ĐỘ SANH RA SAO?
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 24/08/2016)
_____________________________________
Đức Phật có hai pháp độ sanh đó là:
A- Độ chúng sanh có duyên
B- Độ chúng sanh bằng Vô-Duyên Đại-Bi Ba-La-Mật.
Bây giờ, Hương Trần sẽ biện giải về hai pháp độ sanh.
A- Độ chúng sanh có duyên:
******************************
Đức Phật với Nhất Thiết Trí và Chánh Biến Tri đã trở về hóa độ Vua Cha và Hòang tộc. nên đã thọ ký Vua Tịnh Phạn và 70.000 Thích chủng sanh về Cực-Lạc.
Nhưng đến cuối đời của Ngài thì Vua Tỳ-Lưu-Ly đã ra tay tàn sát dã-man Thích-chủng, nhưng đức Bổn Sư của chúng ta vẫn an-nhiên, không dụng thần thông, không cho chư Đại Thánh, chư Thiên Long Bát Bộ, ngài Kim-Cang Thủ tàn sát chúng vì sao?
Có nhiều lý do:
1) Đức Phật không thể cứu những ai vô-duyên hay phỉ-báng Ngài, kể cả Thích-chủng, vì khi Ngài vượt thành, bỏ lại vợ con đã bị dòng tộc khinh miệt! Mãi sau nầy, khi đức Phật trở về vào năm 527 TCN, Thích-chủng vẫn có thái độ đó khi đem Rahula (dịch là La-Vân hay La-Hầu-La) làm đối tượng để khiêu khích.
Trở về thăm quê hương: Lúc ấy vua Tịnh Phạn (Suddhodana) nghe tin Ngài đã thành Phật, liền sai sứ giả đi mời Ngài về thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavathu); nhưng chín lần cử chín sứ giả đi mà không có người nào trở lại, vì các vị này đến được đức Phật thuyết pháp nghe rồi ở lại xin xuất gia học Đạo. Tới vị thứ mười tên Tu Đà Di (Kãludãyi), vị này cũng ở lại học đạo, nhưng vẫn nhớ lời Vua, nên sau khi đắc đạo bèn thỉnh Phật về thăm Vua.
Dọc đường trở về nơi sinh thành trong hai tháng, gặp người nào đức Phật cũng giáo hóa độ cho hết thảy, khi về tới thành Ca Tỳ La Vệ, đức Phật chỉ ở lại có bảy ngày, nhưng đã giáo hóa tất cả hoàng gia. Tại đây lúc đầu vì có sự nghi ngờ của các bậc cao niên, nên Ngài đã dùng thần thông bay ngồi trên không, làm lửa và nước từ toàn thân phát ra. Sau đó có nhiều vị trẻ trong hoàng gia theo Ngài xuất gia tu đạo, như Nan Đà, A Nan Đà, A La Luật, La Hầu La là con ruột của Ngài lúc ấy mới bảy tuổi, v.v…
2) vào năm 525 TCN, sau khi Vua Tịnh Phạn vãng sanh Cực-Lạc Vô Lượng Quang Phật-sát (Sukhavati Amitabha-ksetra), vị Vua mới đã lên ngôi. Vốn là ông Ngoại của Vua Tỳ-Lưu-Ly. Chính ngài vốn có thiện duyên với Thích-chủng nên dám trầm mình cứu ba vạn Thích-chủng.
3) Nếu đức Phật còn thấy có dòng tộc bị quả báo ác của họ mà chết thì đức Phật vẫn còn Ngã, Nhân rồi!
4) Vì vậy, Ngài A-Nan buồn thương và hỏi đức Phật về nạn Vua Tỳ-Lưu-Ly thì Ngài dõng dạt trả lời, “vì Ta tu Không Định (Sunyata Samadhi), nên chẳng đồng như ông.” – Kinh Đại Bát Niết Bàn, XXV -Phẩm Kiều Trần Như.
B- Độ chúng sanh bằng Vô-Duyên Đại-Bi Ba-La-Mật.
*******************************************************
1) Chư Phật, chư Đại Bồ-Tát tuy có bổn nguyện, nhưng không thể cứu chúng sanh vô duyên với chư vị!
