Diêu Trì Kim Mẫu và Đạo Lão
không dính líu gì với Kim Cang Thừa
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 28/3/2020
— o0o —
Có nhiều bạn hỏi:
Kim Cang Thừa có dung nhiếp Diêu Trì Kim Mẫu và Đạo Lão không?
– Ta tuyên bố dứt khoát là KHÔNG!
Diêu Trì Kim Mẫu không phải là tôn giáo mà là tín ngưỡng dân gian. Rốt ráo là gì?
– Chỉ là những quỷ thần nhỏ mà thôi.
Còn Đạo Lão thì chăng biết quá khi trời đất còn “hổn độn”, thua xa cái thấy biết của Tiên nhơn Hoàng-Xích, thì làm sao dính líu gì với Đạo Phật? Trong 5.000 chữ của Đạo Đức Kinh không hề có mãy may gì về bùa chú Tiên gia cả.
Đạo Lão có pháp tu LẤY ÂM BỔ DƯƠNG, tức là PHÉP SONG TU của nam nữ giao hợp, nhằm kéo dài tuổi thọ của nam nhân. Nó hoàn toàn khác với pháp KARMAMUDRA (Đại Ấn Hành Động) của dòng Mahasiddha (Đại Thành Tựu).
KARMAMUDRA là pháp cao thâm, đòi hỏi người tu phải có trí huệ sắc bén và Thiền quán lâu ngày đã có khả năng khống chế các luồng pranas (khí) và vayus (gió). Pháp nầy chỉ được thực hiện khi Candali rời hang ổ của nó. Nếu thực hành trước khi những điều kiện nầy hoàn-tất thì dễ khiến nghẽn tim chết.
Trường hợp có vợ có chồng hành pháp nầy là sai với mục đích của KARMAMUDRA là phá trừ tận gốc rễ của NGÃ để đạt ĐẠI LẠC (Trí Lạc Thanh Tịnh), hòa nhập vào pháp môn VÔ-NHỊ.
Khi hành dâm (sexual intercourse) trong Kim Cang Thừa hay Câu Sanh Khởi Thừa phải trải qua những giai đoạn chuẩn bị cẩn thận, và cách thức được chỉ dẫn rất rõ, không thể hấp tấp, cũng KHÔNG THỂ CÓ BẤT CỨ HÀNH VI CHẤP NGÃ NÀO XEN VÀO, nếu không những người tu tập sẽ đọa Địa Ngục!
Ai mạnh miệng nói pháp Song Tu đưa đến Giác ngộ thành Phật mà còn có chấp ngã thì kẻ đó chỉ là mượn áo Phật mà lừa dối thiên hạ!
The status is my collective property.]
Pram Nguyen
Lê Thanh Cần Đã thấy Diêu Trì Kim Mẫu thật trong thế giới vô hình bao giờ chưa? Hay chỉ nghe ng ta nói, đọc đâu đó rồi nhìn tượng mà nói?
Lê Nguyễn Quỳnh Cần phát ngôn cẩn thận, chú Pram tuổi cao, đức trọng, cần khiêm tốn, lễ phép!
Lê Thanh Cần Em k để ý profile, có ng gửi link bài em lướt qua nên nói vậy. Nếu chú tuổi cao thì cháu xin lỗi.
Pram Nguyen Lê Thanh Cần tuổi tác không quan trọng. Nhưng nói xốc hông dường như là đệ tử của Lư Thắng Ngạn thì phải.
Lê Thanh Cần Xin lỗi bác, Vấn đề đệ tử của ai không quan trọng. Cháu chỉ quan tâm bác đã nhìn thấy Diêu Trì Kim Mẫu thật sự chưa?
Pram Nguyen Lê Thanh Cần ta cần thấy tiểu thần ư?
Lê Thanh Cần Nếu đã nhìn thấy, đã nghe trực tiếp ngài nói thì xin bác hãy nói rõ hơn. Để có sự thuyết phục. Còn không thì chỉ là lời nói gió bay, nói cho vui, không đủ sức tin cậy.
Pram Nguyen Lê Thanh Cần ta cần thuyết phục để tin sao? Không tin thì thôi. Vớ vẫn! Ta đến điện thờ Diệu Trì phải quì lạy mọp sát. Cần phàm phu cung kính sao?
Nguyễn Kim Hoa Pram Nguyen nên chứ ạ!. Có câu ” biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”
Pram Nguyen Nguyễn Kim Hoa đem Diêu Trì của các bạn ra nghe ta ban cho lời phủ dụ!
Lê Thanh Cần Vậy xin phép bác bài này mặc định nói cho vui. Cháu xin hết !
Pram Nguyen Lê Thanh Cần tốt, biết khó rút lui.
Lan Thu Lê Thanh Cần nói nhìn thấy bạn có tin ko, mà không thấy bạn tin sao? Vừa vào cmt đã lên giọng hoạnh họe, ko có lễ nghĩa, mà bày đặt hống hách người ta chiều theo ý mình. Đám Diêu Trì đến gặp Phật tử chân chánh thông thường còn không có cửa, huống hồ một Du-già Sư của Kim Cang Đại Thừa giáo. Cẩn ngôn giữ ý đi ông !!!
Lê Nguyễn Quỳnh Om Mani Padme Hum! Tất cả chúng sinh, ai cũng có Phật tánh bình đẳng, ai cũng từng có quá khứ, tiền kiếp lầm lỗi để tu hành dần lên chỗ đại đồng! Nguyện cầu chúng sinh khởi tâm đại bi, thương mến nhau! 1 ông từ nghèo đi lên thành chủ tịch nước, về quê thăm dân tình, vỗ bàn chỉ ông chủ tịch xã nói: “Nhà ngươi là tiểu thần, ta há phải gặp nhà ngươi??!” Phật Bồ tát trong tâm các Ngài nhìn ai cũng tôn trọng, bình đẳng. Chúng sinh dù sai, dù thấp kém cũng sẽ là Phật sẽ thành. Thân đạo quả cao, càng hiểu, các tiểu thần trong luân hồi nhiều kiếp, cũng có thể từng là cha mẹ mình, cần hiếu kính. Mình ko lạy lục, xin xỏ các tiểu thần, ko làm mất phước báu của họ cũng ko đánh mất oai nghiêm của mình. Nhưng Chủ tịch nước vẫn có thể ôm ông chủ tịch xã, hỏi thăm: “A có khỏe ko, công việc ở đây có vất vả không, tôi có giúp dc gì anh không?” Biết đâu nhờ chân tình ấy, các tiểu thần cảm động, phát tâm Vô Thượng Bồ Đề học theo Chánh Pháp. Vậy là vẹn đôi đường: tự lực và giác tha!
Trương Nga Các anh chị trước khi bắt bẻ chú Pram cần cần nên biết trọng trách của Chú là Thủ Hộ Chánh Pháp của Như Lai, phá Tà hiển Tránh.
Ngày nay có rất nhiều Phật Tử trong trải nghiệm tu tập thấy một vài vị trong cảnh giới tâm linh, thấy những vị Thần, Tiểu Thần, Tiểu Tiên thì liền cảm thấy có chút nhân duyên gắn kết với họ, đội họ lên đầu.
Liền thấy cảm ân họ rồi trong những bài luận giảng, kể chuyện, nói Pháp thường nhắc đến tên họ khiến cho hàng hậu học, người sơ cơ lầm tưởng họ cũng là những bậc hóa Thân của Bồ Tát hay những người khá đồng đẳng với Chư Phật, Bồ Tát. Riết rồi sau này hàng hậu học mặc định trong tâm tưởng thật ra giáo chủ ngoại đạo hay các đạo lớn nhiều khi cũng có thể là hóa thân của Phật, Bồ Tát thành ra đạo nào họ cũng ham thích tiếp nhận, sách đạo nào cũng ưa thích đọc nghe, kiến nghĩ Pháp đó cũng là phương tiện của Như Lai, Pháp nào cũng hành trì riết như con Tắc Kè.
Đó là một sai lầm lớn. Hậu họa vô cùng lớn của hàng đệ tử Như Lai mà xưng tụng, ca ngợi Tiểu Thần, Đại Thần hay giáo Chủ các Ngoại Đạo, Tà Giáo! Khi nói Pháp, kể chuyện hay dính dáng gì đến Pháp của Như Lai thì chỉ nói Pháp, xiển dương Pháp của Như Lai, không nên đề cao các Giáo Chủ ngoại đạo, tà giáo hay các thần Đạo, tiên Đạo nhỏ lẻ để tránh gieo nhân xấu hậu họa về sau cho hàng Phật Tử mù mờ không được học thuần vị CHÁNH PHÁP của Như Lai.
Đây là Đại Trọng Trách Chú Pram phá tà hiển Chánh vì thế ai tôn trọng thì âm thầm tôn trọng, không cần nên nói ra khiến người làm nhiệm vụ Thủ Hộ Chánh Pháp Như Lai thêm mệt phải giải thích, kẻ sơ cơ thì hoang mang hoặc lầm đường. Bởi vì trong con mắt của những bậc Thượng Thủ thì không có tôn trọng, cũng không có không tôn trọng.
Chú Pram nói Pháp chỉ y dựa Kinh Phật mà thuyết. Và trong Kinh Phật không nhắc đến các Tiểu Thần đó. Đơn giản vậy thôi.
Còn các anh chị ai cảm thấy tôn trọng, thì tự mình tôn trọng thôi. Hãy âm thầm tôn trọng là được rồi.
Chú Pram có bảo Phật Tử đi dỡ hết đền thờ mẫu đâu mà bảo là không tôn trọng chứ. Chú chỉ là chỉ rõ cái ranh giới khoảng cách khác biệt giữa Pháp Như Lai và ngoại Đạo.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga chúng ta đóng góp để bảo vệ cho nhau.
Thứ nhất, chưa ai có thể đọc hết dc Kinh Phật.
Thứ 2, trong Kinh Duy Ma Cật, chú Pram có chia sẻ lần trước, có 1 Thiên nữ trong quyến thuộc của Đức Duy Ma Cật. Chỉ là 1 thiên nữ nhỏ bé, nhưng thuyết pháp và biến ngài Xá Lợi Phất thành nữ nhân được. Nhờ ngài Duy Ma Cật tiết lộ, mới biết vị đó vô lượng kiếp đã cúng dường vô số các Như Lai và phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.
