DIỆT NGÃ RỒI ĐƯỢC GÌ?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 4/4/2020
— o0o —
Thới Lai is with Pram Nguyen.
Con suy nghĩ :
Diệt ngã rồi được gì?
Nếu không có ngã thì cảnh giới sẽ ra sao?
Ly dục ngoại Đạo cũng có; hết dục thì đời sống khô khan, gốc của sự sống là tham ái, có mắc mớ gì với ly dục không ?
Tri là biết, túc là đủ, vậy biết cái gì và đủ cái gì? Nếu biết đủ thì cái biết là “ngã” rồi làm sao ly?
Thay mặt toàn bộ ace cảm ơn chú ạ . Mong chú giảng giải cho ae tụi con .
TRẢ LỜI
________
Câu hỏi hay, có thể làm cho nhiều người phát tâm xa ngoại Đạo và Tiểu Thừa Giáo, ta hoan hỷ trả lời. Đọc phải cẩn thận kẻo rơi vào rừng thuật ngữ, quên mất nghĩa! Đọc chưa hiểu hãy Sám hối cầu chỉ dạy. Sức ta có hạn, không thể giải thích rồi giải thích khi người đọc không nghiền ngẫm lý thú, chẳng bỏ công googling các thuật ngữ, rồi inbox ào ào!
Người nghèo, khốn, không binh quyền, không thế lực, sống dở chết thừa vẫn bám víu vào cái thân, mong muốn có ngày xoay trở thành công giàu sang, quyền quí.
Còn những kẻ sanh ra đã giàu sang phú quí hay nhờ thời mà sống trên đầu thiên hạ có ai muốn diệt ngã bao giờ.
Có bao giờ bạn tự vấn hỏi: “cuộc đời nầy là cái gì? Danh lợi sao không trơn tru mà lắm chông gai? Tình yêu là cái gì, sao người mình yêu thương lại khó trùng phùng mà những kẻ đáng ghét thì sáng tối chiều gặp? Quyền uy rốt rồi sẽ đi về đâu ? v.v…” Nếu chưa tự vấn thì câu hỏi trên chỉ là hý luận!
________________________
DIỆT NGÃ của PHẬT GIÁO
________________________
Đây là phương pháp để đạt giải thoát khỏi sanh tử luân hồi là đường lối A-La-Hán theo Thanh văn Thừa.
LY DỤC tức là sống đời Phạm-hạnh, độc thân, ăn ngày một buổi, hành hạnh đầu đà, pháp Sa-môn. Vì thế, chư vị không thể có gia đình! Phải hết sức nghiêm mật với con heo nộc của bản thân! Đời sống như vậy thế gian, ai thích? Nó khô khan như đá đè cỏ (thám ái).
TRI LÀ BIẾT, TÚC LÀ ĐỦ, VẬY BIẾT CÁI GÌ VÀ ĐỦ CÁI GÌ? NẾU BIẾT ĐỦ THÌ CÁI BIẾT LÀ “NGÔ RỒI LÀM SAO LY ?
Nếu không tri túc thì chư vị sống đời xa hoa trong các Chùa Viện lớn ngày nay, tu cả đời cũng chẳng nhập được Sơ Thiền.
Còn TRI TÚC của bậc Thánh là biết 16 tâm. 16 tâm là gì?
1) Khổ pháp nhẫn
2) Khổ pháp trí
3) Khổ loại nhẫn
4) Khổ loại trí
5) Tập Pháp nhẫn
6) Tập Pháp trí
7) Tập loại nhẫn
8) Tập loại trí
9) Diệt Pháp nhẫn
10) Diệt Pháp trí
11) Diệt loại nhẫn
12) Diệt loại trí
13) Đạo Pháp nhẫn
14) Đạo Pháp trí
15) Đạo loại nhẫn
16) Đạo loại trí
** Mười lăm tâm đầu tiên dành cho những người đang trong tiến trình tới quả vị thứ nhất: “dự lưu.” Tâm thứ 16 dành cho người đã chứng quả “vị lưu” hjay Tu-Đà-Hoàn, tức Sơ quả của Tứ Thánh quả.
[X. luận Đại tì bà sa Q.196; luận Câu xá Q.25; luận Tạp a tì đàm tâm Q.5; luận Thành duy thức Q.9]. (xt. Kiến Đạo).
Đối với chư vị A-La-Hán độn căn (nghĩa là chứng và trụ mãi trong cảnh giới TRẦM KHÔNG TRỆ TỊCH, tức là 2 thứ KHÔNG ban đầu (nội không và ngoại không) an vui với cảnh Thiền Diệt Tận, không muốn xuất ra.
DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH: Diệt Tận Định – Định Tam muội, làm cho tâm và tâm sở của Lục Thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng. Đây là một trong những phương thức thiền cao nhất dẫn tới định tâm (tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào. Đây là phép định của bậc Thánh. Khi vào phép nầy thì tâm trí vượt tới cõi vô sắc giới, truớc khi đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, rồi đắc quả Phật và nhập Niết Bàn).
Những người trí cạn, huệ yếu thì phải do người chỉ dạy, nghe mà động não, khởi tâm, dấn thân tu tập. HỌ KHÔNG HỀ BIẾT
a) phát Tâm Bồ Đề,
b) khởi Đại Từ Bi,
c) Hư không Đại, Kiến Đại và Thức Đại, Mạt-na Thức, A-Lại-Da Thức, Bạch Tịnh Thức/Vô Cấu Thức và Vô-Lượng Thức.
d) phát đại hoằng thệ thành thục chúng sanh tột bờ mé vị lai, không nhàm mõi…
Sau khi diệt ngã chư A-La-Hán sẽ có đầy đủ Tam Thân, Lục Thông và dứt sanh tử ở cõi Dục (phần đoạn sanh tử). Vẫn còn sanh tử ở cõi Sắc (biến dịch sanh tử), vì thế phải tiến tu thêm 20.000 kiếp ở cõi Tứ Thiền Thiên!
PHÂN ĐOẠN BIẾN DỊCH:
1) Phân Đoạn Sinh Tử: Tùy theo nghiệp nhân tốt xấu của mình trong tam giới và lục đạo (ba nẻo sáu đường) mà thọ mệnh có phân hạn và hình thể có đoạn biệt.
2) Biến Dịch Sinh Tử: Quả báo tốt của nghiệp vô lậu vượt ra ngoài vòng luân hồi ở các vị A-La-Hán và các bậc Thánh cao hơn. Biến Dịch Thân: Thân biến dịch sinh tử là chánh báo của bậc Thánh nhân Tam Thừa, được hưởng thụ nơi cõi Trời Tịnh Cư (Sắc Giới), không phải Tịnh Độ.
TỨ THIỀN THIÊN (Catutthajjhanabhumi): trong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM, quyển Chín, Đức Phật đã nói với ngài A Nan về Tứ Thiền Thiên như sau: “Ông A Nan! Bốn thắng lưu trong Tứ Thiền Thiên, tất cả trong đời các cảnh khổ và vui không thể lay động. Dù chẳng phải thật là chỗ vô vi bất động, có tâm sở đắc. Công dụng thuần thục.
Xem thêm KINH THỦ LĂNG NGHIÊM.
_____________________
NGOẠI ĐẠO DIỆT NGÃ
_____________________
Diệt ngã của các nhà tu hành khổ hạnh cũng nhằm mục đích hiệp nhứt với cá Thần tối cao của họ như Brahma, Shiva, Narayana.
Có những phái ngoại Đạo diệt ngã để chứng Nhứt Thiết Trí, A-La-Hán mà tu Tứ Thiền Bát Định.
BỒ TÁT, KIM-CANG, TRÌ MINH,
PHẨN NỘ TÔN KHÔNG DIỆT NGÃ
______________________________
Bồ Tát không diệt ngã! Bồ Tát giữ dục mà tu. Bồ Tát nhắm vào Tứ Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh mà tu.
Kinh viết,
Nầy Thiện nam tử ! Chữ đại (maha) là nói chẳng thể nghĩ bàn, nếu chẳng thể nghĩ bàn mà chúng sanh chẳng thể tin được, thời gọi là Đại Niết Bàn, chỉ có Phật và Bồ Tát thấy được. Lại do vô lượng nhơn duyên rồi sau mới có thể được nên gọi là đại. Vì có ĐẠI NGÃ nên gọi là Đại Niết Bàn. Vì Niết Bàn có ĐẠI TỰ- TẠI nên gọi là ĐẠI NGÃ.
ĐẠI TỰ TẠI là vì có TÁM ĐIỀU TỰ TẠI:
- Một là có thể thị hiện một thân làm nhiều thân, số thân lớn nhỏ nhiều như vi trần đầy khắp mười phương vô lượng thế giới. Thân Như Lai thiệt chẳng phải vi-trần vì sức đại tự tại mà thị hiện vi-trần thân. Tự tại như vậy thời gọi là ĐẠI NGÃ.
