ĐẠO LÝ VỀ BA HẠNG NGƯỜI NGHE PHÁP
Có thể nói người nghe pháp của Phật trên thế gian thì rất nhiều.
Như người lớn tuổi cũng nghe, người nhỏ tuổi cũng nghe, người trình độ cao cũng nghe, mà người trình độ thấp cũng nghe…..
Nhiều khi người nghe là người Phương Tây, nhưng nhiều lúc lại là người Châu Á,
Có khi người nghe là phụ nữ, nhưng có khi lại là đàn ông,……
Tuy nhiên nếu ta xét về căn cơ thì có ba dạng người nghe pháp chính.
Ba hạng người nghe pháp chính gồm những người nào ?
Thứ nhất : Hạng đại căn cơ
Những Bậc này đã tu hành qua nhiều đời nhiều kiếp, thậm chí nhiều kiếp họ cũng đã từng ngộ đạo, những mức ngộ chưa chứng giải thoát…
Nay họ tiếp tục sinh ra trong kiếp này để tu hành, cũng như có duyên giáo hóa chúng sinh…
Nên khi các Bậc ấy nghe thuyết pháp, nhiều khi chỉ nghe qua một câu kệ cũng có thể hốt nhiên ngộ đạo, hay nghe cuối một bài pháp sẽ ngộ đạo, nhiều khi chỉ tình cờ nghe một âm thanh bất chợt cũng có thể khiến tâm thức bình tĩnh mà chứng ngộ…..
Hạng người thứ nhất nghe pháp này, có thể gọi đó chính là hạng đại căn cơ nghe pháp.
Thứ hai : Hạng trung căn cơ
Hạng chúng sinh này thì khi nghe thuyết pháp, tâm rất thích nghe, lòng cảm thấy nhẹ nhàng an lạc khi nghe, và nghe cũng có lãnh hội được nhiều, hiểu ra ngộ ra nhiều vấn đề, nhưng cũng có nhiều điều, nhiều vấn đề chưa hiểu, chưa thấu……
Và tâm thì chưa có chứng để bước vào dòng Thánh, vẫn chỉ dừng lại ở mức là người phàm phu nghe pháp….
Nên đa phần nhiều quý vị thích tu, là đang ở hạng căn cơ này.
Căn cơ này tuy thấp hơn căn cơ đầu tiên, nhưng cũng là những người tu rất đáng quý trong Phật Pháp.
Và từ hạng trung căn cơ này, nếu siêng năng, tinh tấn tu tập trong hiện đời.
Thì có thể đến gần cuối đời, sẽ tiến lên hạng căn cơ đầu tiên…..
Nghĩa là cũng sẽ ngộ đạo, đắc đạo, dù là mức
chứng đắc hoàn toàn hay một vài phần, nhưng đây cũng đã là điều rất quý, hiếm có, khó có trong đời rồi .
Thứ ba : Hạng hạ căn cơ
Hạng người này thì nghe pháp như nước đổ đầu vịt, hay như nước đổ lá môn, hay như gió vào căn nhà trống,….
Tuy nước thì đổ nhiều, nhưng đầu vịt
chẳng thấm nước chút nào cả, và lá môn cũng thế, nước đổ lên lá môn, chỉ làm hao nước, chứ lá môn nó không có thấm, hay gió vào căn nhà trống cũng vậy.
Thổi vào bên này, thoát ra bên kia, trong phòng chẳng đọng chút gió nào cả….
Cũng vậy, đối với những người hạ căn cơ, dù các vị có thuyết cho họ bao nhiêu bài pháp gì đi nữa…..
Thì tâm của họ vẫn không thể nào dung nạp được, thậm chí nhiều khi còn gieo nghiệp phỉ báng, chê cười, xem thường, chống đối và cản trở phá hoại người thuyết pháp, truyền pháp,…..
Hạng căn cơ này, sẽ trôi nổi và đoạ lạc, trầm luân, trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử rất là lâu….
Mà không biết ngày nào mới gặp được Phật Pháp để tu hành…..
Ba hạng người nghe pháp cơ bản, như tôi đã kể trên, không biết quý vị thuộc hạng người nào ?
Hạng người đầu tiên, hay là thứ hai, hay là hạng thứ ba….
Chưa biết là hạng người nào, nhưng khi đọc bài viết này, lòng quý vị thấy thích, cảm mến, … Thì cũng đã là người có thiện căn trong Phật Pháp rồi….
Chúc các vị có buổi tối nhiều an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tham khảo : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –
Xem thêm:
Kinh Ba hạng người nghe Pháp
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với trí tuệ lộn ngược, hạng người với trí tuệ bắp vế, hạng người với trí tuệ rộng lớn.
Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với trí tuệ lộn ngược? Ở đây, có hạng người thường đi nghe pháp. Người ấy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Khi đứng dậy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Ví như, một cái ghè lộn ngược, nước chứa trong ghè tuôn chảy, không dừng lại.
Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với trí tuệ bắp vế? Ở đây, có hạng người thường đi nghe pháp. Người ấy, đối với bài thuyết giảng có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Nhưng khi đứng dậy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Ví như, trên bắp vế một người, để các hạt đậu, hạt gạo. Khi người ấy đứng dậy, khiến tất cả đều rơi vãi.
Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với trí tuệ rộng lớn? Ở đây, có hạng người thường đi nghe pháp. Người ấy, đối với bài thuyết giảng có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Khi đứng dậy, đối với bài thuyết giảng có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Ví như, một cái ghè dựng đứng, nước chứa trong ấy được giữ lại, không có chảy đi.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Người, Phần Lộn ngược [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.231)
Nguồn: Quảng Tánh – Biên soạn (2016). Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikàya, tập II, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội, tr. 126-127.
Chú thích:
– Sàvatthi: thành Xá Vệ
– Anàthapindika: Cấp Cô Độc
– ĐTKVN: Đại tạng kinh Việt Nam
– VNCPHVN: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.