Vậy mình chia sẻ, có thể ko quy y nhưng cần thận trọng và tôn trọng. Như vậy, nếu mình đúng, các bạn sẽ vẫn giữ dc phước báu. Bởi nếu ko cẩn thận, rất dễ có bạn khởi tâm coi đám thần này thần kia là ko đáng, ko cần bận tâm. Như thế tội nghiệp lắm, bồ tát ai cũng thương, cũng tìm cách giúp tùy căn cơ! Tiểu thần cũng cần dc quan tâm, tôn trọng vậy.
Nếu mình sai, các bạn cũng vẫn tôn trọng mọi chúng sinh đúng như chư Phật dạy. Và mình ko hề nói phải quy y hay lễ lạy ai. Chúng ta đều đang cùng nhau bảo vệ chánh pháp cho mọi người thôi. Hoan hỷ vì các bạn đã dành thời gian đóng góp
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Em không nói riêng anh. Em nói chung cho tất cả những ai thường xuyên cảnh báo tôn trọng ngoại đạo. Câu chuyện của anh, anh đọc lại xem, có phải là hàng sơ cơ đọc thì tự nhiên sẽ ngầm hiểu “có lẽ giáo chủ các tôn giáo khác, các tiểu thần rất có thể là hóa thân của Bồ Tát, Phật hay các Đức Tara” trong đạo Phật.
Đúng vậy hông?
Nhìn xa hơn, sau này họ sẽ thấy ồ “cả thế gian đều là Phật Pháp”, “Pháp của Ngoại Đạo cũng là Pháp của Như Lai”.
Ồ, tai hại chưa!
Tiếp nữa, sau này với tư tưởng đó được truyền bá rộng! Sẽ có nhiều người nói Chúa, Phật, Mẫu, Thánh A La đồng đẳng! Có thể những người kia cũng là hóa thân của Phật, Bồ Tát.
Xong phim. Tai hại chưa! Rồi sau đó Kinh Phật cũng đọc lẫn lộn với các Kinh sách của ngoại đạo! Rồi gì nữa? Riết thực hành rồi QUY Y luôn.
Tai hại chưa! Phật dạy “quy y Phật, không quy y ngoại Đạo tà giáo”.
Các lời nói, việc làm của các anh xuất phát từ thiện tâm, ý tốt nhưng nhìn xa không có lợi cho Chánh Pháp của Như Lai, không có lợi cho những hàng Phật Tử hậu học mới gặp được Phật Pháp lại phải học tu lẫn lộn như tắc kè.
Còn tôn trọng hay không mỗi người tự biết! Tự trải nghiệm, không cần phải nói ra.
Ví dụ như anh là một người uy tín trong cộng đồng của anh, mà anh kể câu chuyện đó khiến Phật Tử sơ cơ thêm chút tôn trọng tiểu thần, nhưng hậu họa là họ nghĩ tất cả giáo chủ Ngoại Đạo có thể là hóa thân của Bồ Tát, của Ta Ra, của Phật, hoặc đồng đẳng.
Anh thấy cho họ thêm chút tôn trọng, giữ chút phước, giữ chút thiện duyên, hay là bên phá vỡ luôn cái CHÁNH DUYÊN học tu Phật Pháp thuần vị, pháp vỡ luôn Pháp Thân Huệ Mạng, pháp vỡ luôn Chánh Pháp Như Lai. Bên nào đáng giữ gìn hơn thì tự anh ngẫm lại.
Ở đây không ai là không tôn trọng. Chỉ là không cần để tâm mà thôi. Vì Tâm để ở lời dạy từ Vương Kinh, Tôn Kinh của Phật.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga a hiểu thiện ý của em! Nhưng điều a nói, vốn ko có gì mới. Chính Bồ tát Quán Thế Âm, trong bài chú Đại Bi, đã nói: 84 hiện thân của ngài có cả là bà la môn ngoại đạo, quỷ vương, a tu la, phạm vương, đế thích, tứ thiên vương…
Nếu theo lí e nói, thì Phật tử nghe bồ tát Quán Âm nói, cũng sẽ nghĩ tai hại như vậy sao? Thực ra họ sẽ thận trọng để tôn kính mọi người hơn, vì khi nghĩ ai cũng có thể là Phật, Bồ tát hóa thân, chúng ta sẽ tôn trọng hơn, tìm hiểu kĩ hơn trước khi nhận định.
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Nhưng ở đây đang nói đến Diêu Trì Kim Mẫu mà anh. Điều em nói thì anh hãy hiểu là em đang ngầm nhắc tới giáo Chủ các Ngoại Đạo đang nổi nổi. ( Chúa, Mẫu, Hồi…. ).
Anh không thấy về sau nếu lẫn lộn, rất tội nghiệp cho hàng hậu học sao. Cá nhân anh em thấy có tu lâu, nhiều sự trải nghiệm tự thân. Nên nếu như anh cũng giữ luôn cái trọng trách làm thanh sạch, gạn lọc, Thủ Hộ Chánh Pháp Như Lai thì em thấy là tốt hơn là việc anh cứ nghĩ “dĩ hòa vi quý, từ bi hoan hỷ” với mọi chuyện.
Nếu như tôn chỉ của Phật Pháp là “từ bi, hoan hỷ, dĩ hòa vi quý”, khi xưa Phật đã không xác quyết “QUY Y PHẬT, KHÔNG QUY Y NGOẠI ĐẠO TÀ GIÁO”.
Bởi vì điều này mang hậu quả nghiêm trọng, tổn trọng nặng nề đến sự thuần khiết, thanh sạch của Pháp Như Lai giảng nói! Pháp giải thoát có vị mặn, không lẫn lộn ngọt chua.
Ý anh em biết là thiện ý. Nhưng nhìn xa thì em nghĩ có lẽ mang lại nguy hiểm. Chắc chắn sẽ có những người trong cộng đồng của anh, hễ anh ho một tiếng họ nghe răm rắp phải không? Thế tại sao không để họ góp phần luôn là 1 người Thủ Hộ Chánh Pháp Như Lai. E sẽ có lợi sau này hơn là gieo nhân dĩ hòa vi quý mà khiến Pháp Như Lai bị trộn, bị đánh đồng.
Em đã từng nói chuyện với những người “Phật Tử” tu riết sau nói “tất cả các Pháp cũng là Phật Pháp”, rồi kể những giáo Chủ như Chúa, A La bảo họ cũng như Phật.
Nếu anh thật sự đau lòng tôn quý với giáo Pháp Như Lai, nhìn nghĩ về xa chắc anh sẽ đau lòng!.. Vì thế Chú Pram phải xác quyết như vậy.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga thôi e nghỉ ngơi đi, những điều e chia sẻ, a hiểu mà. A cũng từng nghĩ y chang e vậy. Sau này khi tu tập thêm, a thấy ko đơn giản 1 tí nào đâu. Hiện tại, chưa cần pha trộn, trong nội bộ Phật giáo cũng đã có những dị biệt, khác nhau rồi. Nhìn tướng thì đa dạng, nhìn thể và bên trong mới rõ.
Cái thật a thể nghiệm, a note lại vậy, tham khảo 1 góc, đúng hay sai cũng dc, ko quan trọng! Chúc e ngày an lành nhé! “Gate Gate Para Gate Para Sam Gate Bodhi Svaha!” A dịch câu chú Bát Nhã này như vậy: “Vượt qua, vượt qua, vượt qua nữa, vượt qua cả sự vượt qua (bất động), hãy như thế hỡi hành giả giác ngộ!”
Trương Nga Thực ra không hẳn là em không tôn trọng họ như anh nghĩ đâu. Vì Phật Tử thì người bình thường cũng phải tôn trọng, khiêm hạ, chứ huống hồ là người cõi Thần, cõi Tiên.
Ví dụ như ở nơi khác thì có nhiều ngoại đạo Chúa, Mẫu thì điều anh vừa nói khá dĩ hòa vi quý. Như em cũng vậy, có nhiều ngoại đạo như khổng, lão dạy cũng khá hay.
Nhưng, ý em muốn nói, Ở TRANG NÀY – trang của Chú Pram thì phải THUẦN CHẤT Phật đạo và không mập mờ. Ranh giới rõ ràng! Bởi vì ở đây, là nơi đào tạo những HẠT CHẮC trong Phật Giáo.
Hạt thì cũng có hạt chắc, hạt lép. Anh muốn đào tạo hạt chắc, thì giống gieo ra cũng phải chắc! Muốn có hạt chắc phải THUẦN CHỦNG.
Ý em muốn nói là như vậy. Không phải nói cho riêng anh, mà ở trang này phải THUẦN CHỦNG Phật Đạo.
Ai muốn học Phật THUẦN CHỦNG, thì ở đây.
Còn ở nơi khác, mọi người muốn dĩ hòa vi quý hay gì cũng chẳng sao. Em ở nơi cộng đồng người theo Chúa, thì khen Chúa, cộng đồng A La, khen A La, cộng đồng Tử Vi khen Tử Vi, cộng đồng kinh dịch, khen kinh dịch….!
Nhưng, đây là cộng đồng Phật Tử nguyên chất! Phải xác quyết thuần Phật Đạo – dựa theo Tam Tạng Kinh Điển của Phật. Phật dạy “QUY Y PHẬT, KHÔNG QUY Y NGOẠI ĐẠO, TÀ GIÁO”, và cứ vậy mà làm thôi.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga a ko dĩ hòa vi quý, vào cộng đồng khác, thấy người ta ngoại đạo, a ko bao giờ tung hô. Tung hô là reo hạt giống cổ súy cái sai lệch, mình cũng lãnh đạn! Sau này, e thỉnh xin Đức Địa Tạng, xuống Địa ngục dạo chơi 1 lần, sẽ hiểu a đang bảo vệ ai hữu duyên có thiện nghiệp thôi. 1000 tiểu thần ngoại đạo, vơ cả nắm mà trúng 1 vị là hóa thân, thì việc coi họ nhỏ hơn mình là ngã mạn, là gặp những quả tương ưng. Em mà hiểu anh, e sẽ biết a ko dành thời gian để làm khó ai cả!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Em hiểu. Em nói cũng không dành cho riêng anh! Mà dành chung cho những người đang đọc để hiểu điều Chú Pram đang làm là THỦ HỘ CHÁNH PHÁP NHƯ LAI, vì điều anh bẻ lại, em sợ mọi người không hiểu tới nơi tới chốn sẽ hiểu lầm Chú Pram là không từ bi.
Sự thật mỗi người có một nhiệm vụ riêng. Và ở đây, là trang Phật Giáo Thuần Vị, Chú Pram Thủ Hộ Chánh Pháp và được bảo vệ.