- Hai là thị hiện một thân vi-trần đầy khắp cõi đại thiên, thiệt ra thân Như Lai chẳng đầy nơi cõi đại thiên, vì là vô biên, do sức tự tại nên thị hiện đầy khắp cõi đại thiên. Tự tại như vậy gọi là ĐẠI NGÃ.
- Ba là có thể đem thân khắp cõi đại thiên nầy bay trên hư không nhẹ nhàng đến nơi hai mươi hằng hà sa thế giới mà không chướng ngại (xem KDBNB, T2 – trang 479-480 – hiện Ta xuất hiện trong cõi Vô-Thắng). Thiệt ra thân Như Lai không có nặng nhẹ, do sức tự tại nên làm có nhẹ có nặng, đây gọi là ĐẠI NGÃ.
- Bốn là Như Lai chỉ có nhứt tâm an trụ chẳng động, do sức tự tại, vô lượng thân hình hóa hiện ra đều làm cho có tâm. Cũng do, sức tự tại, có lúc Như Lai làm một việc mà khiến cho tất cả chúng sanh đều được thành tựu. Do sức tự tại, thân Như Lai thường ở một cõi mà làm cho tất cả chúng sanh ở cõi khác đều thấy. Tự tại như vậy gọi là ĐẠI NGÃ.
- Năm là căn tự tại, với một căn Như Lai có thể thấy sắc, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị, cảm xúc, hay biết. Sáu căn của Như Lai thật ra chẳng thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm, biết, do sức tự tại nên làm cho sáu căn đều tự tại, do đây gọi là ĐẠI NGÃ.
- Sáu là vì tự tại nên chứng đặng tất cả pháp, thật ra tâm Như Lai không có quan niệm chứng đặng, vì là vô sở đắc. Nếu pháp là có thời có thể gọi là chứng đắc, pháp vẫn không thật có, đâu được gọi là chứng đắc. Giả sử, Như Lai có quan niệm chứng đắc thời chư Phật chẳng được Niết Bàn. Do vì không chứng đắc nên gọi là được Niết Bàn. Do tự tại mà chứng được tất cả pháp nên gọi là ĐẠI NGÃ.
- Bảy là diễn thuyết tự tại. Như Lai diễn thuyết nghĩa một bài kệ trãi qua vô lượng kiếp cũng chẳng hết như nói về giới, định, thí, huệ v.v… Đức Như Lai chẳng có quan niệm rằng Ta nói, người nghe, cũng chẳng nghĩ là một bài kệ (Tam-Luân Vô-Cấu). Người đời dùng bốn câu, làm một bài kệ, Như Lai thuận theo thế tục nên cũng nói là bài kệ. Tất cả pháp tánh cũng không có ngôn thuyết, do sức tự tại nên Như Lai diễn thuyết, vì diễn thuyết nên gọi là ĐẠI NGÃ.
- 8) Tám là Như Lai khắp đầy tất cả chỗ như hư không. Tánh hư không chẳng thể thấy được. Như Lai thiệt cũng chẳng thể thấy được, vì tự tại nên làm cho chúng sanh được thấy. Tự tại như vậy gọi là ĐẠI NGÃ.
Do NGHĨA TỰ TẠI nầy nên gọi là Đại Niết Bàn.
DIỆT NGÃ RỒI ĐƯỢC GÌ?Soạn giả Pram NguyenNgày 4/4/2020— o0o —Thới Lai is with Pram Nguyen.26 mins · Con suy…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Thới Lai Con xin tạ ơn người . Đã bỏ công chỉ dạy
Trương Nga ” Tánh hư không chẳng thể thấy được. Như Lai thiệt cũng chẳng thể thấy được, vì tự tại nên làm cho chúng sanh được thấy. Tự tại như vậy gọi là ĐẠI NGÔ.
Hay quá Chú ơi. 😘👏🏻
Vậy ĐẠI NGÃ cũng chỉ là cái diệu dụng, phương tiện mô tả nghĩa “tự tại” của Như Lai, tuỳ thuận chúng sanh mà nói.
Chứ Như Lai không ngôn ngữ nào có thể chạm tới, kể cả ĐẠI NGÃ. Con hiểu vậy đúng không ạ?👏🏻
Chú giảng hay quá làm con nhớ lại bài giảng của một vài vị Thầy nói đệ tử là “tu là phải hướng tới vô ngã, phải ngồi thiền, phải làm phước, bớt chấp ngã…”. 😅 Làm con chợt nghĩ “bộ tưởng vô ngã dễ thế sao… 😹
Cảm ơn bài giảng của Chú ạ. Chú lúc nào cũng giảng nói rốt ráo thông đạt nghĩa lý! 😊👏🏻
Pram Nguyen Trương Nga nếu con không còn chấp vào nhục thân thì sẽ thấy nhiểu cái hay.
