, quảng bác dung nạp rất nhiều, trong vô lượng kiếp nói công đức của Đại thừa và hành theo của thừa này không thể cùng tận được, tất cả trong các thừa, Đại thừa này tối thắng, chí tâm thụ Đại thừa, được tới cây Bồ đề, không ràng buộc, không chướng ngại, vô thượng thừa này, thắng tất cả hạ liệt thừa, ngồi dưới cây đạo, quan sát mười hai duyên, thương xót chúng sinh nên thuyết kinh Đại thừa, mười phương các chúng sinh, nếu tu theo Đại thừa này, cũng không tăng giảm, dung thụ như hư không, Đại thừa chẳng nghĩ bàn, thần thông đại trí tuệ, ấy thế các chúng sinh, nên huân tu tập, tất cả chúng cõi trời, thiên ma và ngoại đạo, muốn trừ phiền não buộc, hãy quy y Đại thừa, đầy đủ sáu thần thông, ba minh, ba đạt môn, có thể dẹp ma và ngoại đạo, cùng các bọn tà kiến, Đại thừa tối thiết yếu, hay phá các phiền não, đầy đủ mọi căn lành, cho nên lực Đại thừa, kỳ thực khó nghĩ bàn, tất cả thế gian pháp, cùng với pháp xuất thế, pháp hữu học, vô học, nhiếp ở trong Đại thừa.
Nếu có chúng sanh hành đạo ác, và thân gần kẻ tà kiến, ác trí thức, nên phải tránh xa ngay, quay lại quy Đại thừa.
Nếu người chẳng ham cầu học Đại thừa, chẳng có thể phá được phiền não, muốn cầu giải thoát, hãy học Đại thừa.
Nếu có đại nhân giải đại sự, nghe nói Đại thừa tâm hoan hỷ! Nên biết đó tức là người Đại thừa, được tâm vắng lặng đủ thần thông, đều bởi Đại thừa tự trang nghiêm.
Nếu có người nào hành đại hạnh, đó là không đoạn giống Tam bảo.
Nếu có người nào hướng theo pháp Đại thừa, người đó liền được vô lượng phúc, hay tới mười phương các thế giới, cúng dàng mười phương vô lượng Phật, như thế kinh Đại thừa Phương Quảng thế gian các thừa không thắng nổi, đầy đủ oai đức phá sinh tử, cho nên Đại thừa khó nghĩ bàn, được sắc lực, được tự tại, đầy đủ thành tựu pháp thân thường.
Nếu ai nương theo Đại thừa này, người đó được hưởng vô thượng lạc, xả mình đem bố thí, tu đạo từ bi, cho nên được vô thượng thừa, trì giới tinh tiến tu phạm hạnh, hay dùng thần thông che nhật nguyệt, đều bởi tu hạnh Đại thừa đã từ lâu, nên tự tâm cần tu thường tinh tiến, người đó được Đại thừa. Nếu phải vô lượng khổ não báo, tu theo Đại thừa được trừ diệt hết, nếu hay an trụ điển Đại thừa, được hưởng khoái lạc như chư Phật, đầy đủ chính niệm thường tinh tiến, được tứ như ý thần thông lực, nương theo chính pháp và chân nghĩa, giai do từ lâu tu kinh Đại thừa,
1) đầy đủ mười lực
2) 4 vô sở úy,
3) ba mươi hai tướng đẹp rất trang nghiêm,
4) kim cương tam muội
5) nhất thiết trí,
giai do từ lâu tu Đại thừa.
ĐẠI THỪA LÀ GÌ?
Đại Thừa (Mahayana) nghĩa là nhờ vào sự tu tập của các Pháp môn quảng biến nầy mà mau thành tựu hai món Phước Trí.
Sao gọi là Phước? – Đó là Thập Độ (Dasa Paramita)
Sao gọi là Trí? – Đó là Thập Địa (Dasa Bhumi)
Phước Trí viên tròn danh xưng Lưỡng Túc Tôn.
Đại Thừa (Mahayana) nghĩa là nhờ vào sự tu tập của các Pháp môn quảng biến nầy mà mau thành tựu hai món Định Huệ.
Sao gọi là Định? – Đó là Thập Định
Sao gọi là Huệ? – Đó là Bát-nhã Ba-la-mật-đa
Định Huệ song hành đến chỗ cứu cánh danh xưng Phật Thế Tôn
Kinh điển Đại Thừa thầm chỉ dẫn cảnh giới Thần Thông Bất Khả Tư Nghì (Phổ Hiền Tam Muội) và Tam Mật của Như Lai.
Ai tu theo Đại Thừa mà không biết cảnh giới Tam Muội của Không (Sunyata), Vô Tướng, Vô Nguyện, Kim Cang, Thủ Lăng Nghiêm, Phật Tánh, Sư Tử Hống, Như Huyễn, Chân Như, v.v… thì chưa phải là hành giả Đại Thừa !
Thậm thâm vi diệu
Đường ngôn ngữ dứt
Nẽo vọng lự lặng
Trăng tâm tỏa sáng
Đồng Phật dạo chơi!
Con nay đảnh lễ
Pháp bảo Đại-Thừa.
Nguyện xả thân mạng
Thủ hộ Chánh Pháp
Cầm gươm trí tuệ
Gìn giữ Đại Thừa
Tồi phá tà Ma
Dẹp đi tà kiến.