Còn anh yên tâm! bình thường em còn được nhắc các vị thiện thần, địa thổ cũng cần tôn trọng mà. Nhưng ranh giới để hàng hậu học nghĩ tôn trọng và đội lên đầu nó mỏng manh lắm.
Và Phật Tử chỉ đội Phật, Bồ Tát lên đầu mà thôi.
Còn về phần anh, em không hề đang nghĩ rằng anh sai đường hay gì. Em cũng biết anh nói với thiện ý. Và điều em nói không phải giải thích cho riêng anh, mà cho những người lỡ có duyên đọc qua tránh hiểu lầm chú Pram. Em biết anh giỏi và có thiện ý nên mới nói với anh nhẹ nhàng.
Ngọc Huy Lê Nguyễn Quỳnh ý của bạn Nga đã rõ. Người mới như mình đọc cũng hiểu. Không phải ta không tôn trọng hay khinh miệt mà sợ người mới nhập môn hiểu lầm tâm ý mà đi sai đường sau này.
Lê Nguyễn Quỳnh Ý kiến bạn Nga mình thấy ok! Bài viết chú Pram cũng có điểm lợi lạc. Điều mình nói nằm ở đây, mọi ng hiểu dc để bình yên pháp giới là ok rồi ! Vị tiểu thần nào đọc dc câu này, sẽ tội cho họ lắm! Hoặc sẽ tủi thân vì mình thấp kém quá, hoặc họ sẽ ôm hận bị coi thường!
Ông thủ tướng bảo ông bảo vệ cửa nói: “Ta cần thấy mặt ông sao!” Ông bảo vệ sẽ nghĩ gì!… Thủ tướng cần hòa đồng, gặp gỡ, thăm hỏi, giúp ông bảo vệ khi cần, bởi ông ấy nhỏ bé hơn mình, mình lớn bảo vệ, chăm lo người nhỏ là từ bi. Mật tông khi thực hành mở đầu cũng niệm chú An Thổ Địa chân ngôn. Chú Pram cũng từng nói, vì chúng sinh là dám thực hành Phi Đạo. Cũng mong tất cả sống tôn trọng, thương yêu nhau!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh À, câu đó chú Pram nói là bởi vì đối trước người xốc xược như cái cmt của vị đó là:
“Đã thấy Diêu Trì Kim Mẫu thật trong thế giới vô hình bao giờ chưa? Hay chỉ nghe ng ta nói, đọc đâu đó rồi nhìn tượng mà nói?”
Cái cmt này vô cùng xốc xược, ngạo ngễ! Liên tưởng đến ví dụ của anh. Thủ tướng đi vi hành xuống nông thôn, ăn mặc thường dân vào thăm một nhà hội nghị của thôn, xong người lao công thấy Thủ Tướng ăn mặc bình thường không nhận ra Thủ Tướng, liền ngạo ngễ nói rằng “ông đã thấy, gặp và xin phép bảo vệ chưa? Mà dám vào đây!”.
Thì lúc này Thủ Tướng sẽ nói “Ta cần xin phép bảo vệ sao?”, câu này không có nghĩa là bảo mọi người vào chốn này không cần xin phép bảo vệ! Mà nói với kẻ ngông cuồng kia là “Ta vào đây ta không cần xin phép bảo vệ, vì ta đã báo cho Thôn trưởng của các vị chuẩn bị nghênh đón rồi”.
Cũng vậy, khi Chú Pram nói đến Pháp Phật, phân biệt rạch ròi giữa Pháp của Phật và ngoại Đạo. Có kẻ ngạo ngễ vào nói “ông đã thấy giáo chủ ngoại đạo chưa mà dám bàn đến? hay ông chỉ nói lý thuyết”.
Vị đó không biết rằng, cỡ Chú cần gì gặp những Tiểu Thần ấy, mà gặp trực tiếp Bồ Tát và Phật và trực tiếp được chỉ dạy.
Câu trên của Chú nói không phải là khinh miệt quỷ thần hay gì. Mà chỉ nói để hạ cái ngạo mạn của người cmt kia thôi anh! Chứ tiểu thần nào mà lên FB đọc mà buồn đâu.
Còn Tâm Chú ra sao! Chúng ta sao mà dám biết là Chú đang khinh hay đang thương xót. Nhưng đối với kẻ ngạo mạn, xốc xược thì phải nói như vậy thôi, cho họ hiểu cái chức bảo vệ đó không phải là ông trời!
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga E đọc kĩ lại nhé! Bạn kia ko biết nên hỏi trống không. Sau đó chính anh là người bảo bạn ấy hãy tôn trọng chú Pram. Bạn ấy đã xin lỗi 1 cách rất đàng hoàng và hỏi rất lễ phép: Chú có thấy dc trong vô hình ko. Các thần linh ko đọc FB, nhưng “tâm động quỷ thần tri” 1 khởi niệm họ đã biết và bộ nghiệp trong tàng thức đã ghi lại!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Cái câu bạn đó hỏi, chính xác là sự xốc xược. Chứ không phải là không biết mà hỏi. Ai đọc câu đó cũng thấy đó là biểu hiện của tâm ngạo mạn! Không phải không biết mà hỏi. Anh cũng thấy điều này nên anh mới nhắc mà.
Và sau khi xốc xược, được anh nhắc thì vị đó mới hạ cái tôi xuống mà ăn nói đàng hoàng hơn xíu. Nhưng điều đó đâu thay đổi được cái tâm ý ngạo mạn lúc đầu là:
“Đã thấy Diêu Trì Kim Mẫu thật trong thế giới vô hình bao giờ chưa? Hay chỉ nghe ng ta nói, đọc đâu đó rồi nhìn tượng mà nói?”
Và câu Chú trả lời cũng rất phù hợp, như ví dụ trên em đã nói! Chú cần phải trả lời đã gặp Diêu Trì rồi mới được nói Pháp phân biệt sao? Ý Chú là như vậy! Chứ không phải Chú đang khinh chê gì các vị đó.
Còn Tâm động thế nào, mỗi người tự biết. Đâu thể ai biết Tâm ai đâu anh.
Câu “Ta cần thấy tiểu thần ư?”, nghĩa là Ta cần PHẢI thấy tiểu thần mới được nói pháp phân biệt giữa Chánh Pháp Như Lai và Pháp ngoại Đạo hay sao?
Chỉ đơn giản vậy thôi. Anh hiểu Chú ở bậc nào mà, Chú không đang diễn nói Tâm của Chú, mà đang phơi bày cái sự thật, chỉ rõ cái ranh giới cho hàng hậu học. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Ngọc Huy Trương Nga cảm ơn 2 bạn. Thánh ý sâu xa nếu 2 bạn không tranh luận người mới đúng là k hiểu đc đâu.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga bạn ấy ko biết chứ ko xốc xược gi đâu e ah! Mọi thứ đều có nguyên nhân, khởi đầu chú chia sẻ viết Kim mẫu chỉ là quỷ thần nhỏ, điều này sẽ đụng chạm đến tín ngưỡng riêng của người khác. Họ phản ứng lại là lẽ thường. Chú nói, Kim Mẫu ko thuộc Đạo Phật thì ko ai họ phản ứng.
Anh thì nghĩ chuyện bình thường lắm, ai cũng có lúc đúng, lúc sai. Chú Pram tu rất cao, nhưng cũng có lúc hiểu lầm người khác, và chú cũng rất tuyệt vời là thấy mình hiểu lầm thì vô tư xin lỗi. Đấy cũng là đức tính tuyệt vời của chú, a rất khâm phục!
Bạn kia thấy Kim Mẫu dc các vị thầy khác nói là dù ko thuộc Phật pháp nhưng cũng là chủ hội các vị Tiên trên trời, có hội bàn đào, chúng tiên tụ hội. Đó là 1 vị thần tiên lớn, ko nhỏ. Quỷ là quỷ, thần atula là thần atula, chư thiên, thần tiên là thần tiên. Đánh giá nhầm họ có thể oan cho họ, bạn kia hỏi lại để chú kiểm tra thôi. Như anh cũng có lúc Chú Pram hiểu lầm, trách a giống bạn này, xong chú tìm hiểu lại, cũng xin lỗi bình thường mà.
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Bạn kia không biết và tâm ý cũng xốc xược, nếu như chỉ là đơn thuần không biết, thì anh cũng đã không phải lên tiếng nhắc nhở.
Vậy theo ý anh là khi nhắc đến Kim Mẫu thì phải nói đó là vị THẦN TIÊN LỚN, mới hợp lý đúng hông?
Chú nói “tiểu thần nhỏ”, thì cũng đâu có nghĩa là “tiểu quỷ thần nhỏ” đâu anh, có khả năng là chữ “thần” trong chữ “thần tiên” mà?
Mà phàm thần tiên hay gì, có hội bàn chúng tiên tụ họp hay gì, thì vẫn trong cõi trời thuộc dục giới, chưa phải là đã giải thoát khỏi luân hồi lục đạo, vì thế chú gọi là “Tiểu”.
Trong Phật Đạo thì Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn là những tầng bậc thực sự giải thoát khỏi luân hồi lục Đạo, và Pháp Chú giảng nói chỉ chú trọng đến Pháp giải thoát. Vậy cớ gì phải đế tâm đến vị thần tiên hay gì đó hội bàn ở trong lục đạo hở anh?
Không lẽ họ có hội bàn đạo, chúng tiên hội tụ thì khi diễn nói pháp Phân biệt giữa Chánh Pháp Như Lai và Ngoại Đạo thì phải gọi họ là BẬC THẦN TIÊN LỚN, thì mới đúng sao?
Nhỏ – hay gọi là Tiểu Thần – ở đây là so với Chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng Duyên Giác Thanh Văn, trong Pháp giới vô tận này, chứ không phải là nhỏ so với hàng hậu học. Anh hiểu ý Chú mà.
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga haha, e đọc kinh Phật lại nha. Đức Di Lặc Maitreya hiện đang ngự ở nội viện cung Trời Đâu Suất, tức cõi trời Dục giới thứ 4. A khuyên thật, e cứ tĩnh lại, check cẩn thận mọi thứ 1 cách công tâm!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Đức Di Lặc ở nội viện Đâu Suất thì dĩ nhiên là khác anh, đâu có nghĩa cõi trời có Phật Di Lặc hay một vài vị Phật, Bồ Tát ngự tại đó mà có thể thay đổi sự thật là cõi trời vẫn ở trong lục đạo luân hồi?