Trương Nga Pram Nguyen Dạ con sẽ cố gắng ạ! Con cũng ham thích được như thế lắm vì Kinh Thủ Lăng Nghiêm Chú chỉ điểm đó con nghĩ chắc không Kinh nào nghĩa lý có thể tột cùng hơn thế nữa…
Hay xĩu luôn Chú ạ.
अवलोकितेश्वर ओं मणिपद्मे हूं Bài viết của chú rất hay nhưng e là hiểu hết được nghĩa của bài này thì công phu tu tập cũng phải tinh tấn lắm rồi
Diên Yến Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , bài pháp thật vi diệu, thù thắng ạ
Pháp Tín Thưa chú con đọc qua có đoạn “Còn TRI TÚC của bậc Thánh là biết 16 tâm” Con chưa từng nghe qua 16 tâm này, con xin chú từ bi hoan hỷ cho con biết trong kinh nào để con đọc hiểu thêm ạ.
Pram Nguyen Nguyễn Quốc Tín không có thời gian, đem hỏi các vị tu sĩ trong Chùa hay Pháp Viện.
Pháp Tín Pram Nguyen con xin cảm ơn chú rất nhiều ạ
Pram Nguyen Nguyễn Quốc Tín Xem X. luận Đại tì bà sa Q.196; luận Câu xá Q.25; luận Tạpa tì đàm tâm Q.5; luận Thành duy thức Q.9. (xt. Kiến Đạo).
Pháp Tín Pram Nguyen Con xin cảm tạ công đức của chú ạ.
Trương Nga Pram Nguyen Đoạn hội thoại ni hiển lộ sự Từ Bi Chú, thương tụi con như Cha Mẹ thương con vậy. 😊
Như con nhớ hồi nhỏ hay xin tiền Mẹ mua bánh. Con xin tiền Mẹ nói “khôn cho, xin chi mà xin hoài, đi học bài”, nhưng ngay liền sau đó thấy tội quá mà cũng móc túi quần ra cho… 😊 👏🏻
Pram Nguyen Trương Nga đôi khi học Đạo vướng mắc một chút mà suốt đời ân hận! Thôi thành toàn cho người hiếu học. Kỳ thật, nếu hỏi quí Thầy/Cô thì chưa chắc ai dám lên tiếng. Chú nhẫn được, hy vọng vài tháng là xong.
Trương Nga Pram Nguyen Dạ nghe Chú nói xong con thiệt cảm động. 😢 Con thay mặt mọi người xin Cảm Ân Chú nhiều ạ.. Chú đã Trí Tuệ lại Từ Bi, giàu sự Nhẫn Nại, luôn Kiên Trì chỉ bày, dẫn đường cho hàng hậu học…! Con xin Đảnh Lễ Chú ạ..
Thuy Minh A Di Đà Phật
Chao Ngay Moi Con cảm ơn Chú!
Tu Nguyen Nguyen Tu Amitabha! Cảm ơn chú Pram Nguyen bài viết tuyệt hay ạ, cảm ơn bạn Thới Lai đã đề cập suy nghĩ và tỏ bày để được học thêm nhiều!
Vinh Trần Gần được Thiện Trí Thức
Như mưa rào gặp hạn
Phá mê,lại được Ngộ
Lời dạy,không ngôn từ
Vi diệu khó nghĩ bàn
Hiểu.Hành hai vế khác
Đường học nhiều thử thách
Nhiều ngã rẻ khó nghỉ
Tự lực nhờ Tha Lực
Luôn Sám Hối Tam Nghiệp
Nhìn vào trong để sửa
Để rỏ được chính mình
Trí tuệ sẻ hiện bày
Mới Ngộ được lời huynh
Kính chúc Huynh thân khoẻ
Tâm thường luôn An Lạc
Có những bài Pháp Hay
Giúp mọi người Tiến Tu
Phá bỏ những mê lầm…
Om Ma Ni Padme Hum
Pram Nguyen Cám ơn Vinh Trần đã làm thơ hay! Rất tuyệt.