2) Chư Phật chư Đại Bồ Tát vốn không có giáo để thuyết, nhưng vì Đại-Bi Ba-la-mật (Mahakarunaparamita) mà mở bày Môn Phương-Tiện (Upaya) tuyên giảng:
a) NHÂN THỪA: Tam Quy, Ngũ Giới, Nhân Quả Nghiệp Báo, Thập Thiện, và nhân tái sanh về cõi Người và các cõi Trời Dục Giới (Kamadhatu). Nhân Thừa không hề đọan dứt!
b) THIÊN THỪA: Nhân Quả Nghiệp Báo, Thập Thiện Nghiệp Đạo và Tứ Quả Sa-Môn và nhân sanh về các cõi Trời Dục Giới (Kamadhatu). Thiên Thừa không hề đọan dứt!
c) THANH VĂN THỪA: Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Thiện để mở bày Tứ Quả Sa-Môn. và nhân sanh về các cõi Trời Sắc Giới (Rupadhatu). Hiện nay, Thanh Văn Thừa đã cáo chung! Người tu quyết định không ai chứng A-la-hán quả!
d) DUYÊN GIÁC THỪA: Nhân Quả Nghiệp Báo, Thập Thiện Nghiệp Đạo, Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và nhân sanh về cõi Trời Sắc Cứu-Cánh. Trung Thừa hay Duyên Giác Thừa không hề đọan dứt!
(…)
“Nầy A Nan ! Trong chúng hội sáu vạn đây có một ngàn người sau khi Ta diệt độ chánh pháp đã hết, lại qua khỏi kiếp đao binh. Từ Thị Như Lai (Tathagata Maitreya) chưa xuất thế , thời kỳ chúng sanh thọ mạng lần tăng trưởng, Thiện Bộ Châu có tám vạn (80.000) Ðộc Giác (Pratyekabuddha) xuất thế, ngàn người ấy đều được gặp và cúng dường tu pháp lành, sau đó gặp Từ Thị Như Lai và cúng dường , sau đó trải qua hai mươi lăm câu chi kiếp chẳng đọa ác đạo, thân tối hậu làm người do sức thiện căn phát khởi tỉnh ngộ lòng tin thanh tịnh xuất gia chứng ngộ Duyên Giác Bồ đề. Trong đại chúng ấy có mười ngàn người phát sanh thành kiến, ngoài ra đồng phát tâm Vô thượng Bồ đề. Lại còn có sáu mươi na do tha Thiên Tử xa trần rời cấu sanh pháp nhãn thanh tịnh đối với các pháp.
đ) BỒ TÁT THỪA: chia ra thành Quyền Thừa Bồ Tát (40 Địa Tiền Bồ Tát Vị), Thật Thừa Bồ Tát (Thập Địa). Bồ Tát Thừa không hề đọan dứt!
e) KIM-CANG THỪA: chia ra thành Kriya (Sự), Carya (Tác), Yoga (Du Già), Mahayoga (Đại Du Già), Anuttarayoga (Tối Thượng Du-Già), Atiyoga (Đại Viên Mãn hay Đại Tòan Thiện), Sahaja (Sâu Sanh Khởi). Có lúc ẩn lúc hiện. Đời không có bậc Kim-Cang Đạo-Sư (Vajranikaya (Cư Sĩ), Vajraguru (xuất gia)) xuất thế thì ẩn. Tuy nhiên, sau năm 2500 thì không còn Vajraguru, chỉ có Kim-Cang A-Xà-Lê (Vajra Acharya). Sự chứng đắc thì như bông xòai trước gió, như lá mùa Thu còn dính trên cây khô.
3) Chúng sanh căn-cơ tánh dục khác nhau, căn lành đã gieo trồng không giống nhau, nghiệp-lực khác nhau, vô-minh lực không đồng nhau nên tu học hiểu biết và chứng đắc nhất nhất sai biệt, không phải ai tu cũng thành tựu!
4) Những ai tin tưởng vào đức Bổn Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật và thập phương chư Phật chư Bồ Tát mà tu hành không tinh tấn, không gặp bậc Đại Thiện Tri Thức, không diện kiến bậc Kim-Cang Đạo Sư hay Kim-Cang A-Xà-Lê chân chánh (xem 50 Bài Kệ Về Bậc Đạo Sư, Nguyễn Pram dịch và chú giải), không có thuận duyên, bị nghịch duyên làm trở ngại (nghèo, vợ con đông, công ăn việc làm khó khăn, tật bệnh, lao tù, v.v…) không đắc Đạo thì ngài Từ Thị Như Lai sẽ tiếp dẫn ….