Và Đức Di Lặc ở nội viện Đâu Suất, đâu có nghĩa là Kim Mẫu có thể đem so sánh với Đức Di Lặc?
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga còn nhiều bí mật trong pháp giới lắm. A nói thiệt, dù mình là ai, ra đường công an giữ, cũng phải trình giấy lái xe à.
1 Bồ tát đôi lúc muốn độ 1 gia tộc, cứu 1 ai đó cũng vẫn phải tới vùng đó hỏi Thổ Địa, cao hơn là Kiên Lao Địa Thần để kiểm chứng. Nếu họ từng có kiếp tu Tiên gia, còn nợ nần gì thì phải phi hành lên cõi đó gặp các vị liên quan để hỏi. Và như vậy, hoá thân chư Phật Bồ tát trong vai các vị là 1 câu chuyện a nghĩ là hạ hồi phân giải (sau này sẽ rõ). Cõi Đế Thích cũng có Bồ tát. Cõi Rồng Long cung thuộc Atula cũng có 12 bộ Kinh Bát Nhã, Đức Long Thọ Bồ tát xuống đó lấy Kinh. Nên dưới Long Cung cũng có Bồ tát tu hành ẩn thân! Long nữ thành Phật trong Kinh cũng có nói!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Điều anh vừa nói em thấy hợp lý, em cũng nghĩ vậy.
Nhưng em chỉ muốn giải thích, điều anh đang bắt bẻ Chú Pram nói Kim Mẫu là “Tiểu Thần” có vẻ như anh nghĩ rằng Chú Pram đang khinh miệt họ? Hoặc có lẽ anh nói là vì muốn hàng hậu học sau này đối với các vị thần tiên cũng phải tôn trọng.
Em biết anh có ý tốt. Và em hiểu ý anh.
Nhưng như ban đầu em có nói, kiểu bắt bẻ như anh dễ khiến người khác hiểu lầm Tâm Ý của Chú Pram là khinh miệt những tiểu thần nhỏ. Và anh nghĩ nếu như mọi người khởi tâm hiểu lầm như vậy, thì anh đang giúp họ hay đang phá đi căn lành của họ cầu học Phật Pháp.
Và điều em nói là Chú nói câu:
“Ta cần thấy tiểu thần ư?”, nghĩa là Ta cần PHẢI thấy tiểu thần mới được nói pháp phân biệt giữa Chánh Pháp Như Lai và Pháp ngoại Đạo hay sao?
Và “Tiểu Thần” là ý so với Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn chứ không phải là so với chúng sanh hậu học. Không lẽ so với Chư Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn phải gọi họ là ĐẠI THẦN TIÊN, mới đúng.
Còn mỗi người qua việc đàm luận sẽ đỡ hiểu nhầm Chú Pram hơn. Đó là điều em muốn và diễn ý. Còn về phần anh thì em biết anh có thực tu nên em đâu có phản đối anh. Em chỉ đang nói với mọi người tránh hiểu lầm Chú Pram mà đoạn mất căn lành học Pháp.
Lê Nguyễn Quỳnh Để trợ duyên có căn lành phát triển càng tốt như Nga đã nói, quan điểm a rất rõ ràng. Những gì đúng sẽ bảo là đúng và đồng tình. Cái gì có thể gây tổn hại cho chúng sinh thì mạnh dạn đưa ra. Nga trả lời rất đúng pháp, vì thế a sẽ đưa ra 2 điểm cần hiểu ở đây.
1 Vấn đề các vị thần, cũng giống em nói thôi, a nghĩ có thể ý chú Pram là tốt như e diễn giải, a tin, nhưng những người tin chú và đang theo chú, khi chưa trực tiếp hiểu các vị đó, họ sẽ học theo, đi đâu gặp thần tiên, quỷ thần, chưa chứng thiên nhãn hay dc các vị thầy kiểm tra cẩn thận, cũng cho là hàng tiểu, hàng nhỏ. Nhân Quả của điều này ảnh hưởng tới sướng, khổ của họ.
E thử ra phường xin giấy tờ gia đình, e bảo các ông nhân viên phường xã chỉ là nhỏ bé. Việc gì xảy ra, e ngẫm sẽ hiểu thực tế. Tâm a muốn tránh cái ko tốt cho mọi người thôi, a ko bắt bẻ gì chú Pram cả. Vì thực tế a vẫn khuyên bạn kia tôn trọng chú! Khoa học còn dc phản biện trên tinh thần tích cực, huống chi Pháp liên quan đến vận mệnh. Trao đổi tích cực là tốt.
2 Về bức hình 2 vị song thân chú Pram đăng, các vị Thầy Tổ đều đã chứng ngộ, ko thấy hình này có vấn đề gì, thậm chí là pháp cao. Nhưng Thầy Tổ đều dặn, dù cả thiên hạ đăng nó lên, công khai nó ra mạng xã hội, nhưng 1 hành giả giữ mật giới, sẽ ko đăng lên mạng xã hội. Dù cả thế giới đăng, đó là chuyện của họ.
Riêng a, a phải nghiêm minh giữ giới với Thầy Tổ. Vì chỉ cần 1 kẻ tà ác, 1 tên thầy tu giả mạo nhìn thấy, hắn sẽ bảo tín đồ: “Đây này, nhìn chưa, ngài Pram tu cao còn có bức hình thế này. Ta sẽ giúp tín đồ bằng pháp cao này giống chư Phật, Bồ tát!” Như thế, sẽ đau xót lắm! A chia sẻ quan điểm này cũng từ động cơ a cảm thấy thương khi thấy những bạn gặp phải thầy tà bị lợi dụng thôi. Cũng mong chúng sinh hữu duyên hiểu và bảo vệ Pháp. Còn a ko đánh giá phê phán ai, với chú Pram hay các anh chị em! A tôn trọng, nhìn vào Phật tánh nơi mỗi người, ko vì quan điểm khác nhau mà đánh mất tâm! ????????????
Ta Na Kính mọi người,
Con đọc hết các bình luận của mọi người.
Con xin phép nói vài lời,
1. Con thật sự không biết chú Pram tu tới đâu, chú làm gì, ở đâu, chứng đắt gì cả. Nhưng thời gian qua, chú dành thời gian chia sẻ nhiều bài viết, kinh sách vì lợi lạc của số đông, thủ hộ Phật pháp, đều này, con không làm được, nên con xin kính lạy chú.
2. Xin cảm ơn anh LNQ và mọi người chịu khó bình luận, giải thích, bổ sung, tất cả vì chung con đường đạo, trừ tà hiển chánh.
3. Vì câu nói của chú mà mọi người vất vả gõ phím quá (con cũng thế).
Con nghĩ nếu câu nói của chú “Ta cần thấy tiểu thần ư”, anh Q diễn theo ý của chủ tịch nước gặp ai đó, ông thủ tướng gặp ông bảo vệ gì đó thì rất là đúng theo cái nghĩa của đời sống bình phàm luôn, con công nhận quá đúng luôn.
Nhưng con đọc truyện của các hành giả tu mật tông, con tự nghĩ: Các thứ mình thấy vậy chứ chưa chắc là vậy, đọc vậy, hiểu là do mình chứ ai biết chú nghĩ gì, cái gia trì bí mật ai biết được.
Vậy, sao không ai hỏi chú, chú ơi, vì sao chú hỏi vậy, chú giảng câu này cho con nghe mà đi diễn ra nhiều ý theo tâm mình.
Con mới bắt đầu học Phật, con nói sai gì mong chú, các anh chị góp ý.
Lê Nguyễn Quỳnh Ta Na Hoan hỷ tâm ý của em! Chúc e và gia đình mọi điều an lành, cát tường! Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả cùng giác ngộ trong tập hội thiêng liêng của các Ngài!
Pram Nguyen Ta Na Giỏi cho con! Ngày xưa nữ Thần sông Hằng mét Phật vì có A-La-Hán kêu là “tiểu thần”, ta muốn bạt sự chấp trước vào Diêu Trì Kim Mẫu mà phá họ. Ai dè cả đêm không ai biết đem ra ứng phó! Lại nữa hãy nghi đối đáp của Công Chúa Vô Úy Đức với hàng Thanh văn thì sẽ hiểu dụng tâm của ta! Các con hộ trì Chánh Pháp nên nghe ta khuyên phải học Kinh và Thiền quán ắt sẽ có trí tuệ hơn người. Chớ học lóm nghe lén rồi bênh vực Sư Phụ mình mà không hiểu nghĩa Quy Y Phật, tôn sùng các tiểu thần của thế gian!
Trương Nga Pram Nguyen Tội nghiệp Chú ghê. Mới ngủ dậy đã phải…
Pram Nguyen Trương Nga chú sánh với sự cần khổ của chư Phật Bồ Tát cầu Chánh Pháp chẳng là gì cả. Chú vừa Sám hối xong, xả Từ Tam muội. Lên để nhìn xem các con tranh biện..
Trương Nga Pram Nguyen Dạ Chú giữ gìn sức khoẻ nhé ạ! Luôn có tụi con luôn kính mến, ủng hộ Chú.
Dù Chú có nói gì! Người nào nghe trái tai nghịch ý hay thấy vô lý. Thì tụi con biết Chú sẽ có cái lý riêng mà nói như vậy, dù nghe có vẻ nghịch tai.
Pram Nguyen Trương Nga ta chú nguyện cho các con đã đóng góp phần nhỏ thủ hộ chánh pháp, trong lúc ta ngũ nghĩ, đời nào sanh ra cũng là nhà quyền quí, nhứt hô bá ứng, dùng đó mà kiến công lập nghiệp nơi khắp 10 phương, phù trợ chư Bồ Tát giáo hóa những kẻ mà chư Như-Lai đã “bỏ đó” như đời hiện tại.
Trương Nga Pram Nguyen Con Kính tri ân cảm tạ Sự Chú Nguyện Từ Bi của Chú ạ. Xúc động vô cùng! Hoan hỷ tột độ.
Tụi con kính mong Chú luôn khoẻ và hoan hỷ, để đủ sức khoẻ ở lâu với tụi con! Dẫn dắt tụi con cũng như chúng sanh trên con đường thực hành Chánh Pháp.
Thới Lai Mẫu là tín ngưỡng của nhân gian . Cả 3 miền . Bắc . Trung . Nam .