Phạm Hoàng Vũ Con còn ngu dốt xin chú giúp con phá mê với ạ, theo con hiểu bậc Bồ Tát sẽ diệt từng ngã một dần dần để tiến lên quả vị Phật.. vậy như chú nói Bồ Tát không diệt ngã mà giữ dục để tu, có phải là vì dùng dục đó để trụ lại thế gian, để còn luân hồi không ạ
Pram Nguyen Bồ Tát KHÔNG LUÂN HỒI, vì sao ? – Vì chư vị có Pháp thân trụ Tịnh độ. Dục là ý chí cầu Đạo Vô Thượng Bồ Đề. Dục là ý chí hay nguyện cứu độ chúng sanh. Dục là cầu Thiện Tri Thức khắp 10 phương. Dục là trừ hai món ngu si cực vi tế của Thập Địa Đại Bồ Tát, v.v…
Phạm Hoàng Vũ Pram Nguyen thưa chú cho con xin hỏi vậy những người mà có thân ở cõi này nhưng vẫn có thân ở cõi trên đó là tại sao vậy ạ, họ là ai và thân cõi trên đó là gì có phải thân cõi này được coi như phân thân của họ không ạ, con còn ngu dốt chưa biết cách diễn đạt mong chú hoan hỉ
Pram Nguyen Phạm Hoàng Vũ đúng vậy, nhưng không ai biết được phân thân hay hóa thân. Nếu bị bại lộ họ sẽ biến mất.
Đào Đạt Thịnh Con kính thưa Chú, theo con biết thì Thánh A-La-Hán đã diệt được 10 kiết sử , còn thân Biến Dịch Sanh Tử, sau khi xả thân sanh cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên thuộc Sắc Giới
Tuy nhiên có một số người tự xưng Đạo Phật Nguyên Thủy/Đạo Phật Gốc vịn vào kiết sử Sắc-Ái và Vô Sắc Ái, hay tham đắm vào cõi Sắc và Vô Sắc nên họ cho rằng khi A-La-Hán phá được kiết sử này đồng nghĩa thoát ly 3 cõi . Và sau đó họ quay lại phỉ báng Đại Thừa .
Con kính mong Chú khai thị cho con ạ
Pram Nguyen Đào Đạt Thịnh họ tự đào mồ chôn HUỆ MẠNG thì biện giãi chi với các tử thi trong Phật Pháp?
Đào Đạt Thịnh Dạ con cám ơn Chú rất nhiều ạ, đúng là đa số họ rất bảo thủ và cố chấp ạ. Những người con biết mà theo “Đạo Phật Nguyên Thủy/Đạo Phật Gốc” mà biết quay lại thì con biết chỉ có 1,2 người gì đó
Diên Lan Đào Đạt Thịnh theo mình thì nếu Kinh Tiểu Thừa mà đủ thì Phật, Thế-Tôn đâu cần thuyết ra Kinh Đại Thừa cảnh giới thậm thâm vi diệu. Cũng như học xong lớp 1 mà đủ thì không cần sách vở lớp 12. Mình chỉ nghe lõm bõm chư A-la-hán phá được 2 món KHÔNG đầu tiên, Duyên -Giác 3 món. Phật Thế-Tôn thông đạt vô lượng nghĩa KHÔNG, nhưng để giản lược cho đời sau học thì thuyết ra 18 món (Đại Trí Độ Luận)
Pram Nguyen Đào Đạt Thịnh Thành trì dễ phá, tà kiến và sự cố chấp khó trừ! Chư Phật Thế Tôn đối với bọn họ còn “phải bỏ đó” Đừng phí công sức chỉ bày, biện luận. Nói chuyện với cục đá, đàn khảy tai trâu.
Đào Đạt Thịnh Dạ con tri ân Chú đã chỉ dạy, con sẽ ghi nhớ ạ
Chí Long Nguyễn Nam Mô A Di Đà Phật
Diên Yến Cảm ơn a Thới Lai đã thỉnh pháp, Kính Thầy đã nhọc công chỉ dạy ạ
An Nhiên Pram Nguyen Mới vào đọc ngang đây, e tâm đắc đoạn này nhất!
Thới Lai An Nhiên cốt nằm chổ đó
Hà Lan Dolma Diệt ngã được rồi thì Tâm bất khả ly với Phật – sự hiểu biết non nớt như vậy, không biết có đúng không
Pram Nguyen Tố Lan Vương chưa đúng lắm. Chỉ khi nào KHÔNG CÒN THỌ ẤM NHẬP XỨ GIỚI, thì lời bình sẽ đúng.
Son Nguyenky Vậy Đại ngã là các Bổn Tôn . Còn Như Lai là vô ngã