KINH TĂNG NHẤT A-HÀM
(PL.2549 – sửa chữa và bổ sung)
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
—o0o—
Khi ấy đức Di-lặc duỗi cánh tay phải chỉ Ca-diếp mà bảo đại chúng: ‘Đây là đệ tử của Phật Thích-ca Văn trong thời quá khứ xa xưa, tên là Ca-diếp, vẫn tồn tại cho đến nay, là vị đầu đà khổ hành bậc nhất.’ Mọi người khi ấy tán thán là chưa từng có. Ngay lúc ấy, vô số trăm nghìn người dứt sạch trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.
“Đây gọi là hội thứ nhất,[114] có chín mươi sáu ức người thành A-la-hán. Những người ấy đều là đệ tử của Ta. Vì sao? Thảy đều do Ta giáo hóa mà được như vậy; và cũng do nhân duyên bốn sự[115] là huệ thí, nhân ái, lợi người và đẳng lợi.
“Này A-nan, bấy giờ Di-lặc Như Lai sẽ lấy y tăng-già-lê của Ca-diếp rồi khóac lên mình, tức thì thân thể của Ca-diếp tự nhiên rã như sao. Di-lặc mới dùng đủ các loại hương hoa cúng dường Ca-diếp. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn có tâm cung kính đối với Chánh pháp. Di-lặc cũng do Ta giáo hóa mà được thành đạo vô thượng chân chánh.
“A-nan, nên biết, hội thứ hai của Phật Di-lặc có 94 ức người, đều là A-la-hán, cũng đều là đệ tử di giáo của Ta, hành cúng dường bốn sự mà được như vậy.
“Lại nữa, hội thứ ba của Phật Di-lặc có 92 ức người, đều A-la-hán, cũng là đệ tử di giáo của Ta.
“Thời bấy giờ, các Tỳ kheo đều có họ là đệ tử Từ thị, như ngày nay các Thanh văn [789b] đều được gọi là đệ tử Thích-ca.
“Bấy giờ, đức Di-lặc thuyết pháp cho các đệ tử: ‘Tỳ kheo các ngươi, hãy tư duy về tưởng vô thường, tưởng lạc có khổ, tưởng chấp ngã và vô ngã, tưởng thật có Không, tưởng sắc biến, tưởng bầm xanh, tưởng sình chương, tưởng ăn chưa tiêu hết, tưởng máu huyết, tưởng hết thảy thế gian không có đang vui thích. Vì sao vậy? Tỳ kheo nên biết, mười tưởng này đều là những điều đã được Thích-ca Văn Phật trong quá khứ nói cho các ngươi, để được dứt sạch hữu lậu, tâm được giải thoát.
“Trong đại chúng này, hoặc có người vốn là đệ tử của Phật Thích-ca Văn, thời quá khứ đã tu phạm hạnh, nay đến chỗ Ta. Hoặc phụng trì pháp của Phật Thích-ca Văn, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật hích-ca Văn cúng dường Tam bảo, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà tu hành gốc rễ thiện trong khoảng chừng búng ngón tay, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca hành bốn vô lượng tâm, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà thọ trì năm giới, ba tự quy y, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở Phật Thích-ca Văn khởi dựng tháp miếu, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca mà tu sửa chùa, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà thọ trì tám pháp quan trai, nay đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn mà cúng dường hương hoa, nay đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Phật ấy nghe Phật pháp mà buồn khóc rơi lệ, nay đến chỗ Ta. Hoặc ở nơi Phật Thích-ca Văn chuyên ý nghe Pháp, nay đến chỗ Ta. Hoặc suốt đời khéo tu phạm hạnh, nay đến chỗ Ta. Hoặc chép, đọc tụng, thọ trì, nay đến chỗ Ta. Hoặc người thừa sự cúng dường mà nay đến chỗ Ta.
________________________
[114] Có thể có sự nhầm lẫn trong bản Hán này.[115] Tứ sự 四事, đây chỉ bốn nhiếp sự, mà nội dung Hán dịch ở đây có khác.