Miền bắc thì nghiệp nặng. Thờ mẫu từa lưa mẫu . VD như . Diêu trì Kim mẫu . Diêu trì địa mẫu vv Rồi mấy ông như Hoàng Mười . Hoàng Bảy vv. Rồi mấy cô vd như Cô Bơ . 9 Thượng Ngàn . vv ko có nguồn gốc . Đa phần nhập xác . Chơi sang đưa luôn Đức Thánh Trần luôn. Cúng mặn hầu đồng nhập xác, xác cô cậu . vv và vv . Mở phủ mở đền. Đi dần vào trung nam thì có nơi thờ chay, có nơi mặn
Lê Nguyễn Quỳnh Thới Lai để a hầu chuyện em. E kiểm tra lại thông tin cho chuẩn.
Miền Bắc không thờ Dao Trì Kim Mẫu, miền Bắc có nhiều tín ngưỡng, trong đó thờ nhiều là 3 vị Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải Phủ cùng các vị khác như ông Hoàng. Trong lịch sử, Mẫu Liễu Hạnh là 1 trong Tứ Bất Tử và sau này, bà là người quy y Đức Thế Tôn.
Miền Nam mới là nơi thờ Kim Mẫu nhiều. Đặc biệt trong núi Thất Sơn thờ nhiều Dao Trì Kim Mẫu. Đạo Cao Đài trong Tây Ninh, miền Nam thờ cả Phật Tiên Thánh, cũng có thờ Kim Mẫu.
Riêng phần nhập xác hầu đồng, bao năm qua, Mạt pháp nên đã làm sai, thời xưa, bên nhà Thánh, người chọn để hầu đồng phải là 1 đồng nam đồng nữ, người đó phải ăn chay trường 1 thời gian, ướp hoa rồi mới dc hầu. Ngày nay, đa phần quỷ thần giả mạo thần thánh, nhập vào hút thuốc, đòi tiền, xưng ông xưng bà bậy bạ.
Em mở lại lịch sử sẽ thấy có câu chuyện Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh từng quy y Đức Thế Tôn. Đã nhiều năm qua đi từ đó, ko lẽ các vị đó theo Phật mà vẫn chỉ như vậy sao. Hay do tín đồ, nghiệp lực Mạt pháp làm nhiễu loạn. A ko theo đạo mẫu, đây là những gì a hiểu nên a cực lực phản đối ma quỷ, lừa gạt, nhưng đối với các vị chính thần trong vô hình, chỉ cần họ làm thiện nghiệp, ko thể quy y vẫn có thể tôn trọng.
Thới Lai Lê Nguyễn Quỳnh cho e cái lịch sử mẫu thượng thiên liễu hạnh quy y đức thế tôn
Lê Nguyễn Quỳnh Thới Lai Đây em https://vi.wikipedia.org/wiki/Liễu_Hạnh_công_chúa
Thới Lai Lê Nguyễn Quỳnh ủa a đang xem truyền thuyêt hả? 😀
Lê Nguyễn Quỳnh Thới Lai haha, vậy mời em đi tiếp cảnh giới vô hình. E nhập định vào kiểm tra hoặc nhờ vị Thầy nào có thiên nhãn kiểm tra.
Ngọc Hoàng Đế Thích Thiên Indra có 3 người con gái:
1 Thiên Phi Linh Nguyên Thánh mẫu,
2 Mẫu Liễu Hạnh,
3 Chúa Ba (chính là Từ Hàng đạo nhân, sau này tu Phật thành vị Quán Âm Tịnh Thủy mà dân gian Trung Quốc, Việt Nam vẫn đang thờ). Các chùa hay để tượng Đức Quán Âm Tịnh Thủy ở ngoài trời vì gốc gác bà là Tiên, con Vua Trời Đế Thích, tu Phật thành Quả.
Dưới Đức Indra có 3 vị em gái, cùng giúp cai quản việc thiện ác nhân gian, giữ đạo trời gồm: Cửu Thiên Huyền Nữ, Địa Mẫu, Đẩu Mẫu Nguyên Quân (vị này là nữ thần Marici – Bổn tôn trong Mật tông, phái Nhẫn thuật Ninja Nhật bản cũng thờ vị này.
Về gốc tích Phật pháp, e có thể tìm trong kinh sách Kim Cương Thừa. Khi Đức Thế Tôn thành Đạo, Ngài đã im lặng định không giảng Pháp. Ngài nói: Cái Ta chứng ngộ sâu xa, e là căn cơ chúng sinh không thể lĩnh hội. Lúc đó, 2 vị Vua Trời của ngoại đạo Ấn giáo hiện ra là Indra Đế Thích (Ngọc Hoàng) và Brahma Phạm Thiên, 2 vị dâng cúng dường lên Đức Phật 2 món pháp khí thượng diệu là Ốc xà cừ trắng và Bánh xe pháp luân 1000 nan bằng vàng ròng. 2 vị dâng lên và thỉnh Đức Thế Tôn vì lòng từ bi khai mở, chuyển Pháp Luân để chốn Nhân Thiên có nơi nương tựa. Đức Phật chấp nhận thỉnh cầu và chúng ta có Chánh Pháp để học ở cõi người này!
Lê Nguyễn Quỳnh Hoan hỷ trước chánh kiến uy lực của chú Pram về pháp Karmamudra! Con đồng tình 100% về việc này, bảo vệ chánh pháp thanh tịnh, tuyệt đối phân biệt giữa 2 cảnh giới Phàm và Thánh khác xa 1 trời 1 vực! Pháp song thân Đạo gia cũng khác xa Karmamudra, ko thể đánh đồng.
Về phần các vị ngoại giáo, trước con có quan điểm giống chú về các tôn giáo khác. Nhưng mãi sau này con thể nghiệm trong vô hình thấy thế này, chú cùng tham khảo với con xem sao.
Trong Phật pháp có Bát Đại Hộ Pháp Thế gian, 8 vị này là các Hộ Pháp bảo hộ mang sự thịnh vượng đến 3 cõi, bảo vệ đạo tràng, thủ hộ chánh pháp gồm: Tứ Thiên Vương, Indra Đế Thích Thiên Ngọc Hoàng, Brahma Đại Phạm Thiên Vương, Vishnu Biến Nhân Thiên Vương, Shiva Đại Tự Tại Thiên Vương. 8 vị này đều có xuất hiện trong cả Kinh Hiển giáo và Mật giáo. 4 Thiên Vương gốc tích là tu Tiên gia. 4 vị Đại Thiên Vương sau xuất hiện trong Ấn Độ giáo Bà La Môn.
Quan điểm con là giống chú ở điểm: Tuyệt đối không pha trộn ngoại giáo vào chánh giáo. Nhưng với Kim Mẫu, trước con từng nghĩ giống chú, sau này 1 lần thiền định trong lễ cúng lửa Hộ Ma Kim Mẫu, con cùng 2 bạn đạo khác đi cùng ko hẹn mà nhìn thấy trong vô hình giống nhau, khi thỉnh Kim Mẫu xuống, Kim mẫu ko xuất hiện mà Đức Bồ Tát Tara Xanh xuất hiện. 3 người ngồi ở 3 nơi khác nhau trong pháp hội, ko hẹn mà cùng thấy 1 điểm.
1 người thấy ko nói, 3 người cùng thấy. Con thấy lạ, ko tin lắm. Đêm về thiền định, kết ấn gươm trí huệ của Đức Văn Thù, thỉnh hỏi Ngài. Thì hiện lên hình Phật Mẫu Bát Nhã Prajna Paramita thân vàng kim sáng chói, ở dưới là 2 Đức Tara và Dao Trì Kim Mẫu thân vàng óng. Lúc đó, con thấy có rất nhiều Kim Mẫu xuất hiện, vì mỗi chúng sinh theo nghiệp lực lại có các Kim Mẫu khác nhau trong tâm. Vị Kim Mẫu quỷ thần là nghiệp lực nhóm chúng sinh đó tạo ra. Còn vị Kim Mẫu gốc là 1 trong các hóa thân của Phật Mẫu Bát Nhã, vị này có 1 nguyện là đời đời sinh ra các thánh nhân cứu độ chúng sinh. Bà là hóa thân Maya mẹ Đức Phật, cũng là hóa thân Đức mẹ Maria. Việc này trong vô hình, nhập định có thể kiểm chứng dc.
Hiện Kim Mẫu cũng như 8 vị Bát Đại Hộ Pháp trên, cùng xiển dương Chánh pháp, cứu độ nhân sinh. Ngoại giáo có thể ko quy y, nhưng cần tôn kính. Tà giáo thì tuyệt đối ko thể chấp nhận, Tiên gia có nhiều bậc: Địa Tiên, Thiên Tiên, Kim Tiên, Đại La Kim Tiên… Tới Đại La Kim Tiên cũng có thể nói là cảnh chứng tương đồng Như Lai, tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên là cảnh giới 5 luồng khí đi vào giữa, đi lên, kết thành 3 bông sen với 3 đạo ánh sáng trên đỉnh, các vị cũng xuất gia, ly dục, xuất thế và có tâm từ bi. Tất nhiên 2 con đường sẽ có khác nhau ở Bồ đề tâm!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh đây là chỗ Lư Thắng Ngạn lập giảo.
Mỹ Dung Quan điểm nổi bật đấy ạ. Ông Lư Thắng Ngạn (tự gọi Hoạt Phật) lại rất đề cao Diêu Trì Kim Mẫu. 🙂 cháu thì ko có trình quán tới các thế giới nên đọc thấy bị confused.
Pram Nguyen Mỹ Dung chỉ cho Chú 1 quyển kinh Phật có đề cập đến tiểu nữ Thần nầy.
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen con gốc học Đạo Sư Liên Hoa Sinh, từng ko tin thầy Lư Thắng Ngạn. Tính con ko dễ tin ai. Nên con từng nghi kị thầy Lư Thắng Ngạn, theo dõi rất lâu. Và tự con phải dùng các pháp kiểm chứng của Phật pháp để khảo nghiệm vị Thầy. Đức Liên Hoa Sinh đã gặp con trong thiền định, căn dặn con 1 số việc.
Giờ con vẫn chuyên tu với Đức Liên Hoa Sinh hơn là thầy Lư Thắng Ngạn. Nhưng con kính Thầy, bỏ qua mọi hình tướng, bởi Thầy từ bi và có chứng ngộ. Thầy ko chỉ đề cao Kim Mẫu mà tôn kính các vị Phật Bồ tát như Đức Địa Tạng, Đức Quán Âm, Đức Phật Bổn Sư, Đức Đại Nhật Như Lai… Kim Mẫu từng có ơn với Thầy, Thầy ghi nhớ công ơn, sau này khi tu Phật pháp, Thầy ko quên ơn. Đó là uống nước, nhớ nguồn!
