Điều sâu sắc nhất của Phật giáo
Một hôm, Milarepa nói với Gampopa:
“Ta già lắm rồi và ta muốn sống những ngày còn lại với con, nhưng vì năng lực của một vài lời cầu nguyện trước đây, chúng ta phải xa nhau và con phải đi tới miền Trung của tỉnh U (dBus).”
Milarepa đưa tiễn Gampopa giống như cách bổn sư Marpa của ngài đã làm. Ngài chuẩn bị nhiều thứ cùng với lương thực và cùng với hai đệ tử khác, đi cùng với Gampopa một quãng xa.
Họ đi tới một chiếc cầu và Milarepa nói:
“Bây giờ thì con đi một mình. Hãy từ biệt ta. Vì những lý do cát tường, ta sẽ không qua cầu.”
Rồi ngài ban phước để Gampopa đi qua cầu. Milarepa ôm Gampopa và nói lời tạm biệt, chúc cố gắng trên con đường.
Gampopa nhấc túi đồ lên và bước qua cây cầu đá, để Milarepa đứng ở lại bờ bên kia. Gampopa biết mình đã được thầy truyền cho bài giảng của dòng truyền thừa, và ngạc nhiên học thuyết sâu cao hơn nào còn có thể có nữa.
Tiếp tục bước về phía đông, nhưng khi chạm một quãng vừa đủ tầm nghe nơi Milarepa vẫn đứng đó, nghe thấy thầy gọi mình. Quay lại, nhìn thấy Jetsun Milarepa, đã khá xa, có ý gọi mình quay lại. Gampopa đi ngược lại, đi qua cây cầu đá để xem thầy muốn gì.
Milarepa nói với học trò, mắt thầy rực sáng, “Ai khác con đáng để nhận bài truyền giảng trân quý nhất, cho dù đó là một giá trị quá lớn để cho đi. Nào tới đây, ta sẽ cho con!”
Gampopa hỏi thầy, trong niềm vui sướng không tả xiết, “vậy con đầu tiên có nên cúng dường thầy madala chứ ạ?”
“Không, con không cần cúng dường mandala cho ta. Ta chỉ yêu cầu con sẽ trân trọng bài giảng này và không bao giờ lãng phí.”
Rồi thầy dẫn Gampopa ra sau một tảng đá lớn gần đó. “Giờ con xem đây!” Milarepa nói, kéo chiếc y lên, để lộ ra phần mông, toàn bộ mông phủ với tảng chai sẹo cứng, giống như móng của một con vật, bởi vì ngồi quá lâu trên nền đá không có đệm thiền. Milarepa nói:
“Không có truyền giảng nào sâu sắc hơn thế. Giờ con có thể hình dung những gian khổ ta đã phải trải qua. Thành tựu của đại nhận thức đến từ đó.
“Điều thật đơn giản vì nỗ lực tinh tấn mà ta đã tích lũy công đức và đạt được thành tựu. Con cần có nỗ lực như vậy, không cần bất cứ học thuyết nào nữa. Đó là tâm yếu truyền giảng của ta. Việc con có trở thành đức Phật hay không tùy thuộc vào nỗ lực của con. Trong đó, sẽ không có câu hỏi về sự tự do của con. Như một người con trai, hãy làm những gì cha con bảo!
“Con cần cố gắng tự mình trong sự tinh tấn lớn trong thiền. Con cần tiếp tục ngồi một chỗ, ở một nơi, cho đến khi con đạt nhận thức. Đó là điều sâu sắc nhất trong bài giảng của Phật giáo: Thực hành!”
Bài truyền giảng đưa tới một ấn tượng không phai trong Gampopa, cho người một khát khao và can đảm với những cơ hội về sau.
– Trích Cuộc đời của Gampopa –