Ai nhập định, đi thẳng gặp chư Phật, lên thẳng cung Linh Tiêu gặp Indra tra sổ sinh tử mà có bằng cớ xác nhận, Kim Mẫu làm gì sai trái thì hẵng nên đánh giá các Ngài. Để tránh tổn phước cho các vị thôi, còn với con, ai tin cũng ko dc, ko tin cũng dc. Tùy duyên, con vẫn yêu thương, hoan hỷ và tôn trọng tất cả!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh con tu theo Phật mà học đòi Thần Tiên há trên căn bản đã huỷ Quy Y Phật không quy y Thánh Thần Quỷ Vật sao?
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen chú đọc kĩ, con viết cực kì cẩn trọng từng từ! Con ko quy y Thần Tiên, chỉ quy y Phật! Nhưng khi hành Bồ đề tâm, phải hiểu mới thương dc. Hiểu sâu sát từng cảnh giới mới độ hóa cho họ dc. Như Thiên Nữ Diệu Âm Saravasti, phối ngẫu của Đức Văn Thù Manjushri, gốc là nữ thần Bà La Môn Ấn giáo, nhưng hành giả mật tông vẫn học Pháp của Ngài. Chỗ này cần rất trạch pháp để giữ tính công bình trong pháp giới. Mỗi vị có vô số ứng hóa thân, Quán Âm còn có hóa thân quỷ thần ngoại đạo. Vấn đề là làm sao, phân biệt dc quỷ thần thật và quỷ thần, thần tiên do các ứng hóa thân Phật Bồ tát hóa hiện từ lòng đại bi!
Và lưu ý thêm con ko hề thờ Kim Mẫu, nhưng con tôn trọng bà. Con hiểu đó là nhân duyên của cá nhân con!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh vậy con nói Diêu Trì là hoá thân của Tara ? Đó là cảnh giới Đệ Thập Pháp Vân Địa, con vượt trên họ mới thấy được. Nói vập ta phải ngũ thể đầu địa mà kính con rồi.
Nhưng lời con rất mâu thuẩn. Xem lại khi con làm pháp ngoại Homa ở trên con nói gì?
Con thành thật cho chú biết con diện kiến toàn là chư Thượng Địa Đại Bồ Tát thế thì Thân chư vị nhỏ bé bằng con ư? Con nghe được Phạm âm của chư vị sao? Con được Nhứt Thiết Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội chưa?
Lê Nguyễn Quỳnh 🙂 Con chỉ là người bình thường đang tu tập 🙂
Tứ Thiền ngoại đạo ko đồng A La Hán. Bởi Phật pháp khác ngoại đạo ở tánh Giác, tánh Biết, tánh Phật. Ngoại đạo nhập định vẫn nằm trong luân hồi. Chánh pháp nhờ 2 pháp Thiền: Chỉ và Quán ko lìa, nhờ Vô Ngã và Đại Bi mà siêu vượt tam giới.
Các ngài dạy, khi chưa thể nhập pháp giới, thì tôn trọng nhìn ai cũng có Phật tánh, giống Đức Bổn Sư khi xưa tu hạnh Bồ tát, nhìn ai cũng nói: Các bạn là Phật sẽ thành để tôn kính! Họ sai, họ có nghiệp của họ! Mình cứ giữ đạo hạnh của mình!
Mọi người mở lòng ra 1 chút là thoải mái. Cha mẹ chúng ta có thể ko tu chánh pháp, nhưng chúng ta vẫn có thể tôn trọng, phụng sự. Chúng sinh ngay cả người lầm lạc, báng bổ pháp, chúng ta vẫn thương yêu, tìm cách giúp đỡ nếu còn duyên và cơ hội. Vậy kể cả Kim Mẫu có là tiểu thần đi chăng nữa, việc tôn trọng họ, ko có gì mâu thuẫn với Phật pháp. Chỉ sai khi chúng ta lạy lục, cầu xin, đi theo những gì ko chánh tín.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Chỉ cần con nghĩ “Con chỉ là người bình thường đang tu tập” là đã có tội với Chánh Pháp rồi!
Con khéo miệng lưỡi, muốn chiết phục các bạn trẻ? Hảy rống tiếng sư tử trước ta!
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen Chân như là bản thể như nó vốn là, bình dị, trong sáng. Con quan niệm 3 thân của mình: Pháp Thân, Báo Thân và Ứng hóa thân có những cảnh giới riêng của nó. Ứng hóa thân con chỉ nguyện làm 1 kẻ bình thường, 1 kẻ ăn mày lười biếng trước sự vĩ đại của chư Phật. Các cảnh giới khác, tự thân tiếng rống Sư Tử sẽ cất lên, sấm chớp vang dội, và tâm thức Tối Thượng Tôn trong đó sẽ khởi sinh. Nhưng ra ngoài cuộc đời, con chỉ là 1 kẻ bình thường như 1 ng bạn của người hữu duyên, vậy thôi ah!
Lan Thu Pram Nguyen Thần, quỷ dù kính Phật hay hỗ trợ cho mình tu đạo thì đó là trọng nhiệm của họ, chứ không phải họ là đối tượng quy y, lễ lạy, con hiểu như thế. Bởi bản thân họ còn chưa thoát luân hồi sanh tử. Nhiều người vin vào hóa thân chư Bồ Tát trong các cõi để biến tướng sự việc thật nguy hiểm.
Giáo huấn Dakini của Liên Hoa Sanh Đại Sĩ nói rất rõ ràng:
“…Ngài trả lời: Trước hết có ba tu hành đặc biệt: Đã quy y Phật con không nên lễ lạy những thần thánh khác. Đã quy y Pháp con cần thôi gây hại cho chúng sanh. Đã quy y Tăng, con không nên kết giao với người ngoại đạo. Đấy là ba tu hành đặc biệt.
Giải thích thêm: Trước hết đã quy y Phật, không lễ lạy những thần thánh khác nghĩa là nếu con lễ lạy những vị thần thế gian như Mahadeva, Vishnu, Maheshvara hay những vị khác thì nguyện quy y của con bị hủy hoại…”
Lê Nguyễn Quỳnh Lan Thu câu này mình thuộc lòng bạn ah! Bạn cứ ngẫm kĩ những câu này nói ở trên. Ko lễ lạy, ko quy y khác với tôn trọng bạn ah! Bạn ko quy y cha mẹ bạn, nhưng bạn hiếu kính và tôn trọng cha mẹ, ko có gì sai với Pháp! Bạn ko quy y, nhưng bạn tôn trọng 1 người quét rác, sống liêm khiết, ko có gì sai với Pháp!
Om Mani Padme Hum! Tất cả chúng sinh, ai cũng có Phật tánh bình đẳng, ai cũng từng có quá khứ, tiền kiếp lầm lỗi để tu hành dần lên chỗ đại đồng! Nguyện cầu chúng sinh khởi tâm đại bi, thương mến nhau! 1 ông từ nghèo đi lên thành chủ tịch nước, về quê thăm dân tình, vỗ bàn chỉ ông chủ tịch xã nói: “Nhà ngươi là tiểu thần, ta há phải gặp nhà ngươi??!” Phật Bồ tát trong tâm các Ngài nhìn ai cũng tôn trọng, bình đẳng. Chúng sinh dù sai, dù thấp kém cũng sẽ là Phật sẽ thành. Thân đạo quả cao, càng hiểu, các tiểu thần trong luân hồi nhiều kiếp, cũng có thể từng là cha mẹ mình, cần hiếu kính. Mình ko lạy lục, xin xỏ các tiểu thần, ko làm mất phước báu của họ cũng ko đánh mất oai nghiêm của mình. Nhưng Chủ tịch nước vẫn có thể ôm ông chủ tịch xã, hỏi thăm: “A có khỏe ko, công việc ở đây có vất vả không, tôi có giúp dc gì anh không?” Biết đâu nhờ chân tình ấy, các tiểu thần cảm động, phát tâm Vô Thượng Bồ Đề học theo Chánh Pháp. Vậy là vẹn đôi đường: tự lực và giác tha!
Lan Thu Lê Nguyễn Quỳnh “nhưng với Kim Mẫu, trước con từng nghĩ giống chú…khi thỉnh Kim Mẫu mà xuất Hiện Phật Mẫu Tara Xanh” tử huyệt ở chỗ này.
Lê Nguyễn Quỳnh Lan Thu bạn đọc kĩ đã nhé, tôi có 1 comment ghi rằng, tôi ko thờ Kim Mẫu nhưng tôi tôn trọng bà. Trước khi phân định dc rõ, tôi vẫn ko thờ Kim Mẫu.
Lan Thu Tai sao Thỉnh Kim Mẫu mà Phật Mẫu Tara xuất hiện? Nghi quỹ hành trì nào dạy như vậy bạn? Có chắc những sự việc trong định là quyết định thuyết không. Có một thành tựu giả từng nói đừng cho những kinh nghiệm tâm linh là chân lý. Xin bạn học lại Thủ Lăng Nghiêm
Lê Nguyễn Quỳnh Lan Thu Kinh Lăng Nghiêm 50 món ma chướng tôi cũng học rất kĩ bạn ah! Tôi vẫn quan niệm, mọi sự là như huyễn, cuộc đời cũng là giấc mộng, nên ngay cả những gì thiền định thấy cũng có thể là huyễn mộng, là giả tạo do Atula hóa hiện, là tâm tưởng và cũng có thể là nhân duyên nghiệp lực các Ngài chỉ dạy. Trong nhiều tình huống, quan điểm của tôi là không vội chấp nhận, cũng không vội chối bỏ. Mà thận trọng tìm hiểu kĩ. Vì thế, đến giờ tôi vẫn chưa thờ Kim Mẫu! Tôi chỉ thờ các vị trong Tam bảo chính tông
Đào Đạt Thịnh Chính vì vậy khi ta chưa đủ sức phân biệt về những cái có vẻ na na giống nhau ấy , thì những điều ta thấy có vẻ giống với Phật Pháp thì khoan hãy đánh đồng nó cũng là Phật Pháp
Minh Tâm Tượng đẹp quá ạ.
Pram Nguyen Minh Tâm đây là tượng cổ
Vinh Trần Huynh đã khai thị giải mê lầm… Chỉ có hành tinh tấn, trãi nghiệm mới hiểu ý huynh. Chúc huynh Tâm thường lạc…
Vàng Sen Đi vô đọc hết cmt xong đi ra, may ko bị tàu hoả nhập ma. Ngưỡng mộ các vị, mà tìm mãi ko thấy chú nói j đoạn cuối với mọi ng vậy chú? Hihi..
Pram Nguyen Chú Sám hối và nhập Từ Tam Muội từ 1-2 giờ khuya, vào Mộng Du già từ 2-4 giờ, từ 4-6 giờ lại Sám hối và xả Từ Tam Muội thì làm sao viết, Chú chưa có thần thông vô lượng nên không trả lời.
Vàng Sen Pram Nguyen chú bình yên nhất vào lúc nào vậy? lúc nào cũng thấy chú có việc. Cầu chúc chú sức khoẻ để còn cho con cháu và các đệ tu đc nương nhờ.
Pram Nguyen Vàng Sen Khi nào Đại Dịch hết và các cháu không hỏi nữa thì bình yên, an nhàn, vô sự, vô động.
Vàng Sen Pram Nguyen trời, vậy thì lại chia buồn với chú vì hai chữ bình yên với chú là xa xỉ. Đến bao giờ bọn cháu mới hết hỏi chú đây? Cháu đang rất rất kìm chế, hạn chế ko hỏi chú và cũng đang rất rất ức chế vì ko biết gì đây chú ơi.
Pram Nguyen Vàng Sen con khéo nói.
Diamond Lotus Lời nói của Lê Nguyễn Quỳnh hợp lý với Đạo, ai tu theo Tiên Đạo, Thần Đạo hay Phật Đạo thì cũng phải tu đạt Nhân Đạo trước đã chưa cần gì phải nói cao siêu các cõi tâm linh khó thấy khó hiểu. Phật pháp là thế gian pháp, pháp thế gian đã không đúng thì sao đúng với Pháp Phật được ah. Mình nói theo ý mình nếu ai thấy có sai thì hoan hỷ dùm ah.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lê Nguyễn Quỳnh Diamond Lotus Phật pháp bất ly thế gian pháp và Phật pháp bao gồm cả pháp xuất thế gian, lẫn pháp thế gian. Mình nghĩ cũng tùy duyên mỗi người. Gặp nhau hữu duyên với nhau ở cõi người, thân người khó đặng, biết nhau là quý giá, trân trọng
Cáp Hữu Huy Lê Nguyễn Quỳnh a trả lời rất hay ạ, vừa thông đạt giáo lý lại k đụng chạm đến ai. Xin cảm ơn Anh
Lê Nguyễn Quỳnh Cáp Hữu Huy Giáo lí Đức Thế Tôn là từ bi, trí tuệ, trung đạo. Khi tâm từ bi lớn và chân thành, chúng ta sẽ rất lắng nghe và tìm cách hiểu mọi người như người thân yêu của mình vậy! Ai cũng thương yêu và lắng nghe nhau, a tin sẽ ko còn chiến tranh, ko còn phân biệt tôn giáo!
Phạm Hùng Tôi ko hiểu các vị tu tập cao siêu đến đâu mà đi đánh giá giáo phái nọ kia,.. đạo là tự tu tự chứng, khi các bạn thực sự chưa thực sự đạt thực chứng thì ko lên đánh giá tốt, xấu, đúng, sai ở đây, cũng giống như học lớp 1 mà giảng kiến thức đại học liệu được ko?.. có vị nào trực tiếp diện kiến Dao Trì Kim Mẫu chưa mà nói ko liên hệ mật thiết với Kim Cang Thừa?
Lê Nguyễn Quỳnh Kinh Phật cũng có ghi, Thiên Long Bát Bộ gồm: Trời (Thần Tiên), Rồng, Dạ Xoa, Atula, Càn Thát Bà, Khẩn Na La, Cưu Bàn Trà, Ma Hầu La Già thủ hộ Phật pháp. A nghĩ để thận trọng, người tu cần tự mình gặp dc Đức Phật, gặp các vị đó trực tiếp tìm hiểu để xem cái nhân gian thờ cúng có khác với các vị ko. Các vị tu cao như chú Pram thì a ko bàn, mà vị nào Thổ Địa mình vẫn chưa gặp được thì khó để đánh giá, chưa biết thì nói chưa biết để tìm hiểu cũng tốt. Như thế đỡ tổn phước hơn! Đức Khổng Tử nói: “Biết thì bảo là biết, Không biết thì bảo là không biết! Đó mới gọi là Biết!”
Lan Thu Lê Nguyễn Quỳnh Phật dạy hồi nào không diện kiến Thổ Địa thì khó đánh giá? Chánh kiến trong tam tạng Kinh điển, học trong đó. Cứ chạy theo những gì xuất hiện trong định thì có ngày ma nhiếp trì không biết.
Lê Nguyễn Quỳnh Lan Thu Kinh Lá rừng Simsapà (Tương Ưng 56.31)
… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu:
– “Này các Tỳ khưu, quý vị nghĩ thế nào, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”.
– “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”.
– “Này các Tỳ khưu, cũng giống như những gì Ta đã biết rõ mà không giảng dạy cho quý vị thật là quá nhiều, còn những gì mà Ta đã giảng dạy thật là quá ít .. “
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh sao cứ trích Kinh Tiểu Thừa?
Lê Nguyễn Quỳnh Dạ, cùng là lời Phật, bất nhị không hai!
Pram Nguyen Vô lý! Tiểu Thừa pháp là pháp nhỏ không bao quát được Đại Thừa. Con lấy dấu chân trâu muốn trùm biển cả ư?
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen Cấp 1 tiểu học nhỏ hơn cấp 2. Nhưng ko có cấp 1 ko thể có cấp 2 như những bậc thang từng bước. Hơn nữa thực tế, mọi Kinh điển dù Tiểu Thừa hay Đại Thừa, đều bắt đầu bằng câu “Tôi nghe như vầy, vào 1 thời…” Như vậy Kinh điển là người khác, cụ thể là ngài Anan ghi lại lời Ngài, ko phải Ngài trực tiếp viết Kinh. Kinh điển trải qua nhiều lần kết tập để hoàn chỉnh thêm. Đoạn Kinh trên đích thân Thế Tôn nói, cái Ngài thấy trong chánh định nhiều hơn cái Ngài nói ra, rồi đệ tử chép lại là hợp tình, hợp lẽ!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Con lại nói sai! Giáo pháp Tiểu Thừa là đức Phật dạy cho ngoại Đạo khiến nó bỏ tà kiến vào Phật Đạo. Xem KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA, Phẩm 2 sẽ hiểu lời Chú nói,
Con rất khôn khéo và thích biện minh. Nếu bớt đi 50% thì con tu tinh tấn hơn.
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen những gì con chia sẻ là thật trong lòng, ko nói quá, ko nói sai. Tu tập trong từng oai nghi: đi đứng nằm ngồi. Con vẫn định tâm và tích cực trong khi chia sẻ! Con cảm ơn vì hoàn cảnh giúp con thực tập định tâm trong cả lúc tĩnh và động!
Nguyễn Yến Lê Nguyễn Quỳnh Dạ các thừa phải phân biệt rành rẽ cho tỏ đường chánh kiến mới tu tập được. Phật thừa vốn nhất như nhưng Phật còn ko thể khai thị tri kiến Phật cho hạng căn cơ ám độn chấp trước hẹp hòi, nên mới phải phân ra các thừa để tùy thuận giáo hóa.
Kinh Kim Cang :
nếu dùng sắc thấy ta,
dùng tiếng tăm cầu ta,
người ấy tu đạo tà,
chẳng phải đạo Như Lai ”
A nên áp dụng bài kệ này cho sự tu tập, hành trì Pháp để ko lạc đường tà ma ngoại đạo
Đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng, Phật dạy hàng Bồ Tát chưa phá sạch các phẩm vô minh kiến tư hoặc thì còn chớ tin vào cái tâm, cái thấy biết của mình
Lời cuối e xin nhắc a nên suy ngẫm lời Thầy dạy, xem a sai chỗ nào và sửa để sau này không phải hối hận, vì không có nhiều cơ hội để được các bậc Chánh Đẳng Giác chỉ dạy nhắc nhở
Vài lời góp ý, mong người suy xét
A Di Đà Phật
Lê Nguyễn Quỳnh Nguyễn Yến Cảm ơn em rất nhiều! 4 câu Kinh Kim Cang e trích dẫn, a vẫn ghi nhớ bấy lâu và vẫn chia sẻ cho những ai cần đến. Như Lai Tạng, Chân Như là không sắc tướng, tự thân anh tu tập dưới chân các vị Thầy kèm cặp, a cũng có tham hỏi kĩ càng về các hiện tướng Sắc và Không để kiểm tra. Và cũng có thể nghiệm về cái Không sắc tướng này! A cần chiêm nghiệm mọi thứ lại theo đúng lời Phật dạy này!
Ủa mà hình như 4 câu e trích dẫn trong Kinh Kim Cang chưa có chuẩn. Chuẩn phải là thế này: “Nhược dĩ sắc kiến ngã/ Dĩ âm thanh cầu ngã/ Thị nhân hành tà đạo/ Bất năng Kiến Như-Lai.” (Dịch ra là: Kẻ nào lấy sắc tướng thấy Ta, kẻ nào lấy âm thanh cầu Ta, kẻ đó hành tà đạo, không thể thấy Như Lai.)
Câu này Phật khai thị về Phật tánh, Chân Như là bản thể tịch tĩnh, không có hình tướng. Sau này khi dạy Kim Cang Thừa, Phật dạy từ tánh Không này, khởi hiện lên chủng tử tự, sắc thân hình ảnh Bổn Tôn các vị Phật Bồ tát với chi tiết rõ ràng 32 hảo tướng chánh 80 hảo tướng phụ, âm thanh thần chú để làm phương tiện thiện xảo độ sinh. Kết thúc thời khóa lễ, hóa tán mọi sắc tướng, âm thanh trở về Không của Chân Như, Như Lai Tạng.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh chờ con nghiên cứu xong thì hết thời gian tu tập!
Lan Thu Pram Nguyen Chú rất kiên nhẫn và từ bi với chúng con. Hi vọng ai đó tự biết lượng sức và trí mình mà tùy thuận thiện tri thức chỉ dạy. Bằng không, chỉ tốn thì giờ thôi ạ.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ vô Thường không chờ đợi một ai, nên phải trân trọng nhân duyên gặp Thiện Tri thức để nương theo tu tập không uổng phí kiếp người khó được, chánh Pháp khó nghe, thiện tri thức khó gặp ạ.
Pram Nguyen Các con ! Hãy lóng lòng lắng nghe:
Vua A Xà Thế có người con gái tên Vô Úy Đức đoan chánh xinh đẹp vô song thành tựu công đức tối thắng thù diệu mới mười hai tuổi mang guốc vàng bửu đang ngồi trên cung lầu thấy chư Thanh Văn mà chẳng đứng dậy vẩn yên lặng ngồi tại chỗ. Vua A Xà Thế thấy vậy mới bảo rằng : «Con chẳng thấy chư vị ấy là đệ tử thượng túc của đức Thích Ca Như Lai đã thành tựu đại pháp làm phước điền cho thế gian vì thương chúng sanh mà các Ngài đi khất thực. Nay con được thấy các Ngài sao con chẳng dậy chẳng nghinh chẳng lễ chẳng hỏi han lại chẳng nhường chỗ ngồi. Con thấy sự gì mà chẳng đứng dậy tiếp nghinh? ».
Vô Úy Đức tâu Phụ Vương : «Chẳng hay phụ vương có thấy có nghe Chuyển Luân Thánh Vương thấy các Tiểu Vương mà đứng dậy tiếp nghinh chăng? ».
A Xà Thế Vương nói : «Không dậy tiếp nghinh».
Vô Úy Đức lại tâu : «Phụ Vương có thấy có nghe lúc sư tử chúa muông thú thấy các dã can liền đứng dậy tiếp nghinh chăng? ».
A Xà Thế Vương nói: «Không có sự ấy ».
Vô Úy Đức lại tâu «Phụ Vương có thấy có nghe Đế Thích Thiên Vương tiếp nghinh Chư Thiên Tử, đại Phạm Thiên Vương lễ kính Thiên chúng chăng? ».
A Xà Thế Vương nói : «Không có sự ấy ».
Vô Úy Đức lại tâu : « Phụ Vương có thấy có nghe thần biển lớn lễ kính các thần sông thần ao chăng? ».
A Xà Thế Vương nói : «Không có sự ấy ».
Vô Úy Đức lại tâu : «Phụ Vương có thấy có nghe Tu Di Sơn Vương lễ kính các Sơn Vương khác chăng? ».
A Xa Thế Vương nói : «Không có sự ấy».
Vô Úy Đức lại tâu : «Phụ Vương có thấy có nghe thần nhựt nguyệt lễ kính trùng đom đóm chăng? ».
A Xà Thế Vương nói : «Không có sự ấy ».
Vô Úy Đức tâu : «Phụ Vương nên biết Bồ Tát phát tâm xu hướng Vô thượng Bồ đề dùng đại từ bi sao lại lễ kính hàng Thanh Văn rời lìa tâm đại bi ! Đâu có sư tử vương Bồ Tát cầu đạo Vô thượng, Chánh chơn Chánh giác lại lễ các dã can Tiểu thừa ! Đâu có Bồ Tát đã cầu đạo đại phạm thanh tịnh tiến lên Vô thượng Bồ đề lại nên thân cận hàng Thanh Văn thiện căn kém ít ! Đâu có người muốn đến biển lớn đại trí muốn cầu khéo biết khối đại pháp mà lại còn cầu dấu chân trâu, vì hàng Thanh Văn nghe âm thanh từ nơi người khác vậy. Đâu có người muốn đến núi Phật Tu Di để cầu sắc thân vô biên của Như Lai mà lại cầu sức không tam muội trong hột cải của hàng Thanh Văn mà đi lễ họ. Đâu có người đã được nghe công đức trí huệ của chư Phật như nhựt nguyệt quang lại lễ kính hàng Thanh Văn để cầu lửa sáng đom đóm, vì hàng Thanh Văn chỉ có thể tự lợi tự soi từ người khác nghe âm thanh mà được hiểu vậy.
Tâu Phụ Vương ! Sau khi các đức Phật nhập Niết Bàn còn chẳng kễ kính hàng Thanh Văn huống là nay đức Thế Tôn còn tại thế gian. Tại sao ? Vì nếu người nào thân cận hàng Thanh Văn tất phát tâm Thanh Văn, người nào thân cận hàng Duyên Giác tất phát tâm Duyên Giác, có ai gần gũi đấng Chánh chơn Chánh giác tất phát tâm Vô thượng Bồ Đề ».
Lê Nguyễn Quỳnh Bản Kinh uy lực! Cảm ơn chú rất nhiều! _()_ Trong các Kinh này, Phật có dạy, tất cả chúng sinh trong luân hồi đều có thể là từng cha mẹ ta. Các vị Thầy cũng có nói, các thần linh, thần tiên trong luân hồi cũng có thể từng là cha mẹ ta, vì thế ta phát tâm Bồ Đề cứu độ họ ra khỏi luân hồi. Ta ko quy y, lạy lục, nhưng hoàn toàn có thể gặp gỡ, kính lễ, chăm sóc họ. Nhờ đó họ phát tâm Bồ Đề như những Kinh văn sau đây.
Kinh Trường Bộ: “- Cung kính và vâng lời cha mẹ.– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu. – Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình. – Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại. – Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời””
Kinh Tương Ưng: “Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”.
Kinh Phạm Võng: “Tất cả người nam là cha ta , tất cả người nữ là mẹ ta . Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả”
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh sao con không nói luôn chúng sanh trong tứ sanh lục đạo há chẳng khởi nghịch đánh đập ta, giết ta, chiếm thành, đoạt nước, cướp vợ con ta, v.v… luôn cho toàn diện?
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen vâng, chú bổ sung, với những kẻ thù từng làm vậy, hành giả cần cảm ơn họ vô cùng! Nguyện khi thành Chánh Giác, xin đủ duyên độ hóa cho họ. Nhờ họ làm ác, mà mình mạnh mẽ cố gắng, nhờ họ làm khổ mà phiền não sinh bồ đề, mình phát tâm tu hành giải thoát bể khổ và xót thương những ai bị khổ như mình. Cảm ơn các vị _()_
Thới Lai Lê Nguyễn Quỳnh hết dính mắc nhá a
Pram Nguyen con cảm ơn người . Kinh thật hay
Lê Nguyễn Quỳnh Thới Lai bản Kinh trên là nói các vị Đại Bồ tát đó, ko cần đảnh lễ các vị thấp hơn. E có nghĩ mình là Đại Bồ tát ko! Kẹt lắm e ơi, mọi ng gọi, mình ko nhận là Bồ tát, mà nhận a ko gánh nổi!
Pram Nguyen Thới Lai hay ở chổ sự CHẤP TRƯỚC 2500 nay vẫn còn! Thời đại tuy khác, văn minh vật chất tuy cao. Một con vi trùng Covid-19 còn đánh bạt cả thế giới. Còn văn minh tâm linh thì càng ngày càng thụt lùi! Khiến Bồ Tát nhỏ lệ! Các bậc Thánh Hiền quặng đau, tâm can rã rời vì chúng sanh khai thị mà còn bị đánh đập mắng chưỡi như Thường bất Khinh Bồ Tát! Thãm! Sầu! Thương cho chúng sanh sẽ sa vào hầm sâu tai vạ vì tà kiến, ác kiến, biên kiến, giới cấm thủ kiến và thân kiến quá nặng!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh vậy từ nay con chớ khai thị Kim Cang Thừa cho chúng sanh ngu muội. Ta cám ơn con nhớ nghĩ điều nầy.
Lê Nguyễn Quỳnh Mọi âm thanh thuận hay nghịch đều là chân ngôn, vang rền lại trống rỗng! Con cảm ơn chú! Con sẽ im lặng, ko ý kiến gì thêm! Nguyện cầu Đức Thế Tôn Đại Nhật Vairocana và Đức Văn Thù Manjushri tôn quý chiếu soi quang minh tịnh diệu của các Ngài tới vạn pháp! Om Ah Ra Pa Cha Na Dhi…!
Nguyễn Lê Minh Đức Con xin cảm ơn Pram Nguyen đã dứt khoát để xiểm dương chánh pháp. Đập nát vô minh làm con vẫn bao lâu nghĩ, Phật Mẫu Diêu Trì (cũng là Diêu Trì Kim Mẫu) cao hơn tất cả. Còn có người có căn có xác nói căn mẹ Diêu Trì nói đứng đầu vị Phật. Gần như tất cả các đạo tràng của đạo mẫu đều thờ Diêu Trì cao nhất vs hình tượng hay đứng trên quả địa cầu.
Nhà con có mẹ cũng thờ Mẫu. Con thì qua tìm việc chiêm nghiệm lâu ngày tự hỏi. Sao không bao giờ các ngài đó chỉ cách tu. Cách thiền. Cách tu về tâm linh và chỉ xuống có kêu tu hành, khuyên tu. Ăn chay…. Ko bao h có bát chánh đạo. Ba la mật….v.v
Nguyễn Yến Nguyễn Lê Minh Đức e cũng từng tham dự đàn lễ họ kêu tu mà ko dạy tu như thế nào ạ
Nguyễn Lê Minh Đức Nguyễn Yến dạ lễ thỉnh các ngài về mượn xác. Mà e ko biết thực hư là ai về. Mà e muốn nghe pháp. Luyện đạo mà sự trông mong là con số 0. Toàn là ban lộc rồi cho số. Rồi dặn này nọ. Khuyên tu. Ko có giáo pháp
Nguyễn Yến Nguyễn Lê Minh Đức dạ vậy nên ko cần phải mất thời gian với họ a
Nguyễn Lê Minh Đức Nguyễn Yến mình đi đâu cũng mong sự khai sáng. Chùa thì chỉ kêu niệm Phật. Đến mấy chỗ đấy thì họ xem căn. Mà cái quan trọng là mình muốn Pháp, còn muốn tu theo 1 dòng phái. Tông phái. Pháp môn hợp với căn cơ thì ko thấy ai. Chú Pram thì ko nhận trò. Ns chung thì cũng một tgian lao đao bế tắc. May sao gặp chú.
Nguyễn Yến Nguyễn Lê Minh Đức đừng trách chú ko nhận trò là vì từ bi ko muốn kẻ phàm phu ỷ lại Thầy, ko lo tu ko thể thành
Nguyễn Lê Minh Đức Nguyễn Yến mình có dám trách chú bao giờ. Cảm ơn không hết lời. Tuy ko nhận trò nhưng chỉ điểm. Khai thị.